Đầm Hà là huyện miền núi ven biển nằm ở phía Đông của tỉnh Quảng Ninh, trên địa bàn huyện gồm 12 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 12.600 người.
Tưởng chừng như một huyện với trên 30% là người đồng bào dân tộc thiểu số, công tác chuyển đổi số sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự sáng tạo trong cách triển khai, đến nay huyện Đầm Hà đã có nhiều chuyển biến tích cực từ chuyển đổi số.
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và xác định được vai trò quan trọng của chuyển đổi số đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện, nhằm giúp người dân được tiếp cận công nghệ số theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực, huyện Đầm Hà đã thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng tại mỗi khu phố, thôn, bản.
Thông qua các Tổ công nghệ số cộng đồng đã đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với mọi người dân, đặc biệt là vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Chị Tằng Thị Múi, thôn Tân Sơn, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà chia sẻ: Nhờ được tuyên truyền, hướng dẫn của tổ công nghệ số cộng đồng của thôn, đến nay, tôi đã sử dụng thông thạo điện thoại thông minh để vào các ứng dụng trong chuyển đổi số của tỉnh, như cài đặt định danh điện tử và giao dịch hành chính.
Anh Voòng A Tài, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tân Sơn, xã Quảng Tân đồng thời cũng là tổ trưởng tổ công nghệ số của thôn, hiện nay đã không cần phải đi đến từng nhà dân để tuyên truyền, chỉ cần đăng tải thông tin trên các trang Facebook và Zalo.
“Các thông tin của tôi đưa lên được nhiều người theo dõi và chia sẻ, truyền tải đến bà con những thông tin về chủ trương của huyện, xã một cách nhanh chóng và kịp thời.
Các thành viên trên Zalo còn thảo luận, chia sẻ, phản hồi ý kiến của mình lên nhóm. Nhiều sự việc sau khi được người dân góp ý đã được điều chỉnh phù hợp với tình hình, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư",anh Tài chia sẻ.
Để người dân tiếp cận được với ứng dụng công nghệ thông tin và hình thành xã hội số thời gian tới, 8 xã và 1 thị trấn (đạt 100%) trên địa bàn huyện đã lắp đặt camera giao thông và đã lắp đặt hệ thống mạng Wifi kết nối Internet tại các nhà văn hóa thôn.
Sau một thời gian triển khai lắp đặt, sử dụng, hệ thống Wifi miễn phí tại nhà văn hóa thôn đã cho hiệu quả, lợi ích rất thiết thực, giúp cho thôn tổ chức tốt các hoạt động hội họp, sinh hoạt cộng đồng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin về chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, du lịch và đảm bảo ATNT trong thôn.
Mặc dù là địa phương vùng cao nhưng lĩnh vực kinh tế số được huyện Đầm Hà tích cực triển khai. Đến nay đã có 100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử; các trường học, bệnh viện, Trung tâm HCC, UBND các xã, thị trấn và các siêu thị, cửa hàng tiện lợi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Đã có 16/16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên đưa lên sàn thương mại điện tử.
Đồng thời triển khai tuyên truyền, trang bị và cài đặt 312/402 điểm chấp nhận thanh toán mã QR cho các hộ kinh doanh trong chợ trung tâm huyện.
Đối với chính quyền số, huyện đã đẩy mạnh triển khai một số nội dung, mang lại kết quả tích cực. Trung tâm Hành chính công huyện, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã đẩy mạnh tiếp nhận và trả kết quả TTHC theo quy trình 5 bước trên môi trường điện tử; số hóa hồ sơ TTHC.
10 tháng năm 2023 có 8.210 hồ sơ thuộc thẩm quyền của UBND huyện thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến, đạt 83,74%.
Với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, động lực của chuyển đổi số, thời gian qua 70 tổ công nghệ số cộng đồng với hơn 500 thành viên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, đưa kỹ năng số đến với người dân, doanh nghiệp.
Những hiệu quả đem lại từ triển khai chuyển đổi số toàn diện thời gian qua là yếu tố quan trọng để huyện Đầm Hà tiếp tục triển khai các giải pháp xây dựng, thúc đẩy hành trình chuyển đổi số về đích sớm, góp phần phát triển nhanh, bền vững, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.
TheoNgọc Trâm(Báo Quảng Ninh)
" alt=""/>Đầm Hà có nhiều chuyển biến tích cực từ chuyển đổi sốTại một bệnh viện tư, bé được chẩn đoán viêm phổi, tập vật lý trị liệu để đẩy đờm ra thì gặp cơn ngưng thở, phải thở oxy, được chăm sóc đặc biệt.
Sau một ngày, bé vẫn có cơn ngưng thở, bác sĩ test đờm thấy bé bị nhiễm vi khuẩn ho gà nên chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng 2.
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Phó trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi này nhập viện trong tình trạng khá nặng, phải thở oxy nồng độ cao và thở áp lực dương liên tục. Sau gần một tuần điều trị tích cực, tình trạng bé mới ổn định dần.
Qua khai thác, bé chưa đủ tháng để tiêm vắc xin ho gà, mẹ bé cũng không tiêm vắc xin này.
Số ca mắc tăng nhanh
Bác sĩ Nguyễn Đình Qui cho biết, ca bệnh ho gà tại bệnh viện đang tăng lên theo từng tuần. Thời điểm này năm ngoái, khoa không ghi nhận ca bệnh nào, hiện nay tại khoa Nhiễm đã có gần 10 ca mắc. 1/3 số trẻ phải thở oxy do cơn ho kéo dài kèm tím tái nhiều.
Trẻ mắc ho gà đều dưới 3 tháng tuổi, trong đó một số ca dưới 2 tháng tuổi chưa được tiêm ngừa, nguồn lây chủ yếu là từ cha, mẹ hoặc người chăm sóc bị mắc bệnh. Tại khoa Nhiễm cũng có một số trẻ 3-4 tuổi mắc bệnh, tất cả trẻ đều không được tiêm vắc xin hoặc tiêm không đủ mũi.
Triệu chứng ho gà của trẻ là ho nên người nhà thường nhầm lẫn với ho thông thường, nhiều phụ huynh tự mua thuốc cho con uống, không thấy đỡ mới đi khám.
"Việc phát hiện và điều trị trễ bệnh ho gà có thể gây biến chứng viêm phổi vì sau cơn ho, đờm tắc nghẽn gây sặc, dẫn đến viêm phổi" - bác sĩ Qui cảnh báo.
Bác sĩ khuyến cáo khi thấy trẻ ho kéo dài, sau cơn ho thường tím tái, đỏ mặt, cần đưa trẻ đi khám ngay để được cách ly kịp thời, tránh lây lan bệnh. Ho gà lây qua đường hô hấp, khi chăm sóc trẻ, phụ huynh nên mang khẩu trang, vệ sinh tay thường xuyên để hạn chế lây lan cho những trẻ khác.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 30 ca mắc ho gà. Trong đó, 90% ca bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi và 40% ca bệnh ở trẻ dưới 2 tháng tuổi - độ tuổi chưa đủ để tiêm mũi đầu tiên trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Trước tình hình gia tăng số ca mắc, Sở Y tế đã tăng cường các hoạt động truyền thông về cách phòng bệnh ho gà, lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai; tăng cường hoạt động tiêm chủng thường xuyên, tiêm bù. Các quận huyện rà soát mời tiêm đối với những trẻ chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi.
UBND TPHCM đã có văn bản gửi Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề xuất nhu cầu vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2025, với dự trù kinh phí là hơn 4,3 tỷ đồng.
" alt=""/>Nhiều trẻ sơ sinh ở TPHCM mắc ho gà chuyển nặngCúp C1 nữ châu Âu
28/3 - 0h45: Lyon 4-1 SL Benfica
28/3 - 3h00: Chelsea 1-1 Ajax
VĐQG Colombia
28/3 - 4h00: Bucaramanga 1-0 Aguilas D
Cúp QG Phần Lan
28/3 - 0h00: PoPo vs HP-47
28/3 - 0h00: HaPK vs IPS Edustus
28/3 - 0h00: Tervarit-j vs KePS
28/3 - 0h30: Sisu vs Kiisto
28/3 - 0h45: Fish United vs LeKi-Futis
28/3 - 1h00: Tampere United vs NoPS II
28/3 - 1h30: NoPS vs PP-70
VĐQG Indonesia
27/3 - 20h30: Dewa United 4-1 Persita
27/3 - 20h30: Arema 0-1 Persebaya
VĐQG Iraq
28/3 - 1h30: Kahrabaa 1-0 Baghdad
VĐQG Paraguay
28/3 - 5h00: Tacuary 1-1 Sportivo Amel
VĐQG Uruguay
28/3 - 2h00: Progreso 4-2 Rampla Juniors
" alt=""/>Kết quả bóng đá hôm nay 28/3/2024 mới nhất