![]() |
Cây nguyện ước của nghệ sĩ lừng danh Yoko Ono |
Toả - The Foliage là triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật như những cuộc đối thoại ý nghĩa, phong cách đa dạng của 18 nghệ sĩ đương đại danh tiếng Việt Nam và quốc tế như: Bùi Hải Sơn, Trương Tân, Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Đình Tiến, Võ Trân Châu, Lê Hoàng Bích Phượng, Phi Phi Oanh, Trần Văn Thảo, Nguyễn Quang Huy, Lê Thừa Tiến, Đặng Xuân Hòa, Hà Trí Hiếu.
Ngoài các nghệ sĩ kể trên, Toả còn đặc biệt với tác phẩm Cây nguyện ước của nghệ sĩ lừng danh Yoko Ono, cùng một số tác phẩm của các nghệ sĩ khác như Đinh Thị Thắm Poong, Hà Mạnh Thắng, Sandrine Llouquet...
Các tác phẩm nghệ thuật của Toả được sắp đặt cạnh nhau không theo niên đại hay chủ đề, mà là sự tương tác giữa các yếu tố nghệ thuật cũng như phù hợp với không gian trưng bày.
![]() |
Các tác phẩm nghệ thuật của Toả được sắp đặt cạnh nhau không theo niên đại hay chủ đề |
Triển lãm Toả cũng đánh dấu sự kiện khai trương VCCA - một trung tâm nghệ thuật phi lợi nhuận quy mô lớn - nơi hứa hẹn sẽ hội tụ những nghệ sĩ, cá nhân và tổ chức cùng hướng đến mục tiêu đóng góp và xây dựng nền nghệ thuật Việt Nam đương đại.
TS. Mizuki End - người sáng lập và giám đốc điều hành của dịch vụ phi lợi nhuận cung cấp cơ sở vật chất cho nghệ sĩ ở Higashiyama đã thiết lập ba không gian nghệ thuật ở châu Á: không gian nghệ thuật Tetra (Fukuoka, 2004), triển vọng tương lai cho không gian nghệ thuật (Manila, 2005) và phòng chơi (Mito, 2007).
Theo TS Mizuki End, trung tâm nghệ thuật phi lợi nhuận này sẽ đặt các mục tiêu đầu tư bảo tồn, bảo tàng nhằm sưu tập, gìn giữ các di sản văn hóa nghệ thuật Việt Nam và các tác phẩm có giá trị về lịch sử, nghệ thuật... VVCA cũng muốn tạo sân chơi cho các nghệ sỹ triển lãm tác phẩm theo hình thức kinh doanh nghệ thuật chuyên nghiệp và lập bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật có giá trị của Việt Nam.
Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Triển lãm và Nhiếp ảnh chia sẻ những tác phẩm trưng bày trong Toả, một cách tình cờ đã có những tác phẩm mà triển lãm 'Mở cửa' trước đó đã trưng bày. Điều này cho thấy sự nhìn nhận nghệ thuật của người Giám tuyển triển lãm Toả đã cùng bước tiến và cái nhìn với "Mở cửa".
"Tôi thấy rằng, những tác phẩm ở đây, những người có mặt tác phẩm trong triển lãm này, đặc biệt là người Giám tuyển các tác phẩm trong triển lãm đã đạt tới trình độ quốc tế", ông Vi Kiến Thành chia sẻ.
![]() ![]() ![]() Tác phẩm sắp đặt “Cuộc sống vườn địa đàng” tái hiện sinh động, tinh xảo đến từng chi tiết cuộc sống, kiến trúc chung cư Hà Nội thời Liên Xô. ![]() Khung cửa sổ trưng bày tác phẩm “Ngụ ngôn vàng” của nghệ sĩ Trúc Anh, khách tham quan sẽ như bị thôi miên khi trực tiếp trải nghiệm sự kết hợp giữa âm thanh, sắp đặt và video-art. ![]() Các tác phẩm trưng bày trong Toả ![]() Đại sứ Phạm Sanh Châu cũng có mặt tại triển lãm. ![]() Ông Vương Duy Biên – Thứ trưởng Bộ VHTT&DL cùng quan khách nghe giới thiệu về tác phẩm Mappa Mundi của Phi Phi Oanh – tác phẩm được làm từ sơn mài – chất liệu truyền thống của Việt Nam. |
Tỏa mở cửa từ ngày 6/6 - 6/8, tại Vincom Megamall, Nguyễn Trãi, Hà Nội.
Tình Lê
" alt=""/>Triển lãm ToảMỹ Tâm lái 'siêu xe' đi bão mừng Việt Nam vô địch AFF Cup 2018
Philippines đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ, H'Hen Niê vào top 5
MV 'Cô đôi thượng ngàn" của Tân Nhàn
- Thường các ca sĩ ra album mới chọn những dòng nhạc mới lạ nhưng Tân Nhàn lại quay về với âm nhạc cổ. Vì sao bạn lại có sự đi ngược dòng này?
Thời điểm hiện tại làm gì mới bùng nổ để nổi tiếng luôn là thắc mắc của nhiều người dành cho nghệ sĩ. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới việc tìm về với những gì thuộc về truyền thống là xu hướng chung. Nghệ thuật truyền thống góp phần tạo nên bản sắc văn hoá của đất nước, giống như nói đến Trung Quốc người ta nghĩ ngay đến kinh kịch. Vậy tại sao Việt Nam rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như hát then, hát xẩm, hát xoan, dân ca, chèo, quan họ... lại ít được nhắc đến? Tôi ước rằng khi thế giới nghe quan họ, nghe chèo… người ta sẽ biết đến đây là Việt Nam.
Tôi có niềm đam mê âm nhạc truyền thống từ rất lâu. Đến thời điểm này, nghĩ mình cần làm điều gì đó ý nghĩa cho nghệ thuật. Nếu như album “Yếm đào xuống phố” trước đây tôi đã phát hành hình dung như câu chuyện của một cô gái đương đại đang tung tẩy trong cuộc chơi với dòng chảy cuộc sống thì “Níu dải lụa đào” lần này là sự mềm mại và trải nghiệm nhiều hơn của một người muốn hướng trái tim mình về nguồn cội. Tôi thực sự muốn níu giữ những gì thuộc về truyền thống.
-Trong album mới của bạn "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" có hẳn 2 bản, một bản hát một mình, một bản hát chung với nghệ sĩ Đình Cương. Vì sao vậy?
Với tôi, nghệ sĩ Đình Cương hát “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” hay nhất Việt Nam. Khi tìm hiểu tôi nhận ra bài này chưa ai hát song ca nên muốn mời anh Đình Cương. Phải nói rằng các làn điệu, quan họ luôn là sự thử thách lớn nhất. Tôi nghe nhiều nhưng học chỉ một năm nay, đặc biệt là bài "Lúng liếng" quá khó, cái nảy, cái bật đều ra âm thanh khác nhau. Tôi học rất nhiều mà bây giờ khi album nghe lại mới có chút tự tin là mình hát cũng... ổn.
Clip Tân Nhàn và nghệ sĩ Đình Cương hát "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa"
- Album mới bạn không bán và sẽ in tặng cho những ai yêu âm nhạc dân gian. Hành động này của Tân Nhàn nếu bị nhận xét là "chơi trội" gây chú ý thì sao?
Tôi muốn lan tỏa tình yêu âm nhạc truyền thống đến khán giả và xây dựng nên một giá trị cộng đồng. Những người được tặng đĩa nếu có lòng hảo tâm có thể đóng góp cùng tôi vào Quỹ từ thiện CLB "Ngôi sao nhỏ" để giúp những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn mà có tài năng... Tôi tin dù ít hay nhiều mỗi người cùng góp sức sẽ tạo nên một thành công lớn.
Trường hợp nếu ai đó không có điều kiện để đóng góp vào Quỹ một cách tùy tâm mà muốn nghe đĩa mới, tôi vẫn sẵn sàng dành tặng. Tôi sẽ đăng trên trang cá nhân của mình việc tặng đĩa miễn phí, những ai yêu tiếng hát của tôi, yêu các giá trị truyền thống có thể đăng ký để nhận đĩa. Nếu nhiều người muốn có đĩa để nghe và cần tặng tôi sẽ in tiếp.
- Ngoài một giọng ca dân ca đắt show trong làng nhạc Việt, bạn còn làm Phó khoa thanh nhạc của Học Viện âm nhạc quốc gia cũng như đang có một gia đình hạnh phúc. Có vẻ như kinh tế đã ổn định không làm vướng bận Tân Nhàn chuyện "cơm áo gạo tiền"?
Tôi đã nhận được rất nhiều điều từ khán giả, từ Tổ nghiệp yêu thương nên mong muốn làm được điều gì đó có ích cho cộng đồng. Hiện tại, tôi đã in 5.000 đĩa, nếu khán giả muốn nghe nhiều hơn sẽ in thêm. Tới thời điểm này, tôi đã có một gia đình yên ấm, bình an, một người chồng luôn ủng hộ tôi trong sự nghiệp lẫn những chặng đường tôi đi. Với tôi, đó là hạnh phúc mình cần phải chia sẻ với cuộc đời.
- Người ta nói phía sau thành công của người đàn ông có bóng dáng của phụ nữ, nhưng gia đình bạn có vẻ ngược lại khi chồng lùi vào hậu trường để vợ tỏa sáng hơn?
Khi nhận được câu hỏi này chồng tôi thật thà nói rằng chỉ đơn giản một điều rằng vì anh ấy yêu tôi quá. Chồng tôi quan niệm rằng trong cuộc sống vợ chồng, không nhất thiết ai phải hy sinh nhiều hơn ai. Tôi vốn là người hướng ngoại còn anh Tuấn Anh hướng nội. Anh Tuấn Anh từng nói với tôi: "Anh muốn em bình yên và ở bên cạnh để em tỏa sáng".
![]() |
Tân Nhàn bên chồng và con trai. |
- Chồng bạn lúc nào cũng bẽn lẽn, kiệm lời, với tính cách ấy, nhiều người sẽ lầm tưởng Tân Nhàn sắc thế sẽ "bắt nạt" chồng ghê lắm. Bạn nói gì về điều này?
Đàn ông hiền và ít nói họ thường có "võ" riêng đấy chị ạ, không dễ "bắt nạt" được đâu! Không cần nói nhiều, nhưng cách những người đàn ông dành cho vợ tôi nghĩ ai cũng đều có thể cảm nhận được thông qua những hành động của họ. Cứ nói hay về chồng tôi nghĩ đó không phải là tính cách của mình. Tôi chỉ muốn nói rằng cảm ơn cuộc đời đã cho chúng tôi gặp nhau và nên duyên chồng vợ.
Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng: Tân Nhàn có con đường đi riêng của mình. Bên cạnh việc bảo tồn theo đúng cách truyền thống thì những nghệ sĩ hiện đại có thể đóng góp sự phát triển của âm nhạc truyền thống theo nhiều cách khác nhau. Nghệ thuật giống như một vườn hoa, đừng đóng hàng rào. Sự đóng góp rất là quý, tôi tin Tân Nhàn làm được những điều mới. Những bài hát của cô không chỉ dừng lại những bài hát dân gian mà quay trở về những giá trị gốc. Âm nhạc càng ngày đa dạng, khác biệt, càng thú vị. Cách đây 10 năm, Tân Nhàn yêu cầu tôi viết bài “Quê mẹ”, thực sự tôi chưa viết nhạc dân gian bao giờ. Một lần đi diễn, tôi gợi ý là kết hợp nhạc dân gian với âm nhạc giao hưởng, điện tử. Sau đó về nhà tôi nghĩ, mình dại rồi vì làm như thế khó quá, và quả là sau đó làm album đó rất vất vả. Tân Nhàn còn đi xa hơn những gì mà mọi người thấy hiện giờ. Năm 2019 Tân Nhàn có một cuộc chơi với một dàn nhạc lớn, đa phong cách với nghệ thuật truyền thống. Cô ấy tin tưởng nhờ, tôi không biết mình có làm được không, có thể sẽ bị lên án nhưng tôi thích sự mạo hiểm và khâm phục Tân Nhàn. |
Sơn Hà
Ảnh: Hòa Nguyễn
Không chỉ thành công trong lĩnh vực ca hát, Tân Nhàn còn có một gia đình hạnh phúc khi được chồng - ca sĩ Tuấn Anh chiều chuộng hết mực. Cô không giấu niềm hạnh phúc về ngày 20/10 rất ý nghĩa khi có chồng ở bên.
" alt=""/>Tân Nhàn: Chồng tôi ít nói, hiền nhưng đâu dễ bắt nạtMột là, bán thửa đất nhỏ 70 m2, giá khoảng 800 triệu đồng, vay thêm ngân hàng mua một căn chung cư giá khoảng 3 tỷ đồng. Trong một năm, chúng tôi được hỗ trợ miễn lãi và gốc. Sau một năm, nếu thu nhập không cải thiện nhiều, tôi tính bán nốt thửa đất 100 m2 để trả nợ ngân hàng.
Hai là, bán thửa đất nhỏ trước, còn thửa lớn dành để đầu tư. Sau khi có lãi, tôi mới bán để mua nhà.
Ba là, bán cả hai thửa đất để mua một căn chung cư 3 tỷ, không cần vay thêm ngân hàng. Trường hợp này chúng tôi sẽ mất hết tài sản ở quê.
Mong nhận được tư vấn từ chuyên gia và độc giả kinh nghiệm giúp tôi chọn được phương án hợp lý nhất!
Độc giả Nhân Đức
" alt=""/>Có nên bán hết đất ở quê để mua chung cư TP HCM?
|