Người nhà bệnh nhân S. cho biết, bệnh nhân bắt đầu liệu trình uống nước ion kiềm từ ngày 28/8 đến 17/9 tại nhà của một thầy lang.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chỉ còn da bọc xương (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Thầy lang khuyên uống 10 lít nước ion kiềm pha muối mỗi ngày và không ăn uống gì thêm để "thanh lọc cơ thể". Trong quá trình điều trị tại nhà thầy lang, ông ở cùng 40-50 người khác và tất cả đều áp dụng cùng một phương pháp.
Mỗi ngày một bệnh nhân uống nước chia thành các ca lớn với tổng lượng lên đến 10 lít, không ăn bất cứ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, sau 18 ngày, người nhà lên thăm phát hiện bệnh nhân suy kiệt nghiêm trọng, sụt gần 10kg và quyết định đưa về nhà chăm sóc.
Vào ngày 20/9, bệnh nhân bắt đầu sốt cao 39,8 độ, kèm ho, đờm nhiều và mệt mỏi. Mặc dù đã được điều trị tại 2 cơ sở y tế nhưng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không cải thiện sau 5 ngày điều trị.
Ngày 25/9, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy kiệt nghiêm trọng, viêm phổi trên nền bệnh viêm phế quản mãn tính.
Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được tiếp nhận trong trạng thái suy kiệt với chỉ số dinh dưỡng rất thấp. Xét nghiệm cho thấy mức protein trong máu xuống thấp. Bệnh nhân bị teo cơ và mất lớp mỡ dưới da, sức cơ yếu đi đáng kể.
Ngoài ra, chỉ số men gan của bệnh nhân đã tăng gần 5 lần so với bình thường. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue, viêm phổi và suy kiệt trên nền viêm phế quản mãn tính.
Hiện tại, bệnh nhân được chỉ định đặt sonde nuôi dưỡng vì khả năng nhai nuốt kém và nguy cơ cao mắc hội chứng hít sặc khi ăn uống.
ThS.BS Hoàng Thị Thơm, khoa Dinh dưỡng chia sẻ: "Bệnh nhân hiện đối mặt với nhiều nguy cơ nghiêm trọng, trong đó có khả năng mắc hội chứng nuôi ăn lại. Đây là tình trạng mà cơ thể có phản ứng bất thường khi nhận lại dinh dưỡng sau một thời gian dài nhịn ăn, dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.
Vì vậy, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ và có một kế hoạch can thiệp dinh dưỡng tỉ mỉ nhằm phục hồi thể trạng".
Bác sĩ Võ Đức Linh, khoa Hồi sức tích cực cho biết: "Việc uống nước ion kiềm chưa có cơ sở khoa học và không giúp thay thế thuốc chữa bệnh. Việc uống nước kiềm số lượng lớn trong một thời gian dài có thể gây thay đổi mức pH bình thường của cơ thể, gây nên kiềm chuyển hóa có thể dẫn tới các biểu hiện buồn nôn, nôn, co giật cơ, run tay chân…
Khi kết hợp uống nước kiềm với nhịn ăn đã khiến cơ thể bệnh nhân rơi vào tình trạng suy kiệt trầm trọng".
Theo bác sĩ Linh, chính vấn đề suy kiệt kết hợp với nhiễm trùng làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng nề hơn gây khó khăn trong quá trình điều trị và phục hồi cho bệnh nhân.
"Bệnh nhân may mắn khi được đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu tiếp tục uống nước ion kiềm mà không ăn thêm trong liệu trình kéo dài 26 ngày như đã được chỉ dẫn, không ai có thể đảm bảo bệnh nhân sẽ sống sót", bác sĩ Linh nói.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi có bệnh, người dân không nên nghe theo các phương pháp điều trị thiếu cơ sở khoa học mà phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
" alt=""/>18 ngày nhịn ăn chỉ uống nước kiềm, người đàn ông suýt tử vongTrong thời gian ngắn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận đến 13 trường hợp bị rắn cắn (Ảnh: B.V).
Ngoài ra, có 10 trường hợp do các loài rắn khác cắn. Theo Bác sĩ Nguyễn Thành Đô, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, điều khiến các bác sĩ lo lắng là vùng địa phương nơi ở của các bệnh nhân này trước đây đều chưa ghi nhận các trường hợp bị rắn lục núi cắn.
Điều này cho thấy vùng xuất hiện của các loại rắn đang có sự thay đổi. Nguyên nhân là do vào mùa mưa bão lượng nước dâng cao, các loài rắn thường di chuyển nhiều hơn để tìm kiếm nơi cư trú mới hoặc tìm nguồn thức ăn.
Mưa lớn và lũ lụt có thể làm mất đi môi trường sống tự nhiên của chúng, khiến chúng phải tìm đến các khu vực gần gũi với con người hơn, chẳng hạn như khu vườn, nhà ở, hoặc các vùng đất đã bị ngập lụt.
Bên cạnh đó, những đợt mưa lớn cũng có thể tạo ra môi trường ẩm ướt, lý tưởng cho sự phát triển của các loài côn trùng, nguồn thức ăn ưa thích của rắn. Chính vì vậy, nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là các loại rắn độc cắn đang tăng cao trong mùa mưa bão.
Tương tự, thời gian vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp người bệnh bị rết cắn. Các bệnh nhân hầu như nhập viện trong tình trạng vết cắn đau nhức, sưng nề, kèm đau đầu buồn nôn.
Có người bị rết chui vào trong ủng cắn khi đang làm vườn. Thậm chí có bệnh nhân đang ở trong nhà thu dọn đồ đạc ở góc nhà thì một con rết bất ngờ xuất hiện trong đống đồ và cắn vào tay.
Theo BSCKI Mai Giang Nam, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, rết là loài vật khá hung dữ và dễ tấn công con người khi chúng ta vô tình chạm phải.
Nếu không may bị rết cắn nhẹ thì có thể gây dị ứng da, sưng, nóng, đỏ đau tại vết đốt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có tiền sử dị ứng với côn trùng đốt thì có thể gây ra chóng mặt, ù tai, sốt và số ít có thể có tình trạng sốc phản vệ.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnhsau mưa lũ và ngập lụt
Trong và sau mưa lũ và ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.
Bên cạnh gia tăng số người bị rắn, rết cắn, sau bão lũ, người dân cũng dễ mắc các bệnh về da (nấm chân tay, ghẻ lở, mụn nhọt, hắc lào..), tiêu hóa, hô hấp, sốt xuất huyết…
Tại Bệnh viện Da liễu trung ương, tỷ lệ bệnh nhân đến khám tăng lên tương đối, tăng lên so với mùa khô khoảng 30%. Các bệnh thường gặp như nhiễm nấm da, viêm da tiếp xúc, nhiễm khuẩn da do virus, ghẻ…
Theo báo cáo trước đó của Sở Y tế Hà Nội, trong khu vực ngập lụt có 508 bệnh nhân mắc bệnh về da, 42 ca mắc bệnh tiêu hóa, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt, 1 ca mắc sốt xuất huyết.
Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong mưa lũ và ngập lụt. Nguyên tắc là thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động để đảm bảo an toàn trước mùa mưa và khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt.
Trong đó, người dân lưu ý:
- Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
-Tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
- Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
- Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
" alt=""/>Liên tiếp nhiều người bị rắn cắn sau bão lũLoét miệng tái phát là một trong những triệu chứng của bệnh Behcet (Ảnh: BV).
Cách nhập viện 5 tháng, bệnh nhân thấy các sang thương tương tự nhiều hơn ở vùng chân, lan sang vùng tay, mông, lưng, cũng như sưng đau nhiều và giảm thị lực mắt trái. Đi khám tại một bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.
Bệnh nhân không có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý tự miễn. Triệu chứng đầu tiên bệnh nhân gặp phải là loét miệng nhiều lần. Các vết loét có đường kính 5-10mm, gây đau đớn, khó khăn trong ăn uống và nói chuyện, có thể tự lành nhưng tái phát nhiều lần trong năm.
Bên cạnh đó, bệnh nhân xuất hiện những tổn thương da, như các sẩn đỏ kèm mụn mủ xuất hiện từng đợt và tái phát ở vùng cẳng chân hay, mông, lưng... Ngoài ra, còn có hàng loạt triệu chứng ở thần kinh (đau nửa đầu kèm chóng mặt), mắt, đường tiêu hóa, khớp.
Bệnh nhân đã trải qua nhiều lần thăm khám ngoại trú tại các cơ sở y tế khác nhau, nhưng bệnh chưa cải thiện. Sau khi được nhập Bệnh viện Da liễu TPHCM, bác sĩ chuyên khoa đã tiến hành các xét nghiệm và đánh giá lâm sàng.
Bệnh Behcet gây ra các triệu chứng ở thần kinh (Ảnh minh họa: BV).
Dựa trên tiêu chuẩn quốc tế về bệnh (có tổn thương mắt, loét áp-tơ miệng, tổn thương da, xét nghiệm bệnh lý pathergy dương tính), người đàn ông được chẩn đoán đã mắc hội chứng Behcet. Thời gian mắc bệnh là 8 năm.
Sau khi có chẩn đoán xác định, bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch và chăm sóc hỗ trợ, hướng dẫn khám đa chuyên khoa (Mắt, Khớp, Thần kinh, Tiêu hóa).
Hiện tại, bệnh nhân đã xuất viện và khám ngoại trú thường xuyên tại một bệnh viện tuyến cuối, với tình trạng cải thiện rõ rệt, sạch sang thương da, mắt nhìn rõ, khớp giảm đau nhiều.
Bác sĩ Loan chia sẻ, hội chứng Behcet là một bệnh viêm mạch hệ thống có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bao gồm mắt, da, khớp, đường tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương.
Bệnh Behcet hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo vị trí địa lý, phổ biến hơn ở các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ (80-270 ca/100.000 người), Iran…. và tỷ lệ thấp ở các quốc gia châu Âu, Hoa kỳ (0,12-7,5 ca/100.000 người).
Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò trong việc gây bệnh Behcet (Ảnh minh họa: BV).
Nguyên nhân chính xác của bệnh Behcet vẫn chưa được biết rõ, nhưng một số yếu tố có thể đóng vai trò trong việc gây bệnh, như di truyền (gen HLA-B51), môi trường, rối loạn miễn dịch... Bệnh thường gặp hơn ở người trưởng thành (20-40 tuổi), thường nặng hơn ở nam giới.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, Behcet có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hàng loạt cơ quan như mắt (gây mất thị lực), thần kinh (nhức đầu, đột quỵ), tim mạch (các cục máu đông, bệnh lý của động mạch phổi...), tiêu hóa (đau bụng, chảy máu và thủng), da...
Do đó, bác sĩ khuyến cáo, người dân khi thấy các dấu hiệu ngoài da như loét miệng và loét sinh dục tái phát (ít nhất 3 lần trong 12 tháng), tổn thương mụn mủ, mắt nhìn mờ - đỏ, đau khớp, viêm mạch máu, viêm đường tiêu hóa, tổn thương hệ thần kinh… cần đến bệnh viện chuyên khoa Da liễu ngay để được phát hiện sớm, tránh các biến chứng.
" alt=""/>Phát hiện ca bệnh Behcet hiếm gặp, nguy hiểm bị "bỏ quên" suốt 8 năm