Từ ngày 17/10 đã xảy ra 38 vụ tấn công vào các căn cứ quân sự ở Iraq và Syria có binh sĩ Mỹ đồn trú. Riêng cuối tuần qua đã xảy ra 8 vụ. Giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã cảnh báo nguy cơ gia tăng các vụ tấn công nhằm vào binh sĩ Mỹ ở Trung Đông giữa lúc xung đột Israel – Hamas leo thang.
Theo CNN, các cuộc tấn công bắt đầu gia tăng sau khi xung đột Israel – Hamas bùng nổ vào ngày 7/10. Song giới quan chức Lầu Năm Góc đã phủ nhận mối liên hệ giữa các cuộc tấn công này với giao tranh ở Dải Gaza. Theo họ, Iran từ lâu đã tìm cách buộc Mỹ ngừng hoạt động ở Trung Đông.
Hôm 26/10, trong động thái đáp trả, Lầu Năm Góc đã hạ lệnh thực hiện 2 cuộc tấn công vào các cơ sở dân quân được Iran hậu thuẫn ở Syria.
Để cảnh báo Iran và các lực lượng ủy nhiệm của Tehran ở Trung Đông, Mỹ đã triển khai 2 nhóm tác chiến tàu sân bay, nhiều máy bay quân sự như tiêm kích F-16 và F-15, hệ thống phòng thủ Patriot và Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Hôm 5/11, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ thông báo 1 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa dẫn đường của nước này cũng đã đến Trung Đông.
Ở môn điền kinh, ngoài 5 VĐV dính doping ở SEA Games 31, Việt Nam cũng vắng ĐKVĐ Lò Thị Hoàng (ném lao), Lương Minh Sang (10 môn phối hợp)... Sự biến động về lực lượng khiến tuyển điền kinh Việt Nam phải hạ chỉ tiêu, giành từ 15-18 HCV.
Ở môn pencak silat, những nhà cựu vô địch Asiad 2018 Nguyễn Văn Trí, Trần Đình Nam vắng mặt vì lý do sức khỏe. Ở môn boxing, Trương Đình Hoàng, Trần Văn Thảo, Trịnh Thị Diễm Kiều, 2 nhà ĐKVĐ Vương Thị Vỹ, Trần Thị Linh cũng không góp mặt.
Ở môn cử tạ, nhà vô địch Phạm Thị Hồng Thanh quyết định không tham dự SEA Games để tập trung cho giải vô địch châu Á 2023 ở Hàn Quốc. Giải đấu này nằm trong hệ thống tính điểm trao suất Olympic Paris 2024.
Như vậy, đoàn TTVN có hơn 10 cựu binh vắng mặt ở SEA Games 32. Đây là một trong những lý do buộc ngành thể thao phải giảm chỉ tiêu HCV xuống còn một nửa so với kỳ SEA Games 31.
Chờ đợi những ẩn số
Từ SEA Games 28 năm 2015 tới SEA Games 30 năm 2019, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên "làm mưa làm gió", đóng góp số lượng lớn HCV cho đoàn TTVN. Sau khi Ánh Viên giải nghệ, Nguyễn Huy Hoàng gánh trọng trách giành HCV cho đội tuyển bơi lội Việt Nam.
Tại SEA Games 31, kình ngư người Quảng Bình đóng góp 5 HCV (cá nhân và đồng đội), trở thành VĐV xuất sắc nhất Đại hội.
Theo dự đoán của giới chuyên môn, Huy Hoàng vẫn là gương mặt chủ lực của bơi lội Việt Nam tại SEA Games trên đất Campuchia. Ngoài ra, đoàn TTVN vẫn phải trông chờ vào các "gương mặt vàng" như Nguyễn Thị Oanh (điền kinh), Vũ Thành An (đấu kiếm), Dương Thúy Vi (wushu)...
Song song với đó, nhiều gương mặt trẻ của đoàn TTVN cũng sẽ trình làng và được hứa hẹn tỏa sáng, mang về những tấm HCV giàu cảm xúc.
Trong danh sách 702 VĐV Việt Nam dự SEA Games 32, Nguyễn Thuý Hiền là người nhỏ tuổi nhất. Kình ngư mới 14 tuổi này được đánh giá là có khả năng cạnh tranh tại các cự ly ngắn của nội dung bơi tự do. Đây là gương mặt thực sự được kỳ vọng sẽ là Ánh Viên thứ 2 của bơi lội Việt Nam trong tương lai không xa.
Trước khi lần đầu được tham dự SEA Games, Thúy Hiền từng phá kỷ lục quốc gia của Ánh Viên (nội dung 50m tự do), là một trong 8 kình ngư Việt Nam được đi tập huấn 2 tháng tại Hungary.
Cũng ở môn bơi, kình ngư 15 tuổi Lê Quỳnh Như và em trai Ánh Viên, Nguyễn Quang Thuấn cũng rất được kỳ vọng sẽ ghi dấu ấn trên đường đua xanh.
Ở môn điền kinh, Hoàng Thị Ánh Thục là nhân tố bí ẩn ở SEA Games 32. Tại giải điền kinh U18 châu Á 2022, cô gái người dân tộc Raglai từng gây bất ngờ lớn khi giành HCV cự ly 400m với thành tích 55,03 giây.
Ngoài ra, ở các môn võ, đấu kiếm, TDDC, bóng bàn... đoàn TTVN cũng có nhiều VĐV trẻ tiềm năng, sẵn sàng tạo nên bất ngờ trên đất Campuchia.
" alt=""/>Những ẩn số thú vị của đoàn thể thao Việt Nam ở SEA Games 32Cũng theo bà Kamikawa, G7 đang sắp xếp một cuộc họp trực tuyến với Ngoại trưởng Ukraine trong thời gian hội nghị Ngoại trưởng các nước G7 diễn ra ở Tokyo.
Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, G7 đã liên tục đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế với Moscow. Mới nhất, nhóm này đang cân nhắc áp đặt lệnh trừng phạt với kim cương Nga.
Ukraine tiết lộ số tên lửa dự trữ của Nga
Trong ngày 6/11, đài RBC Ukraine đã có cuộc phỏng vấn với ông Vadym Skibitskyi - đại diện cơ quan Tình báo Quân sự Ukraine (HUR). Tại đây, ông Skibitskyi đã tiết lộ về việc Nga tích trữ tên lửa để tập kích khi mùa đông tới.
"Đối phương đang đợi nhiệt độ xuống dưới 0, khi nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng mạnh. Từ tháng 10 đến tháng 12 năm ngoái, họ đã liên tục tập kích các cơ sở hạ tầng năng lượng, khiến cho nhiều khu vực ở Ukraine phải chịu cảnh mất điện. Năm nay, đối phương được cho là sẽ tập kích dồn dập hơn", ông Skibitskyi nói.
Đại diện HUR cho biết, Nga hiện đã dự trữ được 870 tên lửa tầm xa các loại, bao gồm 165 tên lửa Kalibr; 160 tên lửa Kh-101, Kh-555 và Kh-55; 290 tên lửa Iskander-M và Iskander-K; 80 tên lửa Kinzhal; và 150 tên lửa X-22/X-32.
Cũng liên quan đến sự việc, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng nước này đang chuẩn bị cho một mùa đông "tồi tệ", với nguy cơ mất điện gia tăng do các cuộc tập kích của Nga,
"Tôi đã mua hàng chục cây nến. Cha tôi thì mua một xe tải củi để dự phòng. Ukraine đang cố hết sức để bảo vệ các nhà máy điện", ông Kuleba chia sẻ.
Phương Tây tìm mua xe tăng cũ cho Ukraine
Theo Forbes, Ukraine đã nhận được khoảng 350 xe tăng từ phương Tây. Tuy vậy, số xe tăng này không thể đáp ứng được nhu cầu trên tiền tuyến, khi Nga đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 13.000 xe tăng và xe bọc thép của Ukraine kể từ tháng 2/2022.
Ukraine hiện đã nhận được 71 chiếc Leopard 2, 31 chiếc Abrams và 14 chiếc Challenger 2, nhưng đó là tất cả những loại xe tăng hiện đại mà phương Tây có thể viện trợ. Để tăng cường cho Kiev, các đồng minh phương Tây đã quyết định mua xe tăng T-72 cũ từ tập đoàn CSG Defense của Czech. Những xe tăng này sẽ được cải tiến lên mẫu T-7EA trước khi chuyển giao.
Đan Mạch mới đây đã cam kết cung cấp cho Ukraine 15 chiếc T-72EA, trong khi Mỹ và Hà Lan cùng đặt mua 90 xe tăng loại này. Truyền thông phương Tây cho biết, dù T-72EA không phải là chiến xa tốt nhất được gửi tới Ukraine, nhưng chúng cũng không phải tệ nhất. Trước chiến thuật tiêu hao của Nga, các xe tăng này là lựa chọn hợp lý.