Aladin được nhập quốc tịch Trung Quốc?
Nhưng điều càng ngạc nhiên phải là việc người cho câu chuyện này là “phù hợp” lại là một người Việt, chắc từng đọc ngày xửa ngày xưa - đang đương chức NXB Dân Trí.
Một cái chặc lưỡi không hơn không kém, trước một sản phẩm đóng nhãn dân trí.
Dân trí gì, khai trí gì khi những đứa trẻ sẽ ngay lập tức mặc định rằng Aladin là người Trung Quốc.
Bộ sách “Phát triển trí thông minh” cho học sinh lớp 1 “cắm” trong đó lá cờ 5 sao. Những chiếc hộ chiếu vào Việt Nam in một cái lưỡi bò. Và giờ, đập vào mắt ngay cả những đứa trẻ tập tọe đánh vần là tóc đuôi sam, ngay cả từ những nhân vật kinh điển như Aladin.
Chẳng có gì gọi là phù hợp ở đây, thưa bà PGĐ NXB Dân Trí!
Chẳng thể nào lại có thể chặc lưỡi trước một cú tống tiền văn hóa đến như vậy.
Nhớ cách đây chưa lâu, một nhà khảo cổ học, GS-TS Tống Trung Tín đã phẫn nộ rằng: Chưa bao giờ trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam lại tràn lan những con sư tử dữ dằn, hung ác "sặc mùi Trung Quốc” và “phi văn hóa Việt” tại nhiều nơi thờ tự như bây giờ. Còn khi Vạn lý Trường thành được người Việt xây dựng trong một khu du lịch Việt, đã có câu hỏi khắc khoải được đặt ra: Sao đó không phải là tháp Eiffel.
Tại sao ư? Chính từ cái cách mà người ta chặc lưỡi trước búi tóc đuôi sam của Aladin.
Trong ''Ngàn lẻ một đêm'', khi nằm bên công chúa, chàng trai Aladin đã không chặc lưỡi khi để giữa hai người một thanh kiếm tuốt trần. Còn ngày nảy ngày nay, fan của Aladin cần ở những sử gia nói riêng và những nhà văn hóa nói chung một lưỡi kiếm trần, để trước hết cắt bỏ cái đuôi sam, trả lại sự trong sạch cho nàng Sheherazade.
(Theo Lao Động)" alt=""/>Aladin để tóc... đuôi sam!Thanh Lam: Tôi vui khi con gái Thiện Thanh có người yêu cùng nghề
Trò chuyện trực tiếp với Doãn Quốc Đam - Phương Oanh của 'Quỳnh búp bê'
Minh Tú: 'Đã là hoa hậu thì phải hạn chế khoe thân, ăn mặc gợi cảm'
Á hậu Thùy Dung, Á hậu Thúy Vân, ca sĩ Võ Hạ Trâm và ca sĩ Châu Đăng Khoa cùng các chuyên gia nhiều lĩnh vực vừa giao lưu và ký tặng sách cho sinh viên tại Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II và Đại học Ngoại ngữ - Tin học (TP.HCM).
Trong buổi giao lưu, những câu chuyện vượt qua bản thân của Thùy Dung nhận được nhiều sự quan tâm.
![]() |
Câu chuyện vượt qua bản thân của Thùy Dung nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên. |
"Dung từng rất sợ đám đông, sợ giao tiếp. Một ngày, Dung muốn thay đổi bản thân để trở nên tự tin hơn. Đó là lý do Dung thử thách bản thân ở cuộc thi Hoa khôi Ngoại thương, chinh chiến ở cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 và Hoa hậu Quốc tế 2017. Những ngày đầu Dung đã rất khó khăn khi phải nói trước đông người và từng rất buồn khi nghe lời nhận xét: Sao em nói chuyện tệ thế?
Dù không dám xem lại những gì mình đã thể hiện nhưng Dung không bỏ cuộc, không trốn tránh mà tiếp tục tham gia nhiều sự kiện để rút kinh nghiệm. Đến giờ, Dung đã vượt qua được nỗi sợ ấy và Dung rất hạnh phúc khi khiến cuộc sống thay đổi theo hướng tích cực”.
Một câu chuyện nữa khiến Thùy Dung tự hào là khi cô đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Miss International 2017 và giành giải Đại sứ Du lịch Nhật Bản. Cô nói: "Nhiều người không biết Dung đến với cuộc thi rất chủ động, phải tìm hiểu từng bước và xoay sở chuẩn bị mọi thứ. Lúc đó Dung gặp nhiều khó khăn về tài tài chính, tinh thần, nhất là bị bệnh thủy đậu vào những ngày cuối cùng trước đêm chung kết. Dung đã rất áp lực, đau khổ và nghĩ không vượt qua được.
Nhưng ngay sau đó, Dung tự nhủ phải cố gắng hết mình và dù bị bệnh Dung vẫn thoải mái, tự tin, rạng rỡ trong đêm chung kết để không phụ lòng những người yêu quý mình. Không đạt được kết quả cao nhưng Dung không buồn, không cho là thất bại mà là trải nghiệm bởi Dung đã vượt qua được giai đoạn khó khăn và có được những bài học giúp trưởng thành hơn".
![]() |
Á hậu sinh năm 1996 từng rất nhút nhát, tự ti. |
Chia sẻ về lý do không dùng Facebook, Thùy Dung cho hay: "Dung sống khép kín, thích sự gắn kết về tinh thần ở ngoài đời hơn là trên mạng. Facebook là nơi mà nhiều người muốn thể hiện cái đẹp nhất, cái tôi của bản thân, thậm chí là viết những lời thiếu suy nghĩ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và những người xung quanh.
Dung không nhận xét Facebook tốt hay xấu mà chỉ vì Dung nghĩ mình sẽ không thể chọn lọc được thông tin khi mà có quá nhiều thông tin ập đến. Dung đã có các phương tiện khác như điện thoại, email để giải quyết rõ ràng nên không cần dùng đến Facebook nữa. Tuy nhiên, Dung có dùng fanpage và instagram để cập nhật thông tin, hình ảnh cho những ai quan tâm đến Thùy Dung".
Theo người đẹp, việc không dùng Facebook khiến cô thấy thanh thản hơn để tập trung cho cuộc sống.
Tại cuộc trò chuyện, không ít sinh viên ngưỡng mộ Thùy Dung vì khả năng nói tiếng Anh lưu loát. Khi được hỏi về bí quyết để giỏi Tiếng Anh, Thùy Dung nói: "Tiếng Anh không đòi hỏi sự thông minh mà là sự rèn luyện và việc sử dụng hàng ngày rất quan trọng. Cái nền phải vững mới đi lên được. Chủ động rèn luyện và không sợ, không ngại sai. May mắn là Dung có niềm yêu thích với tiếng Anh và có được những thầy cô rất giỏi đã cho Dung những phương pháp học gần gũi trong cuộc sống hàng ngày".
Tình Lê
Á hậu Thùy Dung lộng lẫy trong trang phục dạ hội sẽ diện trong chung kết Miss International 2017 vào 14/11 tới
" alt=""/>Á hậu Thuỳ Dung chia sẻ lý do không dùng Facebook