Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị đã định hướng cho chuyển đổi số Việt Nam. Tinh thần của Nghị quyết là đặt mục tiêu cao, nhất là mục tiêu kinh tế số chiếm tới 30% GDP, để từ đó phải đổi mới tư duy, tạo thuận lợi cho cái mới phát triển, giải pháp phải đột phá, Việt Nam sẽ bứt phá vượt lên.
Chuyển đổi số đã diễn ra nhiều năm qua, nhưng chỉ khi xuất hiện các công nghệ của Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 thì chuyển đổi số mới thực sự tăng tốc. Chuyển đổi số để tiến tới kinh tế số và xã hội số, và chỉ khi đó mới là môi trường tốt nhất cho đổi mới sáng tạo.
Nói đến chuyển đổi số là nói đến một môi trường mới trong cuộc sống của nhân loại - môi trường số, hay còn gọi là môi trường không gian mạng. Chúng ta đã quen thuộc với các môi trường trên không, trên bộ, trên biển, trong vũ trụ và sóng điện từ. Một môi trường mới cũng có nghĩa là thách thức mới và cơ hội mới, là nhận thức mới và luật lệ mới, là cách thức sản xuất mới và hạ tầng mới.
Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng vĩ đại của loài người. Chúng ta sống trong thế giới thực từ khi xuất hiện loài người. Và đây là lần đầu tiên loài người bước vào một thế giới khác. Sẽ xuất hiện kinh tế số và xã hội số. Và chỉ lúc này thì các công nghệ số mới phát huy hết sức mạnh của nó. Cả sức mạnh xây dựng và sức mạnh huỷ diệt.
Chuyển đổi số sẽ hình thành các mối quan hệ mới. Và đây mới là thách thức lớn nhất của chuyển đổi số. Nhưng cũng chính những mối quan hệ mới này, những mô hình kinh tế mới này mới phát huy hiệu quả của chuyển đổi số.
Chấp nhận cái mới phụ thuộc vào chuyển đổi nhận thức của con người. Nhưng lại là lợi thế của các nước đi sau, vì sự chuyển đổi nhận thức này không phụ thuộc vào cơ sở vật chất mà một nước đang sở hữu. Các nước đi sau thì ít gánh nặng của quá khứ, cả về hạ tầng vật chất và thể chế, cả về năng lực cạnh tranh của thời 2.0, 3.0. Những gánh nặng quá khứ này có thể lại là cản trở cho 4.0, vì 4.0 cần năng lực cạnh tranh mới, hạ tầng mới, thể chế mới.
Nếu chúng ta có chính sách phù hợp thì Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội này để vượt lên thành nước phát triển. Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đây lại càng là lợi thế của Việt Nam, khi chúng ta có Đảng lãnh đạo, có thể ra được những quyết sách lớn một cách nhanh và tập trung. Nghị quyết 52 là một thí dụ như vậy.
Chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Nhưng đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, đến từng người dân, đến mọi lĩnh vực. Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng trên thế giới thì phải đi nhanh và đi đầu để có lợi thế cạnh tranh. Chúng ta có thể làm được vì văn hoá người Việt Nam là thích ứng nhanh với cái mới, ham học hỏi cái mới, sáng tạo trong ứng dụng cái mới. Việt Nam luôn là nước mạnh nhất thế giới trong các cuộc cách mạng toàn dân.
Vậy ai sẽ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi này? Đó chính là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, là các doanh nghiệp ICT Việt Nam. Chúng ta phải cần đến hàng trăm ngàn doanh nghiệp ICT tại khắp các tỉnh thành để đẩy nhanh chuyển đổi số Việt Nam. Chính chuyển đổi số cũng sẽ thúc đẩy Make In Vietnam và hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, và từ đây đi ra toàn cầu.
Có cách nào để chuyển đổi số nhanh hơn không ? Nếu chúng ta cứ phải tới từng cơ quan, từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình, từng người dân để làm chuyển đổi số cho họ thì sẽ rất lâu. Vì số đầu mối này là hàng chục, hàng trăm triệu. Vậy có cách tiếp cận nào mới và đột phá không ? Đó chính là các Platform số để các cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân sử dụng. Sử dụng các Platform số tức là lên môi trường số, tức là hoạt động trong môi trường số.
Năm nay, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược về chuyển đổi số quốc gia, để tiến tới một nền kinh tế số, xã hội số. Các yếu tố nền tảng sẽ được nhấn mạnh, sẽ được đầu tư trước, sẽ đi trước, sẽ phải có thứ hạng cao trên thế giới, phải nằm trong top 50 vào năm 2025 và top 30 vào năm 2030. Chúng ta nhấn mạnh 5 yếu tố nền tảng là: Thể chế, Hạ tầng, An ninh mạng, Platform và Đào tạo.
Về thể chế thì quan trọng nhất là chính sách thu hút nhân tài toàn cầu, là sự chấp nhận các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, các mối quan hệ mới trong thế giới ảo, đi đôi với việc bảo vệ các giá trị căn bản của nhân loại, của văn hoá Việt Nam, luôn lấy con người làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số. Cái mới thì chưa biết nên cũng không thể biết cách quản lý, do vậy cơ chế sandbox, tức là cho thí điểm, nhưng giới hạn trong một không gian và thời gian nhất định, là cách tiếp cận cái mới tốt nhất, mà Nghị quyết 52 đã chỉ ra.
Về hạ tầng thì quan trọng nhất là chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT và làm chủ các công nghệ nền tảng của chuyển đổi số, như IoT, Big Data, AI. Rất nhiều công nghệ mới đang xuất hiện cho phép Việt Nam chuyển đổi nhanh chóng hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT thế hệ mới. Đó không chỉ là việc mua công nghệ và thiết bị, mà còn là cơ hội cho Việt Nam làm chủ công nghệ và sản xuất thiết bị hạ tầng ICT.
100% người Việt Nam có điện thoại thông minh cũng sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia. Phương án sớm tắt sóng công nghệ 2G đã được Bộ TT&TT nghiên cứu.
Nếu chúng ta coi mục tiêu của chuyển đổi số là phát triển quốc gia hùng cường, động lực của chuyển đổi số là thể chế, là công nghệ và đổi mới sáng tạo thì tiền đề của chuyển đổi số chính là an toàn, an ninh không gian mạng. Việt Nam muốn dựa vào chuyển đổi số để phát triển thành quốc gia hùng cường thì Việt Nam phải là cường quốc về an ninh mạng để đảm bảo an toàn cho quá trình này, tạo niềm tin số cho mọi người.
Lời giải để đẩy nhanh chuyển đổi số Việt Nam là dựa trên các Platforms. Chuyển đổi số thì khó nhất là toàn dân và toàn xã hội. Nhưng chuyển đổi số chỉ phát huy hết sức mạnh của nó khi toàn dân, toàn xã hội kết nối số. Sức mạnh của kết nối không phải cấp số cộng mà là cấp số nhân, là hàm số mũ. Một nền tảng Platform có thể kết nối hàng triệu người, hàng ngàn doanh nghiệp. Platform văn minh ở chỗ giá trị tạo ra được chia sẻ giữa người tham gia và người tạo Platform nên sẽ thúc đẩy tất cả các bên. Lợi thế Việt Nam là có nhiều doanh nghiệp CNTT có năng lực, đã trưởng thành trong mấy chục năm vừa qua, có thể phát triển các Platforms phù hợp cho chuyển đổi số Việt Nam.
Đào tạo nhân lực cho chuyển đổi số thì trước mắt là tập trung vào đào tạo lại và đào tạo nâng cấp. 1000 chuyên gia chuyển đổi số, có mặt tại tất cả các bộ, ngành và địa phương, sẽ là những hạt nhân của quá trình chuyển đổi số. Nhưng chuyển đổi số là chặng đường dài nhiều thập kỷ, liên quan đến mọi người, nên muốn căn cơ thì ICT phải được coi là kỹ năng cơ bản như đọc viết cho học sinh từ cấp học thấp nhất. Và cũng chính ICT là lời giải tốt nhất cho nhiều vấn đề của giáo dục hiện nay. Giáo dục bằng công cụ ICT cũng chính là cách tốt nhất để dạy kỹ năng số cho học sinh.
Chuyển đổi số quốc gia bao gồm chuyển đổi số chính phủ, chuyển đổi số doanh nghiệp và chuyển đổi số xã hội. Muốn đi nhanh thì Chính phủ phải đi đầu. Nghị quyết 52 đã yêu cầu Chính phủ phải đi tiên phong trong chuyển đổi số.
Để chuyển đổi số, Việt Nam có thể chọn chiến lược 3 bước. Bước một, đẩy nhanh việc số hoá và ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực. Bước hai, sử dụng chuyển số như một lợi thế cạnh tranh trong từng lĩnh vực. Bước ba, tiến tới nền kinh tế số toàn diện, hình thành các ngành công nghiệp số thế hệ mới, các ngành công nghiệp mới này sẽ là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Khi cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp 4.0 xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ, nó tạo cơ hội cho các đổi mới sáng tạo. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội bứt phá. Nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận.
Với tinh thần và quyết tâm của Nghị quyết 52, là Đảng đi trước làng nước theo sau, chúng ta tin tưởng rằng công cuộc chuyển đổi số quốc gia sẽ giúp Việt Nam vượt lên.
Xin trân trọng chúc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 thành công tốt đẹp./.
" alt=""/>Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn cấp cao Công nghiệp 4.0 2019Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Minh Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Y học Giới tính Hà Nội, cho biết tai nạn do thủ dâm không phải hiếm gặp. Đây là một hành vi tự nhiên và phổ biến. Tuy nhiên, nếu làm sai cách hoặc quá mức có thể gây ra một số hậu quả tiêu cực cho sức khỏe như chấn thương, viêm nhiễm, gãy “cậu nhỏ”. Bác sĩ Ngọc cho biết thêm lạm dụng hành vi này còn gây nhiều vấn đề về tâm lý, tạo ra cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Nhiều trường hợp còn bị rối loạn tình dục, mất các mối quan hệ vợ chồng, bạn tình.
Vị chuyên gia này khuyến cáo để tránh tai nạn đáng tiếc, khi thực hiện hành vi tự thỏa mãn bạn cần lưu ý, sử dụng dụng cụ hỗ trợ an toàn, tránh dùng các vật dụng như hoa quả, dụng cụ tự chế. Các dụng cụ này cần làm sạch và sử dụng thêm gel tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục. Ngoài ra, người thực hiện nên có không gian an toàn, thoải mái và riêng tư giúp tăng khoái cảm và cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi làm "chuyện ấy".
Người bệnh gặp các vấn đề liên quan tới sức khỏe tình dục, gặp chấn thương, viêm nhiễm… cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.
Trong số 150 doanh nghiệp tham gia trưng bày sản phẩm, Samsung là cái tên được chú ý với giải pháp điều hòa không khí tích hợp AI. Trong đợt trưng bày triển làm này Samsung còn giới thiệu tới khách hàng hệ thống điều khiển IoT với 2 giải pháp: SmartThings Pro và b.IoT. Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là việc ứng dụng AI vào hệ thống điều khiển giúp tối ưu hóa quá trình vận hành, mang lại trải nghiệm tiện nghi cho người dùng và tiết kiệm điện năng tối đa bằng các thuật toán AI.
Ngoài ra, không gian trải nghiệm WindFree là khu vực được nhiều người tiêu dùng chú ý với công nghệ khuếch tán gió qua 23 ngàn lỗ nhỏ li ti mang tới một bầu không khí êm dịu, thoải mái trong khi triệt tiêu được luồng gió buốt thổi trực tiếp vào người, giúp bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành lạnh góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng tự động hóa, cá nhân hóa, giúp doanh nghiệp xác lập ưu thế trong kinh doanh cũng như phục vụ khách hàng.
Gian hàng của Samsung không chỉ nhận được sự quan tâm của chủ đầu tư nhà máy, đơn vị tư vấn thiết kế, đầu tư mà còn chinh phục được nhiều cơ quan trong lĩnh vực giáo dục cùng các hiệp hội chuyên ngành.
Đại diện Samsung cho biết: “Triển lãm quốc tế Cleanfact & RHVAC Vietnam 2024 là cơ hội tốt để chúng tôi giới thiệu các giải pháp và thế mạnh công nghệ trong lĩnh vực điện lạnh. Với tầm nhìn “AI cho tất cả” (AI for All), Samsung đang đẩy nhanh quá trình ứng dụng AI trong các lĩnh vực thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và công việc của người dùng”.
AI mở ra kỷ nguyên mới cho ngành điện lạnh
Điều hoà không khí tích hợp AI mà một trong những công nghệ chủ chốt, đã được Samsung tập trung phát triển từ những năm 2022 trên dòng điều hòa không khí trung tâm VRF DVM S2. Với tên gọi Active AI, thiết bị điều hòa không khí của Samsung sử dụng cảm biến để tự động phân tích điều kiện lắp đặt thực tế, điều kiện vận hành trong nhà và ngoài trời, thời gian hoạt động, nhiệt độ cài đặt để tối ưu khả năng làm mát, tạo ra không gian làm việc, sinh hoạt thoải mái nhưng cũng tiết kiệm tối đa điện năng.
Trên các dòng máy cục bộ dân dụng treo tường của Samsung, chế độ AI Auto Cooling đang được triển khai mạnh mẽ trên các dòng điều hòa không khí WindFree™. Sản phẩm có khả năng tạo ra luồng không khí nhẹ nhàng và êm dịu, phân bổ đều qua hàng chục nghìn lỗ siêu nhỏ. Đây là mấu chốt tạo ra luồng gió lạnh nhẹ nhàng, phân tán đều và loại bỏ hiện tượng khó chịu do gió buốt thổi trực tiếp vào người.
Vượt ra khỏi giới hạn riêng lẻ của từng thiết bị điều hòa không khí, Samsung cung cấp giải pháp điều khiển tổng thể IoT. Giải pháp này giúp liên kết mọi thiết bị trong hệ sinh thái của Samsung từ đồ điện tử gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy lọc đến điều hòa không khí và cả các thiết bị kỹ thuật trong tòa nhà của đơn vị thứ 3 như chiller, AHU, FCU, chiếu sáng, thông gió… Điều ấn tượng nhất ở giải pháp này là việc điều khiển được thu thập và quyết định được hỗ trợ bởi AI, giúp thiết lập chế độ điều khiển tối ưu nhất về mặt trải nghiệm người dùng và tiết kiệm điện năng.
Góp mặt tại Triển lãm quốc tế Cleanfact & RHVAC Vietnam 2024, Samsung đã chia sẻ tầm nhìn thương hiệu với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành điện lạnh. Trong đó nhấn mạnh vai trò của AI cũng như công nghệ làm lạnh bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Giải pháp của Samsung là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng môi trường sản xuất, làm việc của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong hiện tại và cả tương lai.
Huỳnh Như
" alt=""/>Điều hoà không khí tích hợp AI của Samsung gây chú ý tại triển lãm quốc tế