“Tất cả các vệ tinh khi quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất đều bốc cháy, và tạo ra các hạt phân tử nhôm ôxit trôi nổi trên tầng cao khí quyển trong nhiều năm. Sau cùng, nó sẽ ảnh hưởng tới môi trường Trái Đất”, Takao Doi, cựu phi hành gia và hiện là giáo sư tại Đại học Kyoto, nói.
Để giải quyết vấn đề trên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto đã lập dự án đánh giá các loại gỗ để xác định chúng chịu được sự khắc nghiệt như thế nào khi được phóng vào không gian và trong những chuyến bay dài trên quỹ đạo xoay quanh Trái Đất.
Những cuộc thử nghiệm đầu tiên được thực hiện trong các phòng thí nghiệm tái tạo điều kiện trên không gian, và các mẫu vật gỗ được phát hiện không có bất kỳ sự thay đổi nào về khối lượng, hay có dấu hiệu phân hủy hoặc hư hại. “Khả năng chống chịu của gỗ khiến chúng tôi kinh ngạc”, Koji Murata, người đứng đầu dự án cho biết.
Sau những cuộc thử nghiệm ban đầu, những mẫu vật gỗ được đưa lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) để thực hiện một số bài kiểm tra trong gần một năm, trước khi được đưa trở lại Trái Đất. Một lần nữa, các mẫu vật cho thấy chúng chỉ chịu một ít tổn hại.
Theo lý giải từ chuyên gia Murata, không có khí oxy trên không gian nên gỗ không bốc cháy, và không có sinh vật sống trên đó có thể khiến cho gỗ bị mục nát. Một số loại gỗ đã được thử nghiệm, bao gồm gỗ anh đào Nhật Bản. Trong đó, gỗ mộc lan được chứng minh là loại chắc chắn nhất, nên loại này được chọn để chế tạo vệ tinh bằng gỗ.
“Một trong những nhiệm vụ của vệ tinh LignoSat là đo sự biến dạng của kết cấu gỗ trong không gian. Gỗ bền và ổn định theo một hướng, những có thể bị nứt và thay đổi kích thước theo một hướng khác”, chuyên gia Murata cho hay.
Theo ông này, nếu vệ tinh LignoSat hoạt động tốt trong quá trình bay trên quỹ đạo Trái Đất, thì điều này sẽ mở ra cánh cửa cho việc sử dụng gỗ làm vật liệu chế tạo nhiều vệ tinh khác.
"Hai nhà lãnh đạo đã thể hiện sự hài lòng về việc quan hệ hợp tác chiến lược Nga-Trung Quốc đang ở mức cao chưa từng thấy. Ông Putin và ông Tập đều cho rằng điều quan trọng nhất là Moscow và Bắc Kinh phải phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của hai quốc gia", ông Yury Ushakov, trợ lý Tổng thống Nga cho biết.
Cũng theo ông Ushakov, hai nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về tiến trình hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Nga và Trung Quốc. Ở cuối cuộc điện đàm, ông Putin cũng gửi lời chúc mừng Tết Nguyên đán tới ông Tập.
"Ông Putin chúc ông Tập một năm mới tràn đầy sức khỏe và thành công, đồng thời mong toàn bộ người dân Trung Quốc có một năm thịnh vượng", ông Ushakov nói thêm.
Trong khi đó, đài CCTV tiết lộ rằng hai nhà lãnh đạo đã thống nhất về việc Nga và Trung Quốc kiên quyết phản đối sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề nội bộ.
"Chủ tịch Tập Cận Bình cũng cho rằng Nga và Trung Quốc cần đẩy mạnh hợp tác và duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng sẽ ủng hộ Moscow trong thời gian Nga thực hiện vai trò chủ tịch của BRICS", CCTV trích lời ông Tập.
Theo truyền thông Trung Quốc, năm 2024 là năm đánh dấu dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Nga-Trung Quốc. Trước đó, ông Tập và ông Putin đã tuyên bố về việc tổ chức các sự kiện văn hóa giữa hai nước trong năm 2024-2025.
Hai năm gần đây, địa phương cũng rất quan tâm, đầu tư tổ chức nên lễ hội hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều du khách gần xa và quảng bá văn hóa, sản vật", anh Diệm chia sẻ.
Dạo quanh khu chợ, du khách sẽ bắt gặp bà con mặc trang phục truyền thống, rộn ràng cười nói, gặp gỡ, buôn bán.
Ở Cao Bằng, người Nùng gồm các ngành: Nùng Inh, Nùng An, Nùng Giang, Nùng Sluồng, Nùng Khen Lài, Nùng Vẻn… Trong đó, người Nùng Giang phân bố chủ yếu ở các xã: Vân An, Cải Viên, Thượng Thôn, Hạ Thôn, Mã Ba, Tổng Cọt (Hà Quảng), một số ít cư trú trên địa bàn huyện Trùng Khánh.
Trang phục của người Nùng Giang được làm từ vải chàm. Áo của phụ nữ là loại áo ngắn, khuy ngang, cài khít cổ, tay và phần ngực không rộng cũng không quá chật, phía thân áo xẻ tà. Ngày nay, chỉ những phụ nữ lớn tuổi mới mặc áo chàm, còn phụ nữ trung niên và thanh niên mặc áo màu xanh hoặc kẻ ca rô may theo kiểu truyền thống.
Tại phiên chợ tình, bà con bày bán nhiều đặc sản địa phương, nông cụ, đồ dùng... Trong đó, du khách dễ bị thu hút bởi những gian hàng bán đậu phụ chao mỡ béo ngậy, thơm nức mũi. Đậu được chiên ngập trong chảo dầu mỡ sôi sùng sục, đảo đều tay đến khi đậu nổi lên, bên ngoài vàng ươm, giòn tan, bên trong vừa chín tới, mềm và xốp. Đậu đang nóng hôi hổi được ăn kèm với tương.
![]() | ![]() |
Tại lễ hội chợ tình có nhiều hoạt động khác nhau như trình diễn múa lân đến từ thành phố Lạng Sơn; thi trưng bày gian hàng đặc sản lâu đời của xã Tổng Cọt; tổ chức giải bóng chuyền hơi, thi lày cỏ, kéo co, hát dân ca, giải bóng đá nam, giải bóng chuyền da...
![]() | ![]() |
Một trò chơi dân gian tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong chợ tình là lày cỏ.
Lày cỏ còn gọi là “sai mạ”, đây là hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, Tết, ngày vui của người Tày, Nùng từ xa xưa được lưu truyền cho đến ngày nay. Cách chơi lày cỏ của người Tày, Nùng gần giống như trò oẳn tù tì của người Kinh ở dưới xuôi.
Mỗi lượt chơi chỉ có hai người, khi chơi họ cùng đồng thanh hô một con số, số nào là do mình chọn, xòe ra mấy ngón tay tùy mình thích. Miễn sao cộng các ngón tay hai người khớp lại, vừa đúng với số mà mình hô. Ai đoán đúng sẽ thắng, ai thua thì bị phạt.
Từ xã Tổng Cọt, du khách có thể kết hợp ghé thăm nhiều địa danh nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng như Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó (27km), núi Mắt Thần (22km)...