Sau khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu mở cửa và hội nhập, nhiều người trẻ tuổi nước này đã chọn theo đuổi sự giàu có và tìm thấy cơ hội sẵn có trong các khu vực tư nhân đang nở rộ và thịnh phát.
Tuy nhiên, xu hướng này lại bị đảo ngược trong một thập kỷ gần đây và công việc thuộc khu vực tư nhân trở nên kém hấp dẫn và khó tìm hơn.
Thời điểm bây giờ được nhận định là khó khăn cho người trẻ để bắt đầu sự nghiệp ở Trung Quốc. “Họ biết rằng những cơ hội do sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc tạo ra không còn thuộc về thế hệ này nữa,” Alfred Wu, giáo sư tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore), cho biết.
“Nghìn quân qua cầu một nhịp”
Tháng 1/2023, tại Bắc Kinh và các thành phố trên khắp Trung Quốc, khoảng 2,6 triệu người, bao gồm cả sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu cả nước, đã ứng tuyển và tham gia kỳ thi công chức với tỷ lệ cạnh tranh cực gắt gao cho 37.100 công việc tại các cơ quan chính phủ, theo The New York Times.
Kỳ thi diễn ra ở cấp độ quốc gia và cũng khốc liệt không khác gì cuộc đua vào các trường đại học công lập (Cao Khảo) ở đất nước tỷ dân. Kỳ thi ban đầu được dự tính tổ chức vào đầu tháng 12/2022 nhưng bị hủy bỏ vào phút chót do chính sách phong tỏa vì Covid-19. Một số người sẵn sàng chi hàng nghìn USD cho các lớp luyện thi và thức thâu đêm suốt sáng để dùi mài kinh sử.
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp đang cao chưa từng thấy, hàng triệu sinh viên mới tốt nghiệp đặc biệt khó tìm được việc làm tại các công ty tư nhân. Cứ 5 người trong độ tuổi từ 16-24 ở Trung Quốc, có 1 người thất nghiệp. Alibaba, Tencent và các công ty công nghệ khác đã sa thải nhân viên hàng loạt. Tăng trưởng kinh tế đã bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm mạnh của bất động sản và các doanh nghiệp nhỏ phải chịu đựng dư âm của các lệnh hạn chế Covid-19 trước đó.
"Sinh viên mới tốt nghiệp không có nhiều cơ hội trong khu vực tư nhân", giáo sư Wu nhận định. Họ quyết định dấn thân vào khu vực nhà nước để tìm kiếm sự an toàn.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh cho các vị trí công vụ cũng khốc liệt đến mức người ta thường nhắc đến một câu ngạn ngữ Trung Quốc: “nghìn quân qua cầu một nhịp”.
Kỳ thi diễn ra vô cùng nghiêm ngặt. Thí sinh phải trả lời khoảng 130 câu hỏi trắc nghiệm bao gồm các chủ đề như toán học, phân tích dữ liệu, khoa học và kinh tế. Họ cũng được yêu cầu viết 5 bài luận từ 200-1.000 từ về các vấn đề xã hội và chính sách của chính phủ. Điểm cao chỉ giúp tăng cơ hội nhận được việc làm bởi để được tuyển dụng còn phải trải qua hàng loạt cuộc phỏng vấn, kiểm tra lý lịch và các đánh giá khác.
Nhưng cũng có một thực tế tại khu vực công. Một số người nói rằng họ bị ràng buộc bởi những cơ chế cứng nhắc và công việc đơn điệu trong khi những người khác yêu thích công việc, đồng thời phàn nàn rằng trách nhiệm của họ thường vượt quá giờ làm việc bình thường.
Tử Huy
Xem lịch thi đấu môn bóng đá SEA Games 32 TẠI ĐÂY
Novikov bị bắt cùng đợt với Bộ trưởng Công nghiệp hàng không Shakhurin, một nhóm tướng lĩnh không quân và cán bộ Đảng. Họ bị buộc tội đã sản xuất nhiều máy bay chất lượng thấp, và hậu quả là dẫn tới các vụ tai nạn hàng không chết người.
![]() |
Nguyên soái Zhukov. Ảnh: Sputnik |
Song bản chất sự việc lại khác hẳn. Theo cuốn Gensek i Marshalu, Nguyên soái Novikov được trả tự do từ trước ngày mất của Stalin những một năm rưỡi, vào ngày 14/2/1952. Tháng 5/1953, ông được phục hồi danh dự, được trả lại quân hàm nguyên soái và các phần thưởng nhà nước.
Toàn bộ vụ án 6 năm trước là do bàn tay của Abakumov, cấp phó của trùm an ninh Beria. Kể cả bức thư của Novikov - dù có chứa đựng nhiều điều khó chịu với Zhukov, nhưng không buộc tội về một âm mưu gì cả. Theo đó, giả thuyết Zhukov là nạn nhân của Stalin không có cơ sở.
Giả thuyết thứ hai cho rằng Zhukov là “con cưng” của Stalin. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Zhukov là Phó tổng tư lệnh tối cao duy nhất của Stalin, được Stalin uỷ quyền ký công ước đầu hàng của Đức quốc xã, được quyền nhận báo cáo tại lễ duyệt binh mừng chiến thắng...
Vậy nhưng, một khi Stalin đề cao và tôn vinh Zhukov thì hà cớ gì ông lại cách chức và đưa Zhukov về “vùng sâu vùng xa” như vậy?
Theo cuốn Gensek i Marshalu, vấn đề là ở chỗ, cuộc chiến tranh lớn đã qua đi, nhưng lại bắt đầu cuộc chiến tranh giành vinh quang giữa các tướng lĩnh. Zhukov biết rõ tình tiết mọi chiến dịch, nên đôi khi không kìm được và nóng nảy cắt ngang những cuộc cãi vã.
Mọi khúc mắc kìm nén từ những ngày chiến tranh được dịp bung ra. Khôn ngoan, biết tính các lãnh tụ hay nghi ngờ, các nguyên soái lôi kéo cả Stalin về phía mình. Stalin hiểu rõ vấn đề nhưng ông biết cánh tướng soái sẽ không chịu im chừng nào Zhukov chưa bị xử lý.
Do đó, Stalin quyết định tạm thời để Zhukov ra đi, vừa để bảo vệ ông này, vừa để lấy lòng các vị tướng háo danh.
Trước đây, người ta cho rằng Khrushev mời Zhukov trở về Moscow và bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Song, trên thực tế Stalin và Zhukov “làm lành” sớm hơn. Ngay từ năm 1952, theo gợi ý của Stalin, Zhukov đã được bầu làm đại biểu dự Đại hội Đảng lần thứ 19.
Tại Đại hội, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương. Sau này, chính Zhukov nói rằng Stalin định bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Quốc phòng, song cái chết đã ngăn không cho vị lãnh tụ đi bước giải hoà cuối cùng với vị nguyên soái "con cưng" của mình.
Nguyên Phong
Georgy Konstantinovich Zhukov là người có công lớn trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức của nhân dân Liên Xô.
" alt=""/>Sự thật quan hệ giữa Stalin và nguyên soái nổi tiếng Liên Xô