Tuy nhiên bằng việc làm chủ kĩ thuật cùng với mong muốn bảo vệ sức khỏe tối đa cho người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa cho người bệnh.
Nhờ tiến hành phẫu thuật nội soi sẽ giúp giảm đau đớn, giảm nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng do vết mổ lớn có thể gây ra cho người bệnh. Từ đó giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe và nó đặc biệt có ý nghĩa đối với người bệnh ung thư. Sau gần 2 giờ, ca phẫu thuật diễn ra an toàn. Người bệnh sau phẫu thuật hồi phục nhanh chóng và được xuất viện sau 6 ngày.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%.
Ung thư đại tràng thường bắt đầu lành tính (polyp). Polyp không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Polyp có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.
Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển.
Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị nên bắt đầu tầm soát ở tuổi 45 đối với những người có nguy cơ mắc bệnh trung bình.
Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh.
" alt=""/>Mổ cấp cứu cắt ruột thừa cho bệnh nhân ung thư đại tràngNhiều nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng của lá đu đủ (Ảnh: Healthline).
Có thể thúc đẩy cân bằng lượng đường trong máu
Theo Healthline,lá đu đủ thường được sử dụng trong y học dân gian Mexico như một liệu pháp tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường và cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Các nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường đã phát hiện ra rằng chiết xuất lá đu đủ có tác dụng chống oxy hóa mạnh và hạ đường huyết. Điều này là do khả năng bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy khỏi bị tổn thương và tử vong sớm của lá đu đủ.
Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng những tác dụng tương tự có thể xảy ra ở người.
Có thể hỗ trợ chức năng tiêu hóa
Trà và chiết xuất từ lá đu đủ thường được sử dụng như một liệu pháp thay thế để làm giảm các triệu chứng tiêu hóa khó chịu, chẳng hạn như đầy hơi, chướng bụng và ợ nóng. Lá đu đủ chứa chất xơ - một chất dinh dưỡng hỗ trợ chức năng tiêu hóa khỏe mạnh - và một hợp chất độc đáo gọi là papain.
Một nghiên cứu phát hiện ra rằng việc sử dụng bổ sung bột papain có nguồn gốc từ quả đu đủ làm giảm các triệu chứng tiêu hóa tiêu cực, bao gồm táo bón và ợ nóng, ở những người mắc hội chứng ruột kích thích.
Có thể có tác dụng chống viêm
Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ thường được sử dụng để khắc phục tình trạng viêm bên trong và bên ngoài, bao gồm phát ban da, đau nhức cơ và đau khớp. Lá đu đủ chứa nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật có khả năng chống viêm, chẳng hạn như papain, flavonoid và vitamin E.
Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá đu đủ làm giảm đáng kể tình trạng viêm và sưng ở bàn chân của chuột bị viêm khớp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trên người xác nhận những kết quả này.
Có thể hỗ trợ mọc tóc
Đắp mặt nạ và nước ép lá đu đủ thường được sử dụng để cải thiện sự phát triển của tóc và sức khỏe da đầu, nhưng bằng chứng chứng minh hiệu quả của nó cho những mục đích này là cực kỳ hạn chế.
Một số nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng oxy hóa cao trong cơ thể có thể góp phần gây rụng tóc. Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp làm giảm căng thẳng oxy hóa và sau đó cải thiện sự phát triển của tóc.
Có thể thúc đẩy làn da khỏe mạnh
Lá đu đủ thường được dùng bằng đường uống hoặc bôi ngoài da như một cách để duy trì làn da mềm mại, trong trẻo và tươi trẻ.
Một loại enzyme hòa tan protein trong lá đu đủ có tên là papain có thể được sử dụng tại chỗ như một chất tẩy tế bào chết để loại bỏ tế bào da chết và có khả năng làm giảm tình trạng lỗ chân lông bị tắc, lông mọc ngược và mụn trứng cá.
Hơn nữa, các enzyme trong lá đu đủ đã được sử dụng để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và một nghiên cứu cho thấy chúng làm giảm thiểu sự xuất hiện của mô sẹo ở thỏ.
Có thể có đặc tính chống ung thư
Lá đu đủ đã được sử dụng trong các phương pháp y học cổ truyền để ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư, nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu hiện đại.
Chiết xuất lá đu đủ đã chứng minh khả năng mạnh mẽ trong việc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và vú trong các nghiên cứu trong ống nghiệm, nhưng cả thí nghiệm trên động vật và trên người đều không lặp lại được những kết quả này.
Cách nấu nước lá đu đủ tại nhà
Hiện nay có rất nhiều công thức làm từ lá tươi, lá phơi khô hay thậm chí là kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác như chanh, sả...
Nấu nước lá đu đủ đã phơi khô
Theo bác sĩ Bệnh viện Vinmec, nếu không có lá đu đủ tươi, chúng ta có thể dùng lá đu đủ khô để nấu nước theo các bước sau:
- Cho khoảng 2 lít nước lọc và lá đu đủ khô vào nồi.
- Đun nước đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa để tiếp tục nấu.
- Nấu hỗn hợp trên cho tới khi lượng nước giảm còn một nửa.
- Tiến hành lọc bỏ phần bã và sau đó thưởng thức nước lá đu đủ phơi khô.
Nấu nước lá đu đủ tươi với chanh
Nước lá đu đủ tươi khó uống do có vị đắng. Do đó, chúng ta có thể kết hợp lá đu đủ tươi với một số nguyên liệu để mang lại hương vị thơm ngon và dễ uống hơn.
Cách thực hiện:
- Rửa thật sạch 10 lá đu đủ rồi cắt nhỏ.
- Xay lá đu đủ tươi với nước ấm.
- Lọc hỗn hợp đã xay bằng rây hay vải mùng.
- Sau đó thêm một ít nước cốt chanh (nửa quả) đã chuẩn bị.
- Thêm 2-3 thìa đường vào hỗn hợp nước lá đu đủ và nước cốt chanh, nếu không thích đường có thể sử dụng mật ong.
- Thêm khoảng 240ml nước lọc nếu thấy hỗn hợp quá đặc rồi tiến hành xay tiếp cho đến khi hỗn hợp mịn.
- Cho nước lá đu đủ đã chế biến vào tủ lạnh để làm mát rồi thưởng thức.
Nấu nước lá đu đủ tươi với sả
- Đổ 2 lít nước sạch vào nồi, cho 10 gram sả khô và 90 gram lá đu đủ vào rồi đun sôi.
- Khi nước sôi hãy vặn nhỏ lửa rồi đun tiếp trong 30 phút.
- Tắt bếp, lọc lấy phần nước lá đu đủ để uống trong ngày.
" alt=""/>7 công dụng độc đáo của lá đu đủ với sức khỏeKết quả nội soi cho thấy trẻ bị bỏng thực quản độ 2 (Ảnh: BV).
Bác sĩ chuyên khoa 1 Lý Phạm Hoàng Vinh, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, ngay sau khi tiếp nhận, ekip điều trị đã nhanh chóng soi đường thở và thực quản cấp cứu cho bé, phát hiện vùng họng bệnh nhi sung huyết, lở loét, thanh quản phù nề gây khó thở, thực quản bị bỏng độ 2.
Bệnh nhi được hỗ trợ đường thở, đặt ống sonde dạ dày và điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Bé sẽ không thể ăn qua miệng mà phải uống sữa và chất lỏng qua ống sonde trong thời gian dài. Trong tương lai, trẻ cần tái khám để soi nong thực quản định kỳ, nếu bị biến chứng hẹp thực quản.
Theo bác sĩ Lý Phạm Hoàng Vinh, thuốc trị mụn cóc có thành phần chính là các loại axit, chỉ sử dụng ngoài da. Khi uống vào sẽ gây hoại tử các lớp niêm mạc và cơ của thực quản, nguy cơ biến chứng hẹp thực quản, nặng hơn là thủng thực quản, sốc…
Thống kê cho thấy, mỗi năm Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu 15-20 trường hợp trẻ bị bỏng thực quản do uống nhầm axit, kiềm hoặc hóa chất, gây nhiều di chứng và tốn kém chi phí điều trị.
Hình dáng gần giống nhau giữa chai men vi sinh và lọ thuốc trị mụn cóc (Ảnh: BV).
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ chuyên khoa 2 Ngô Thị Thanh Thủy, Phó khoa Cấp cứu cho biết, thời gian qua nơi này cũng tiếp nhận và điều trị những trường hợp ngộ độc vì uống nhầm thuốc, hóa chất.
Trong đó, có trường hợp bé trai 2 tuổi ăn nhầm những viên thuốc diệt chuột màu hồng vì nghĩ là kẹo ngọt, sau đó lâm vào biến chứng nguy hiểm, phải nhập viện cấp cứu.
Khi gia đình phát hiện và đưa bé đến bệnh viện, các bác sĩ đã xử trí khẩn cấp, rửa dạ dày, cho bé dùng chất đối kháng. Nhờ vậy, bệnh nhi qua cơn nguy kịch.
Theo bác sĩ Thủy, ngộ độc là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong ở trẻ trong nhóm tai nạn thương tích, xếp sau đuối nước và tai nạn giao thông. Các tình huống ngộ độc phần lớn qua đường tiêu hóa, ít gặp hơn là ngộ độc qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc qua da.
Một loại thuốc diệt chuột có màu hồng, dễ bị trẻ nhầm là kẹo (Ảnh: MXH).
Về tình huống ngộ độc qua đường tiêu hóa, tác nhân hàng đầu là do các loại hóa chất như dược - mỹ phẩm, tiếp đến là nhóm hóa chất tẩy rửa và nhóm hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…
Ngộ độc hóa chất có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong đó, nhóm trẻ dưới 6 tuổi thường chiếm nhiều nhất.
Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần cẩn thận khi lưu trữ các loại dung dịch, không để lẫn lộn, có nhãn dán, đặt ngoài tầm tay của trẻ em. Trường hợp uống nhầm hóa chất, cần đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay để cấp cứu kịp thời.
Tuyệt đối không gây nôn cho trẻ khi sơ cứu tại nhà, vì thao tác sai sẽ khiến trẻ trở nặng. Lưu ý, thời gian vàng để loại bỏ các hóa chất là 1-3 giờ sau khi trẻ dung nạp.
" alt=""/>Bé 6 tháng tuổi uống nhầm thuốc trị mụn cóc, bỏng thực quản nặng