Theo RT, công ty Fores có trụ sở chính ở vùng Ural và hoạt động trong ngành dầu khí, trước đây từng treo thưởng lớn cho binh sĩ Nga phá hủy các thiết bị mà phương Tây cung cấp cho Ukraine như xe tăng M1A1 Abrams và Leopard.
Fores cho hay, khoản thưởng trên là một phần trong chiến lược của công ty nhằm hỗ trợ các lực lượng vũ trang Nga và thúc đẩy tinh thần binh sĩ đang tham gia chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Mỹ, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan đã cam kết cung cấp cho quân đội Ukraine ít nhất 60 chiếc F-16 vào cuối năm nay. Đầu tháng 7, chính phủ Hà Lan thông báo, việc chuyển giao những chiếc máy bay F-16 đầu tiên trong lô 24 chiếc sắp diễn ra.
Phó Giám đốc điều hành Fores, Ilya Potanin cho biết trong một video do Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm 18/7 rằng: "Sẽ có phần thưởng cho việc tiêu diệt máy bay chiến đấu F-15 và F-16". Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg, Giám đốc điều hành của Fores thông báo, số tiền thưởng cho chiếc máy bay F-16 đầu tiên bị bắn rơi là 15 triệu Rubles.
Ukraine tuyên bố cần F-16 để thách thức ưu thế trên không của Moscow ở tiền tuyến. Trong khi đó, Nga cho biết, chiến đấu cơ F-16 sẽ không thay đổi kết quả cuộc xung đột, giống như các loại vũ khí khác mà phương Tây cung cấp cho Kiev.
Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov hồi đầu năm nay nói quân đội Nga sẽ phá hủy các máy bay này như đã từng làm với các khí tài khác của Ukraine.
Tháng 3 năm nay, binh lính Nga đã quay một đoạn video, trong đó một người đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì đã cung cấp cho Kiev xe tăng Abrams và tạo cơ hội cho quân đội Nga kiếm tiền bằng cách tiêu diệt chúng. Người này cũng yêu cầu ông Biden gửi thêm nhiều thiết bị quân sự hạng nặng như vậy đến Ukraine, đồng thời nói thêm rằng hiện tại không có đủ số lượng để mỗi quân nhân Nga đều nhận được tiền thưởng.
“Hiện nay, số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm tương đối lớn, nhưng những sinh viên đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp là khá hạn chế.
Với nhu cầu trong năm 2022 cần khoảng 200 nhân lực chất lượng cao, nhưng sau gần 6 tháng nỗ lực, chúng tôi mới chỉ tuyển dụng được 50 người”, ông Cường nói và cho hay thực tế khó khăn này không chỉ diễn ra đối với công ty mình mà với nhiều công ty khác.
Ông Trần Trung Kiên, Trưởng phòng tuyển sinh của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng cho hay ngay với nhà trường, xu hướng sinh viên là vẫn tập trung một số lĩnh vực “hot” như Công nghệ thông tin, Điều khiển - Tự động hóa, Cơ điện tử, Thực phẩm, Kinh tế - Quản lý. Trong khi đó, một số lĩnh vực khác lại ít được quan tâm như Kỹ thuật Môi trường, Kỹ thuật Dệt may, Kỹ thuật Vật liệu, Vật lý…
"Chưa kể, sinh viên ngày càng ít quan tâm bậc sau đại học. Vấn đề ngoại ngữ cũng là một trở ngại với phần đa người học.
Những thực trạng này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sự phân bố không đồng đều về chất lượng sinh viên, sự phân hoá giữa các đơn vị đào tạo, thiếu hụt nguồn tuyển ở bậc đào tạo sau đại học và khả năng hội nhập của sinh viên sau tốt nghiệp..." - ông Cường nêu thực trạng.
Trong khi đó, ông Lê Huy Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo - Ban Tuyên giáo Trung ương, cho rằng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán tại Việt Nam trong thời gian vừa qua chưa được nhận thức đầy đủ hoặc chưa có những giải pháp đồng bộ. Do đó, những nghịch lý và mâu thuẫn vẫn còn tồn tại.
Thứ nhất,theo ông Hoàng, giáo dục phổ thông có vai trò định hướng rất quan trọng về nghề nghiệp STEM. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh lựa chọn bài Khoa học tự nhiên để thi tốt nghiệp THPT luôn chiếm tỷ lệ thấp. Số học sinh theo học các ngành khoa học, công nghệ và toán ít.
Thứ hai, ông Hoàng cho rằnggiáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đóng vai trò then chốt trong phát triển nguồn nhân lực về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán có chất lượng. Tuy nhiên, sự quan tâm, đầu tư của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học với các ngành nghề này chưa đáng kể. Thậm chí, nhiều ngành truyền thống không có sinh viên, không tuyển sinh được.
Thứ ba, chưa có chính sách thu hút sinh viên giỏi vào các trường kỹ thuật, công nghệ; chưa có những chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn lực lao động liên quan đến các ngành về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán.
“Chúng ta nói rất nhiều đến nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng tuyệt nhiên không có một kế hoạch tổng thể về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” - chuyên gia giáo dục Phạm Đỗ Nhật Tiến đánh giá.
Theo ông Tiến, yêu cầu đột phá trong bối cảnh này chính là phát triển nhanh nguồn nhân lực STEM, nhất là nhân lực STEM chất lượng cao. Do đó, ông Tiến đề xuất cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực STEM chất lượng cao trong thời kỳ mới.
"Phát triển giáo dục STEM được coi là điều kiện tiên quyết trong phát triển nguồn nhân lực STEM" - ông Tiến khẳng định.