Hồi ấy tôi còn đi làm công ty, em ấy vào sau và làm cùng bộ phận. Em trẻ, xinh đẹp, ít nói ít cười, có vẻ khó gần khó hiểu. Sau này khi cùng đi ăn cơm trưa với nhau nhiều lần, em đối với tôi có cởi mở hơn một chút. Em ấy đẹp đến nỗi một phụ nữ như tôi cũng thích nhìn, tiếc rằng lại chọn cho mình một chỗ đứng chật hẹp trong trái tim một gã đàn ông đã có vợ.
Ảnh minh họa: Getty Images.
Tôi không biết chuyện đó, bởi vì em ấy vốn kín đáo. Nhưng một lần vào giờ tan tầm, một phụ nữ đến tận cổng công ty đánh ghen với một công nhân trong nhà máy đúng lúc đó tôi và em vừa ra tới cổng. Tôi có nói: "Chị ghét nhất là những kẻ biết người ta có vợ rồi mà vẫn cứ lao vào". Em nhìn tôi, ánh nhìn rất lạ.
Tối đó, em nhắn tin cho tôi. Em nhắc lại chuyện ban chiều, còn nói:
- Người thứ ba không phải lúc nào cũng xấu đâu chị, họ cũng khổ lắm.
- Khổ thì cũng là do họ tự chuốc lấy, trách ai?
- Nếu em cũng vậy thì chị có ghét em không?
- Em mà thế thì tránh xa chị ra nhé, chị ghét.
Lúc tôi nhắn câu đó, vốn chỉ là một lời bông đùa, vì tôi thật sự không nghĩ em ấy cũng đang là một "kẻ thứ ba". Nhưng mấy hôm sau đó em không cùng đi ăn trưa với tôi nữa, gặp tôi cũng cố tình tránh mặt. Tôi hỏi vì sao? Em ấy nói: "Chị nói em tránh xa chị ra còn gì". Lúc đó tôi mới vỡ lẽ, thật không thể nào tin.
Sau đó tôi nghĩ, dù em ấy là gì thì đó cũng là chuyện riêng của em ấy, cũng là lựa chọn của em ấy. Em ấy có thể đắc tội với người đàn bà nào đó, đắc tội với chính bản thân mình, nhưng với tôi em ấy vẫn là một đồng nghiệp. Tôi nói "coi như chị chưa biết gì chuyện của em. Đúng hay sai thì tự bản thân em biết rồi, chị có nói chắc em cũng không nghe. Chúng ta cứ bình thường nhé".
Vào dịp liên hoan cuối năm đó, sau tiệc mặn, mọi người rủ nhau đi hát karaoke. Tôi có con nhỏ nên về trước. Gần khuya thì em ấy gọi điện, giọng như đang say. Tôi chưa kịp hỏi gì thì em ấy bắt đầu khóc: "Trên đời này có ai muốn mình thành kẻ thứ ba đâu chị. Cuộc đời đưa đẩy thế nào, bao nhiêu người săn đón em không yêu, em lại đi yêu anh ấy. Nhưng em chưa bao giờ làm gì để gia đình họ xáo trộn, cũng chưa bao giờ có ý định sẽ làm gì để anh ấy bỏ vợ bỏ con đến với em. Em chỉ biết yêu và âm thầm chịu đựng tủi buồn.
Làm người thứ ba cũng đau lòng lắm chị, mang tiếng là được yêu đó nhưng lúc nào cũng một mình. Lúc em buồn anh ấy cũng không thể ở bên, lúc ốm đau cũng chỉ một mình lủi thủi. Muốn có người mua cho viên thuốc, nấu cho bát cháo, nhưng nửa đêm biết kêu ai?
Anh ấy phải ở bên vợ con, em có tư cách gì mà đòi hỏi. Biết là ngu đấy, vậy mà cứ đâm đầu vào yêu. Để rồi chịu bao nhiêu thiệt thòi, vừa tủi thân vừa bị người đời khinh khi dè bỉu. Khổ lắm mà đâu có dám nói với ai đâu chị, nói ra rồi mất công bị chửi nữa".
Tôi chưa kịp nói gì thì em ấy đã lại tắt máy rồi. Tôi đành nhắn cho em ấy một cái tin: "Em à, nếu em thấy khổ như vậy sao còn chưa buông đi".
Ai ngờ, em ấy buông thật. Hôm đó trời mưa, con tôi ốm, tôi đã nghỉ làm mấy ngày liền. Vào buổi sáng, tôi nhận được tin nhắn của em: "Em đi đây chị ạ, em đến một nơi xa thật xa. Em không muốn chuốc khổ cho mình thêm nữa".
Tôi gọi lại nhưng em không nghe máy, sau này cũng không liên lạc thêm một lần nào. Chắc phải có chuyện gì đó thật đau lòng mới giúp em quyết tâm như vậy. Giờ thì ổn rồi, cuộc đời em hẳn đã sang trang mới.
Khi nói về người thứ ba trong một cuộc tình, có lẽ chẳng ai tỏ ra thương cảm. Bản thân tôi cũng không muốn bàn luận hay phán xét chuyện này nữa. Bởi vốn dĩ, tôi không phải là họ, và việc họ làm cũng chẳng liên quan gì đến tôi. Nếu việc họ làm ảnh hưởng đến tôi thì lại là một câu chuyện khác.
Điều tôi muốn nói chỉ là: Tôi từng biết rất nhiều người mang thân phận "tiểu tam" và tôi thấy họ thực sự chẳng hề hạnh phúc gì. Tôi chỉ thấy đa số họ bị dè bỉu, khinh miệt, bị chửi rủa, bị đánh ghen. Tôi chỉ thấy đa số họ cứ nghĩ mình là tất cả với một người nhưng nếu phải lựa chọn, họ sẽ luôn là nhân vật bị loại trừ.
Họ mang tiếng là được yêu nhưng lại luôn trong tình cảnh cô đơn, tủi hổ. Họ cũng tự nhận thấy mình khổ. Yêu là để hạnh phúc, nhưng họ lại chọn yêu một cách đau khổ như vậy. Tại sao?
Những người đàn ông ngoại tình, có bao nhiêu người là có tình cảm thật lòng thật sự với tình nhân? Có bao nhiêu người đàn ông dám khẳng khái nói "anh sẽ dứt khoát với vợ trước rồi mình đến với nhau để em không mang tiếng giật chồng"? Hay khi bị vợ phát hiện lại như con rùa rụt cổ thú nhận "anh chỉ chơi bời cho vui".
Người thứ ba, trước khi bị người khác dày vò khinh miệt, tôi nghĩ chính họ là người đã cho người khác cơ hội coi thường mình, cũng chính họ là người tự dày vò, tự làm tổn thương mình nhiều nhất. Làm người thứ ba nghĩa là chấp nhận mình chỉ là một kẻ tạm bợ trong một cuộc tình tạm bợ mà thôi.
Theo Dân trí
Những ngày tôi đau đớn vì tai nạn, chồng không ở bên động viên, chăm sóc lại còn muốn tôi về bên ngoại để anh không vất vả.
" alt=""/>Người thứ ba và một cuộc tình tạm bợChỉ vì không có của hồi môn mang về nhà chồng mà không biết bao nhiêulần, Hoa bị mẹ chồng lấy đó làm cái cớ để chì chiết, bêu rếu và làm bẽmặt trước mọi người…
Con dâu lập mưu để mẹ chồng cho ở riêng" alt=""/>Bị mẹ chồng chì chiết vì không có của hồi môn"15 phút trôi qua từ khi tính giờ làm bài, em đã làm xong phần Đọc hiểu, nhiều bạn đã làm sang mặt thứ 2, 3 của tờ giấy thi nên phản đối, nhưng không được", Hà My cho hay. "Em mất khoảng 15 phút để chép lại bài nhưng cuối cùng lại không được bù giờ".
Nữ sinh nói vì sự cố này nên không kịp hoàn thành câu nghị luận văn học chiếm 5 điểm.
Đề thi môn Ngữ văn
Thành Nhân, thí sinh khác ở phòng này, cho biết lúc đó đã viết đến mặt giấy thứ ba. Hoang mang vì tình huống bất thường, nam sinh bị ngắt mạch làm bài, đuối ý nên hoàn thành bài làm một cách ngắn gọn để kịp giờ. Nhân cho biết phòng thi có 21 người, gồm học sinh trường THPT Nguyễn Du, Sương Nguyệt Anh và thí sinh tự do.
"Giám thị năn nỉ, giục chúng em chép bài sang tờ giấy mới. Thầy xuống xin ý kiến hội đồng thi, báo thời gian làm bài sẽ được bù thêm 20 phút. Nhưng sau đó, cán bộ ở hội đồng lên và thông báo không được bù giờ", Nhân kể.
Chị Phương Anh, phụ huynh thí sinh ở phòng này, cho biết đến nay con gái vẫn khóc khi kể lại sự việc. Khi được yêu cầu chép bài làm sang tờ giấy mới, con đã hoàn thành phần Đọc hiểu.
"Con tôi kể kiên quyết giữ lại tờ giấy thi ban đầu, dù giám thị làm phiền nhiều lần vẫn không nộp lại. Con khóc ngay trong phòng thi vì uất ức", chị kể. Sự cố khiến con làm các môn sau đó không tốt như mong đợi. Trong khi ba năm qua, nữ sinh luôn trong top đầu của lớp, điểm trung bình môn Văn lớp 12 đạt 8,9 và đã dồn sức ôn tập để đăng ký xét tuyển đại học bằng khối D00 (Toán, Văn, Anh).
"Công sức đèn sách 12 năm và tương lai của thí sinh nhưng bị sự tắc trắc của giám thị làm ảnh hưởng. Tôi mong các cơ quan chức năng đảm bảo quyền lợi cho thí sinh theo hướng cộng bù 0,5-1 điểm", chị Phương Anh ý kiến.