Từ lâu, Google gặp khó khăn khi yêu cầu nhà sản xuất thiết bị cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất cho thiết bị cũ. Dù vậy, dường như công ty bắt đầu thấy ánh sáng cuối đường hầm khi Android 10 trở thành phiên bản Android được cài đặt nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất.
Android 10 được phát hành tháng 9/2019. Theo Google, sau 5 tháng, nó được cài 100 triệu lần trên các thiết bị, nhanh hơn 28% so với Android Pie. Google cho biết tỉ lệ cài đặt tốt như vậy là nhờ cải tiến mà công ty thực hiện trong nhiều năm qua. Chẳng hạn, Project Treble của Android Oreo và Project Mainline của Android 10 giúp các hãng phần cứng tạo bản cập nhật mới dễ hơn.
Dù con số có vẻ ấn tượng, Google lại không cung cấp một số thông tin quan trọng như tỉ lệ thiết bị Android đang chạy Android 10. Lần cuối cập nhật, Android Pie được cài trên 22,6% thiết bị trước khi Android 10 ra mắt.
Tỉ lệ thấp hơn nhiều so với Apple khi 81% thiết bị iOS đang chạy iOS 13 mới nhất. Apple giành ưu thế hoàn toàn nhờ nắm quyền kiểm soát cả phần cứng lẫn phần mềm cũng như thực tế số lượng thiết bị cần “táo khuyết” hỗ trợ ít hơn hẳn Android.
Tuy vậy, Google vẫn đang có tiến bộ rõ rệt và hi vọng có thể tiếp tục xu hướng này với Android 11 chuẩn bị ra mắt.
Du Lam (Theo The Verge)
Trong phần tổng kết lại của sự kiện trực tuyến vừa qua, Google đã trình chiếu một slide ghi ngày ra mắt Android 11 là 8/9. Ngày này khá tương đồng với khoảng thời gian phát hành Android 10 năm ngoái.
" alt=""/>Android 10 đã có mặt trên 100 triệu thiết bịCác nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa phát triển thành công công nghệ pin Lithium-ion đạt mức năng lượng ấn tượng, có thể cho động cơ chạy hết 300 km chỉ với 10 phút sạc. Theo trang Xinhua News, sự kiện ra mắt chiếc xe điện 50 kWh vừa diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc và thu hút được rất nhiều nhà đầu tư.
“Chìa khóa để có được công nghệ sạc nhanh này nằm tại vật liệu chế tạo pin”, Zhou Xiaoping nói. Ông Xiaoping là giáo sư ngành kỹ thuật hóa học đang công tác tại Đại học Hồ Nam, cũng là trưởng ban khoa học tại Công ty Công nghệ Folta Chiết Giang.
Vật liệu được làm chủ yếu từ hợp chất có trở kháng thấp, không chỉ nâng mức năng lượng trong pin một cách hiệu quả mà còn giảm thiểu rủi ro cháy nổ, nhờ việc giảm lượng dendrite - những sợi lithium hình hành trong quá trình sạc và xả pin - có khả năng gây chập điện.
Báo cáo từ một bên thứ ba, công ty thử nghiệm pin TUV SUD, cho thấy vòng đời của pin áp dụng công nghệ mới đã lên 5.000 lần sạc xả, dự kiến có thể chạm mốc 6.000. Folta cũng đã bắt tay với một công ty sản xuất ô tô tại Trung Quốc, hoàn thành bài thử pin, khẳng định giai đoạn sản xuất sẽ sớm bắt đầu.
Những người trong ngành tin rằng đột phá trong công nghệ sạc nhanh sẽ giúp xe điện củng cố được vị thế trong lòng người tiêu dùng. Khi pin sạc nhanh hơn, hiệu quả hơn và an toàn hơn, sẽ thêm những khách hàng mới nhận ra ưu điểm của xe điện, thay đổi thói quen sử dụng phương tiện di chuyển.
“Folta đã có thể cải thiện và cách tân công nghệ hiện hành”, Xu Dingming, thành viên cấp cao của Ủy ban Chuyên gia Cố vấn thuộc Hội đồng Năng lượng Quốc gia Trung Hoa cho hay. “Bước tiếp theo sẽ là sản xuất pin ở quy mô công nghiệp, cho phép Xe Năng lượng Mới của Trung Quốc cũng như ngành công nghiệp lưu trữ năng lượng bước sang một trang mới với đầy hy vọng”.
Ông Xu cũng nhận định: cần phải thêm một số bài thử nghiệm nữa trước khi “công nghệ sạc nhanh mang tính cách mạng” sẵn sàng bước ra thị trường. Không thể phủ nhận tương lai xanh với phương tiện chạy điện đang tiến gần một gần tới xã hội hiện đại.
Theo GenK
" alt=""/>Trung Quốc thử nghiệm thành công pin LiCơ quan quản lí của EU đã đặt hạn chót tới ngày 20/7 để đưa ra quyết định tiếp theo về thỏa thuận của Google. Cơ quan quản lý có thể chọn đồng ý với thỏa thuận này, hoặc đòi hỏi sự nhượng bộ từ phía Google (ví dụ về vấn đề quản lí thông tin người dùng), hoặc mở một cuộc điều tra 4 tháng để xem xét mọi khía cạnh. Tờ Financial Times cho rằng dựa trên bảng khảo sát cho các đối thủ của hai tập đoàn, một cuộc điều tra mở rộng có thể đang được chuẩn bị tiến hành.
Phía châu Âu có vẻ không phải là bên duy nhất lo ngại về thương vụ này. Vào tháng trước, Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng của Úc (ACCC) cũng đã thể hiện sự lo ngại. “Mua lại Fitbit có thể giúp Google xây dựng một cơ sở dữ liệu người dùng toàn diện hơn, từ đó củng cố vị trí của mình và tăng độ cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng,” trích lời chủ tịch của ACCC, ông Rod Sims.
Lo ngại từ phía các cơ quan quản lí cũng tương tự với các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Tuần vừa rồi, 20 nhóm người tiêu dùng đến từ Mỹ, châu Âu, Mexico, Canada và Brazil đã gửi đến các nhà quản lí quan ngại về thương vụ này là một thử nghiệm cho việc độc quyền dữ liệu trong tương lai.
"Google có thể lợi dụng những thông tin đáng giá về sức khỏe và địa điểm của Fitbit để củng cố vị trí vốn đã dẫn đầu trên các thị trường điện tử, ví dụ như quảng cáo,” dẫn lời các tổ chức này, theo một báo cáo của CNET. “Google cũng có thể sử dụng dữ liệu của Fitbit để có lợi thế trong việc cạnh tranh ở lĩnh vực sức khỏe điện tử, loại bỏ khả năng cạnh tranh của các đối thủ".
Google đã đưa ra một số nhượng bộ nhằm giảm bớt các mối lo ngại, nói rằng “Các dữ liệu sức khỏe của Fitbit sẽ không được sử dụng cho quảng cáo.” Phản ứng trước những lá thư của các tổ chức người tiêu dùng, Google nói rằng thương vụ này “tập trung vào thiết bị, không phải dữ liệu,”, đồng thời cho rằng thị trường đồng hồ thông minh vốn đã “rất đông” và việc mua lại Fitbit chỉ tăng thêm sự cạnh tranh.
Theo Fortune, lập luận này của Google sẽ ngăn cản khả năng các nhà quản lí chống độc quyền dừng thỏa thuận này, bởi cả Google và Fitbit đều không có đủ thị phần để độc chiếm thị trường này.
Theo dữ liệu của IDC, Fitbit chiếm ít hơn 5% thị trường thiết bị đo thông minh vào năm 2019. Trong khi đó Apple đứng đầu với 32%. Hai tập đoàn lớn khác là Xiaomi và Samsung chiếm lần lượt 12 và 9%; trong đó không hãng nào sử dụng phần mềm của Google cho sản phẩm của mình.
Mặc dù vậy, những lo ngại về thông tin mà Google có thể khai thác vẫn gia tăng, bởi hãng này hiện đang điều hành 90% thị trường quảng cáo trực tuyến. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm của Google trong thời điểm hiện tại, bởi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cũng đang trong quá trình hoàn thành điều tra cáo buộc độc quyền quảng cáo của hãng.
Tuấn Vũ (Theo TheVerge)
Bộ Công nghệ Ấn Độ tuyên bố các ứng dụng như TikTok, WeChat của Trung Quốc có thể gây tổn hại tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Ấn Độ.
" alt=""/>EU xem xét thương vụ sáp nhập 2,1 tỉ USD của Google và Fitbit