Khi đã ổn định sự nghiệp anh mới thấm cảnh cô đơn nên muốn tìm một người phụ nữ để cùng xây dựng gia đình. Anh nhắm một bà mẹ đơn thân, đã có 2 đứa con, tự chủ tốt về tài chính, nhìn vào mọi điều kiện đều rất thích hợp để lấy làm vợ. Ngặt một nỗi, cô ấy lại không đồng ý lấy anh.
Người đàn ông này tỏ ra khá bực bội, tự hỏi "đàn bà con gái lại 2 đứa con rồi, nếu không phải người từng lỡ dở như tôi thì ai sẽ rước mà cô ấy còn làm cao", "Một đời chồng, hai con rồi, mà gặp người đàn ông chăm chỉ làm nên như tôi còn chê là lý làm sao?".
Suy nghĩ của anh này khiến bạn đọc nổi giận. Nhiều người đã vào để lại bình luận, phân tích cho anh hiểu anh sai ở đâu, lý do nào không thể nhận được sự đồng ý kết hôn của người mẹ đơn thân đó.
![]() |
- "Chị ấy không lấy anh là đúng rồi, lấy một người không tôn trọng mình thậm chí còn khinh thường mình thì lấy về để làm gì. Anh đọc lại lời văn anh viết xem, em thấy anh đang khinh thường chị ấy đấy", bạn đọc Kaneki nhận xét.
- "Bạn chủ quan và ngộ nhận quá, tôi thấy bạn đang xúc phạm cô ấy đấy, hôn nhân phải bắt đầu từ tình yêu, nếu bạn muốn cô ấy chấp nhận bạn thì phải thể hiện thành ý và kiên trì đến lúc nào con tim người ta rung động. Cô ấy đã một lần đổ vỡ, cũng như bạn bây giờ cô ấy như "chim sợ cành cong". Những điều kiện bạn đưa ra đúng là cô ấy không cần, tôi thấy cô ấy là người tự trọng, tự chủ về kinh tế và đang có hai con trai như thế là quá đủ, phụ nữ họ không dễ gì đánh đổi. Khuyên bạn: Nếu thấy cô ấy đáng yêu và đáng tin thì hãy kiên nhẫn và chân tình, có thể rất lâu đấy!", bạn đọc Họ Hà.
- "Trong tư tưởng của mình đã không coi trọng cô ấy thì việc gì cô ấy phải coi trọng mình. Đừng tưởng với từng ấy của cải mà cô ấy đã xiêu lòng, về với mình lại bị coi thường thà cô ấy sống một mình nuôi con còn sướng gấp vạn lần lấy một ông chồng như tác giả. Làm đàn ông tốt muốn lấy người ta làm vợ điều đầu tiên phải trân trọng và có tình cảm chứ như vậy thì sống cô đơn cả đời cho dù ngồi trên đống tiền", bạn đọc Phạm Quang Việt bình luận.
Đại diện cho các mẹ đơn thân, bạn đọc Nguyễn Huyền cũng đưa ra ý kiến:
"Nghe anh nói thì tôi hiểu, có vẻ như trong đầu anh đang nghĩ tất cả phụ nữ cứ giơ tiền ra thì họ sẽ theo anh, nhưng chính anh cũng thấy đối với trường hợp của cô mẹ đơn thân này anh đã sai. Bản thân tôi là mẹ đơn thân và cũng làm chủ một doanh nghiệp, không phụ thuộc vào ai, tôi hiểu tâm lý bạn ấy. Nếu tôi là bạn ấy thì tôi cũng đuổi anh như vậy. Anh nên hiểu chúng tôi, đàn ông các anh có được sự nghiệp đã khó, phụ nữ đơn thân chúng tôi có được càng khó hơn, và khi chúng tôi có được như vậy chúng tôi là người mạnh mẽ, không muốn sống dựa dẫm. Lần đầu gặp anh mang tiền ra khoe ai chẳng khó chịu, vì về bản chất cô ấy không có nhu cầu cần tiền của anh, cô ấy cần một người chồng tốt với mình, một người cha tốt với con mình.
Nếu anh nghĩ tất cả phụ nữ trên đời này đều lấy chồng vì tiền, hết tiền thì bỏ giống vợ cũ của anh thì chắc anh không hợp với cô này. Tốt nhất anh tìm đối tượng phù hợp với anh, và tất nhiên anh cũng không bao giờ có được hạnh phúc...".
Đa số đều đồng ý rằng tác giả bài tâm sự chọn lấy mẹ đơn thân nhưng lại chưa hiểu về phụ nữ đơn thân, thậm chí là coi thường phụ nữ. Trong xã hội hiện nay, việc làm bố, làm mẹ đơn thân đã trở nên quá bình thường. Hôn nhân cũng là một trong những lựa chọn của đời người, chọn sai thì chọn lại, làm sai thì làm lại, chẳng ai còn giữ cái nhìn khắt khe với phụ nữ đã qua một lần đò, hay cổ hủ dán mác họ là những người đàn bà đáng thương không còn cửa có được hạnh phúc mới như tác giả bài tâm sự.
Phụ nữ làm mẹ đơn thân, bản thân họ đã được tôi luyện để trở thành người mạnh mẽ hơn những phụ nữ khác rất nhiều, lại thêm là người có thể tự chủ về tài chính, tự lo được cho mình và các con, thì tiêu chuẩn chọn chồng của họ, nếu có, nhất định không phải một ông chồng để mà dựa dẫm về tài chính. Cái họ cần là người đàn ông biết trân trọng vợ, sống tình cảm, chân thành, thực lòng yêu thương họ và yêu cả các con của họ như con của chính mình.
Nghe thì đơn giản vậy nhưng để làm được không hề dễ. Một người đàn ông từng tổn thương vì bị coi khinh không có tiền, lại đi vào vết xe cũ, mang tiền ra làm giá với người anh ta muốn cưới làm vợ, coi phụ nữ đã qua một đời chồng, có hai con là "thứ không ai thèm rước" thì sẽ không bao giờ làm được đâu. Muốn có hạnh phúc mới, anh ta trước hết phải thay đổi được từ cách nghĩ của chính mình về hôn nhân hạnh phúc.
Theo Dân Trí
Nhìn chân vợ như thế, Hùng nghẹn lời không thể thốt ra được câu nào thêm.
" alt=""/>Tưởng mình cao thượng mới chịu lấy mẹ đơn thân, tẽn tò khi bị từ chối thẳng15 ngày sóng gió
D. là công nhân ngành điện tử, thuê trọ cùng chồng và 2 con (một bé 14 tuổi, một bé 17 tháng tuổi) ở Thủ Đức (TP.HCM).
Hồi tháng 7, chị D. đưa con gái 14 tuổi đi xét nghiệm Covid-19 với ý định gửi con về quê. Không ngờ cháu bé nhận kết quả dương tính.
Vét sạch tiền trong nhà được 2 triệu đồng, chị cùng chồng và con 17 tháng tuổi đi xét nghiệm thì phát hiện D. cũng nhiễm bệnh.
Hai mẹ con được đưa đi cách ly ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Nở (TP Thủ Đức, TP.HCM). Năm ngày sau, họ được chuyển đến Bệnh viện dã chiến 2.
"Lúc đó, cổ họng mình nóng và rát như bị lưỡi dao lam cứa vào. Mình cố nhắm mắt để ngủ nhưng không sao ngủ được. Đầu đau, toàn thân mình mỏi mệt. Khứu giác, vị giác đều mất khiến mình ăn gì cũng thấy khó", D. nhớ lại.
Trong viện, D. điện thoại về cho chồng thì nhận tin xóm trọ nơi chị ở đã phát hiện rất nhiều người nhiễm Covid-19. Chồng chị D. sau khi làm xét nghiệm lần 2 cũng đã dương tính. Đứa con 17 tháng tuổi của chị bắt đầu ho, sốt. Bé không chịu ăn, quấy khóc suốt từ hôm mẹ đi cách ly.
D. bàng hoàng nhưng khi ngắt cuộc điện thoại, chị lập tức nhắc nhở bản thân phải chiến thắng Covid-19 để sớm trở về nhà.
![]() |
Chị D. chụp ảnh kỷ niệm trước khi ra khỏi viện. |
Trong lúc bác sĩ còn đang quá bận với các bệnh nhân nặng, chị “lục tung” cả internet để tìm kiếm các thông tin chữa trị Covid-19. D. cũng vào mạng xã hội nhờ bác sĩ online tư vấn và xin kinh nghiệm của những F0 đi trước.
Một trong những điều D. học được đầu tiên là dù có mất khứu giác, vị giác thì chị cũng phải cố ăn để có sức khỏe. Cơm khó nuốt, chị chọn uống sữa, ăn cháo.
D. cũng hỏi bác sĩ rồi lên danh sách các thuốc cần dùng khi điều trị Covid-19 tại nhà và nhờ người mua cho chồng, con.
"Chồng mình tự điều trị ở nhà vì anh không có bệnh lý nền. Con nhỏ 17 tháng tuổi thì chỉ ho và sốt nhẹ. Mình nghĩ ở nhà cũng tốt vì giảm được gánh nặng cho các bệnh viện", D. nói.
Ngoài thuốc, một trong những thiết bị D. đặt mua cho chồng, con là máy đo chỉ số SpO2 trong máu.
Hàng ngày, D gọi điện nhắc chồng đo rồi chụp ảnh gửi kết quả cho mình xem. “Nếu kết quả ổn (chỉ số oxy trong máu trên 95% - nv) thì thôi, nếu chỉ số thấp mình sẽ gọi điện ngay cho đường dây nóng. Hoặc hỏi bác sĩ trong viện…”, D. cho biết.
D. cũng nhắc chồng phải giữ tinh thần lạc quan, chịu khó tập thể dục, tập hít thở, uống nước ấm; mỗi ngày xông 2 lần với thuốc xông hoặc gừng sả; tuyệt đối không tắm nước lạnh...
“Ở trong viện mình được điều trị sao thì cũng hướng dẫn chồng như vậy. Vấn đề nào phát sinh mình sẽ xin tư vấn của bác sĩ”, D. nói. Cứ như thế, hai vợ chồng điện thoại qua lại, vừa động viên tinh thần vừa giúp nhau điều trị.
May mắn, 2 bé nhà D. sớm khỏi bệnh. Chồng D. cũng có kết quả âm tính sau hơn 1 tuần tự điều trị. Riêng D. bị nặng hơn nên mất tới 15 ngày nằm viện chị mới được về nhà.
Trả ơn vì mình vẫn còn... thở
Trở về từ bệnh viện, D. cảm thấy mình may mắn hơn rất nhiều người vì vẫn còn được… thở.
Chị nghĩ mình phải trả ơn cho những y bác sĩ, các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch và cả những F0 đã cho chị kinh nghiệm quý báu. Cách trả ơn của D. là giúp đỡ những người bị bệnh sau mình.
Nghĩ là làm, D. lên mạng chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh của bản thân và gia đình. Chị động viên các F0 phải lạc quan, không lo lắng, ăn uống đầy đủ và tập thể dục để có sức khỏe chiến đấu với Covid-19. D. cũng giúp họ kết nối với những bác sĩ online tâm huyết và nhiệt tình.
"Tổng đài tư vấn online của các bác sĩ rất tốt. Họ rất nhiệt tình. Ngay cả khi mình đã khỏi bệnh họ vẫn hỏi thăm, động viên", D. cho biết.
Chị cũng tích cực chia sẻ với những F0 ý thức giữ gìn sức khỏe cho gia đình và cộng đồng: “Luôn tuân thủ 5K. Khi ho hoặc hắt xì phải bỏ khẩu trang đó ngay. Trước khi bỏ phải xịt khuẩn để vi khuẩn không có cơ hội phát tán ra môi trường”.
![]() |
Xin được chút rau, gạo D. cũng chia cho người khó khăn hơn mình ở trong khu trọ. |
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, dịch bệnh ập xuống khiến hai vợ chồng thất nghiệp từ tháng 5, D. phải lên mạng xin các mạnh thường quân chút lương thực, sữa, thuốc cho con.
Khi xin được, chị lại nghĩ đến các em nhỏ, các F0 khó khăn, những người thất nghiệp trong khu vực mình sống nên quyết định chia bớt cho họ.
"Xin được gì mình cũng chia, chỉ giữ lại đủ sống qua ngày. Có hôm mình còn không giữ lại gì vì thấy nhiều người cần chúng hơn", D. tâm sự.
Một mạnh thường quân biết việc D. làm đã gửi cho cô một bộ quần áo bảo hộ để cô mặc khi cần đi chia sẻ với những người nghèo hơn mình. Điều đó khiến D. có thêm rất nhiều động lực.
D. bộc bạch, khi sống trong tâm dịch và trải qua những ngày sóng gió, D. mới thấy nơi chị đang sống có rất nhiều người tốt nhưng cũng có rất nhiều trường hợp F0 khốn khó.
Vì thế, chị muốn giúp họ dù chỉ là chia sẻ chút quà mà chị xin được hay chút kinh nghiệm mà chị có trong quá trình điều trị. D. mong các F0 sớm chiến thắng dịch bệnh và trở lại với cuộc sống bình thường.
D. cũng hi vọng những ai chưa mắc bệnh hãy trân trọng cuộc sống, tự bảo vệ bản thân và gia đình. Sống có ý thức và trách nhiệm vì sự may mắn họ đang có.
Linh Giang
Trong cơn mê man, hoảng loạn, một bệnh nhân đã lấy điện thoại nhắn tin cho con: "Mẹ chết rồi. Đến đón mẹ về đi".
" alt=""/>Cả nhà F0, vợ nằm viện chữa CovidNỗi lo tết giữa hai nhà
“Thần dược” phòng the: lạm dụng thành ra họa
Bi kịch từ cuộc ly hôn “nửa vời“
Gặp họa vì “liên minh” giữ chồng
Chàng trai bỏ phố lên rừng lập "bảo tàng tình yêu" tặng vợ
" alt=""/>Một bữa ăn 50 nghìn tiền rau mà vẫn thòm thèm