Facebook có 8 triệu nhà quảng cáo. Nếu muốn mạng xã hội này bị tác động, cần phải có hiệu ứng đám đông cực lớn.
Facebook báo hiệu họ có ý định “chơi” theo luật của mình. Trong biên bản 1.600 chữ gửi các nhà quảng cáo mà CNBC được xem, Phó Chủ tịch phụ trách Giải pháp kinh doanh toàn cầu Carolyn Everson viết: “Tôi thực sự hi vọng các ngài biết chúng tôi không thay đổi chính sách vì áp lực doanh thu. Chúng tôi đặt ra chính sách dựa trên các nguyên tắc thay vì lợi ích kinh doanh”. Bà khẳng định tẩy chay nhìn chung không phải con đường để phát triển cùng nhau.
Tuần trước, sau khi Sleeping Giants - liên minh các tổ chức vận động - kêu gọi các nhà quảng cáo ngừng chi tiền trên Facebook vào tháng 7, hơn 100 công ty – trong đó có Verizon, Coca-Cola, Starbucks, The North Face – đã tham gia. Các tổ chức này muốn Facebook siết chặt chính sách phát ngôn thù địch, giải quyết nạn tin giả.
Năm 2019, Facebook mang về 69,7 tỷ USD doanh thu quảng cáo toàn cầu nhờ vào hàng triệu nhà quảng cáo. Dù một số chi đậm hơn nhiều người khác, cần phải có một nhóm lớn cùng rút khỏi Facebook mới có thể đánh vào tài chính. Song, tài chính không phải mục đích cuối cùng của liên minh Sleeping Giants.
Trong buổi phát trực tiếp trên Facebook, CEO Mark Zuckerberg thông báo công ty sẽ thay đổi chính sách để cấm phát ngôn thù địch trong quảng cáo. Người đứng đầu Facebook không trực tiếp nhắc đến chiến dịch tẩy chay. Rashad Robinson, Chủ tịch Color for Change – một nhóm trong liên minh, không đánh giá cao cách giải quyết của Zuckerberg. Trên Twitter, ông viết: “Nếu đây là phản hồi mà anh ta gửi đến các nhà quảng cáo lớn đang rút hàng triệu USD từ công ty, chúng ta không thể tin năng lực lãnh đạo của anh ta”.
Trong ghi chú của Bank of America, các chuyên gia nhận xét Verizon có tiềm năng tạo ảnh hưởng đối với các nhà quảng cáo khác. Tác động của tẩy chay có thể không cao vì Facebook có nhiều nhà quảng cáo. Song nếu các nhân vật quan trọng trong các lĩnh vực lớn tham gia, hiệu ứng quả cầu tuyết hay hiệu ứng đám đông trong ngắn hạn sẽ xuất hiện. Điều đó dường như cũng đúng với Unilever.
Các chuyên gia của Bank of America dự đoán sẽ có quy định nghiêm khắc hơn về phát ngôn thù địch và có thể vài chính sách mới về xác thực nội dung. Trong khi đó, sau khi Unilever tuyên bố hành động của mình, các nhà phân tích của Bernstein nhận xét chiến dịch tẩy chay lần này khác với chiến dịch #deletefacebook năm 2018 sau bê bối Cambridge Analytica.
“Hoàn cảnh hiện tại rất khác. Ai tham gia và ai không tham gia chiến dịch tẩy chay rất rõ ràng, các nhãn hàng im lặng bị xem là đồng lõa”, chuyên gia của Bank of America nhận định.
Giới phân tích tin rằng các nhãn hàng khác cũng sẽ tẩy chay Facebook, Twitter và sẽ mở rộng hơn trong tháng 7 tới. Google cũng có thể bị liên đới. Coca-Cola thông báo tạm dừng quảng cáo trên tất cả mạng xã hội trên toàn cầu.
“Sẽ có nhiều thương hiệu làm theo và nếu không có gì thay đổi, sẽ không dễ dàng để một thương hiệu đã tẩy chay lại quay lại quảng cáo ngay vào tháng 8. Điều ấy sẽ rất thiếu tôn trọng đối với liên minh Sleeping Giants. Tuy nhiên, vẫn có hàng dài các nhà quảng cáo vui mừng lấp chỗ trống quảng cáo khi có sẵn”.
Ngoài ra, sự xáo trộn lại trở thành cơ hội cho người chơi khác. Một phần ngân sách lẽ ra chi cho Facebook sẽ xuất hiện trên Snapchat, Pinterest, Amazon… giới phân tích nhận định.
Zuckerberg vẫn kiên định với lập trường mà CEO này cho là đúng. Song, nếu có đủ số lượng nhãn hàng tham gia tẩy chay, có thể người đứng đầu Facebook sẽ phải đặt lại câu hỏi về lập trường này. Ngược lại, nếu nhà quảng cáo bắt đầu không đạt mục tiêu doanh thu, họ sẽ cảm thấy cần phải trở lại Facebook.
Du Lam (Theo CNBC)
Bị gần 100 đối tác quay lưng, Mark Zuckerberg cho biết Facebook sẽ siết chặt chính sách quảng cáo và dán nhãn nội dung trên nền tảng của mình.
" alt=""/>Điều gì sẽ xảy ra sau chiến dịch tẩy chay quảng cáo Facebook?Sự việc tranh chấp 675,7 m2 đất, của 9 hộ dân có đất trong phạm vi dự án, đã kéo dài, âm ỉ từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, vấn đề này đã nóng lên khi việc đền bù chưa xong, thì chủ đầu tư dự án, đã cho thi công và bán căn hộ. Báo VietNamNet đã thông tin trong bài Dự án Gateway Thảo Điền: Bao giờ hết tranh chấp?
![]() |
Dự án Gateway Thảo Điền dù chưa thỏa thuận đền bù xong vẫn được phép bán? |
Khúc mắc bắt đầu khi UBND quận 2 ra Quyết định thu hồi diện tích 675,7m2 đất, của các hộ dân, để giao đất cho Công ty Cổ phần Bất động sản Sơn Kim (Son Kim Land) làm dự án. Tuy nhiên, người dân cho rằng dự án này không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất dẫn đến khiếu nại kéo dài.
Cơ quan chức năng đã ra phương án, Son Kim Land phải thỏa thuận đền bù với người dân theo giá thị trường. Tính đến cuối năm 2015, công ty này đưa ra mức giá tối đa họ có thể đền bù là 15.000.000 đồng/m2. Hiện tại, mức giá này đã được Son Kim Land nâng lên 38.000.000 đồng/m2. Tuy nhiên, việc thỏa thuận đền bù vẫn chưa có hồi kết.
Trong khi đó, ngày 9/3 vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM đã có văn bản khẳng định, Son Kim Land đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai, đối với 206 căn hộ, khối nhà B, dự án Gateway Thảo Điền, theo Điều 55 Luật Kinh doanh Bất động sản và Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
Cũng theo văn bản này, ngày 3/2, UBND TP có Quyết định số 412/QĐ-UBND về duyệt phương án xác định giá đất cụ thể đối với khu đất 10.943,7 m2, để Son Kim Land thực hiện nghĩa vụ tài chính, khi sử dụng đất xây dựng dự án Gateway Thảo Điền. Son Kim Land đã nộp giá trị quyền sử dụng đất của dự án là 120.598.800.000 đồng, tính trên diện tích giao đất có thu tiền sử dụng đất là 5.742,8 m2 với giá đất 21.000.000 đồng/m2.
Trước đó, ngày 17/2, Chi Cục Thuế Quận 2 đã ra văn bản số 012/CCT-TrB về việc xác nhận tạm nộp nghĩa vụ tài chính đối với tổ chức được giao đất. Theo đó, Son Kim Land đã nộp 120.598.800.000 đồng và Chi Cục Thuế Quận 2 sẽ thực hiện truy thu, truy hoàn khi có quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Tính đến thời điểm hiện nay, dù mức giá đền bù mà Son Kim Land chấp nhận đã tăng hơn gấp đôi. Tuy nhiên, người dân có đất trong khu vực tranh chấp cho biết, mức giá đó được đưa ra 1 chiều, chưa có cuộc gặp gỡ và thỏa thuận chính thức. Như vậy, câu chuyện Son Kim Land vừa bán nhà vừa đi thỏa thuận đền bù vẫn tiếp tục, chưa biết khi nào mới giải quyết xong.
Quốc Tuấn
![]() |
Eric Schmidt cho rằng Huawei hoạt động như một cơ quan gián điệp quốc gia. Ảnh: Reuters. |
Cố vấn kỹ thuật DIB ví hoạt động của Huawei như một cơ quan gián điệp nhà nước, tương tự NSA của Mỹ.
Eric Schmidt đảm nhận vị trí CEO Google từ năm 2001-2010, sau đó tiếp tục vai trò cố vấn tại tập đoàn đến tháng 2/2020, trước khi chuyển sang làm việc cho DIB.
Phản bác lại nhận xét của Eric Schmidt, Giám đốc Huawei Anh Victor Zhang cho rằng tuyên bố này vô căn cứ.
"Huawei là một công ty tư nhân, thuộc toàn quyền sở hữu của những người điều hành. Huawei độc lập với bất kỳ chính phủ nào, kể cả Trung Quốc", ông phát biểu trên BBC.
Theo Business Insider, Huawei đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc. Họ khẳng định đây chỉ là một chiêu bài của Mỹ nhằm giành lợi thế trong cuộc chiến thương mại với quốc gia đông dân nhất hành tinh.
Chính quyền Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách cấm vận từ tháng 5/2019, theo đó tập đoàn Trung Quốc bị cấm mua, sử dụng thiết bị, công nghệ và phần mềm của nước này. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho hoạt động kinh doanh của Huawei bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu và không đạt được vị trí số 1 trên thị trường smartphone như tham vọng đã đặt ra.
Vài ngày sau khi cấm vận Huawei, Tổng thống Mỹ Donal Trump bất ngờ tuyên bố Huawei có thể là một phần trong cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Trong quyển sách sắp xuất bản của mình, cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton tiết lộ chính sách cấm vận Huawei là một phần trong kế hoạch của ông Trump, nhằm đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và đảm bảo tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.
Theo Zing
Mỹ hôm 15/6 xác nhận sẽ điều chỉnh lệnh cấm để cho phép các công ty nội địa hợp tác với Tập đoàn Thiết bị Viễn thông Huawei (Trung Quốc) trong công cuộc đề ra các tiêu chuẩn cho mạng lưới 5G.
" alt=""/>Cựu CEO Google tố Huawei làm gián điệp