Mỗi phần quà của chương trình trị giá 500-600 nghìn đồng, bao gồm: gạo, thịt lợn, thịt xay, rau xanh, bí đỏ, hành lá. Riêng những gia đình có trẻ em sẽ được tặng thêm 3 lốc sữa tươi.
![]() |
Người dân được hỗ trợ xúc động nhận quà hỗ trợ từ Báo VietNamNet |
Gần 60 hộ dân đang sinh sống trong 4 khu trọ tại Quận 12, đa phần là lao động nhập cư ở khắp các tỉnh thành. Họ từng muốn thoát khỏi miền quê nghèo để đi tìm nơi đất lành, thế nhưng dịch Covid-19 ập đến bất ngờ, họ không kịp trở tay.
Tại khu trọ số 98/7/3/12, Tổ 4, Khu phố 11, phường Tân Chánh Hiệp, Q.12, 15 hộ dân đang sinh sống đều đang thất nghiệp. Họ là dân tứ xứ đổ đến, phần lớn làm công nhân, mướn trọ tận sâu ngóc ngách nên ít khi nhận được hỗ trợ từ cộng đồng.
Những ngày này, gia đình chị Thủy thỉnh thoảng mới nhận được vài cân gạo và mớ rau của chủ nhà trọ gửi tặng. Thức ăn mua dự trữ từ đầu mùa dịch đã hết từ lâu, thế nhưng vợ chồng chị không còn nổi đồng tiền lẻ.
Trước đây, chị Thủy ở nhà làm nội trợ, đưa đón con lớn đang học tiểu học và chăm sóc con nhỏ. Chồng chị làm nghề cơ khí, công việc bấp bênh. Tháng nào cũng phải chắt bóp lắm mới đủ để trả tiền phòng trọ và sinh hoạt của gia đình, vì vậy, chẳng khi nào có tiền để dành.
3 tháng thành phố thực hiện giãn cách xã hội, chồng chị thất nghiệp, không một đồng thu nhập. Vợ chồng chị đành nhín bụng cho qua ngày, nhưng tội nghiệp 2 đứa trẻ còn non nớt chưa hiểu chuyện.
“Tôi đã vét sạch đồ ăn cho bọn nhỏ, không biết phải làm thế nào cầm cự tiếp. Thật may mắn hôm nay nhận được phần quà này, các con tôi được ấm bụng rồi”, chị Thủy bật khóc khi mở túi lương thực thực phẩm nhận được.
![]() |
Những phần quà là tấm lòng bạn đọc mang niềm vui đến cho bọn trẻ |
Ngạc nhiên và xúc động cũng là cảm xúc của 24 hộ đang ở trọ tại nhà 60/6 đường Tân Thới Nhất, Tổ 65, Khu phố 6, phường Tân Thới Nhất, Q.12.
Chị Trần Thị Mỹ Nga cho hay, nhờ nguồn lương thực, thực phẩm và sữa của Báo VietNamNet gửi tặng, gia đình 4 người gồm vợ chồng và hai con nhỏ của chị có thể cầm cự được khoảng 1 tuần. Trước đó, chị Nga làm thợ may tại nhà, chồng chị vừa sửa xe, vừa chạy xe ôm, thu nhập đủ để mướn trọ và nuôi hai con nhỏ. Gần 3 tháng thất nghiệp đã dồn gia đình họ vào cảnh thiếu ăn, hai đứa trẻ từ lâu cũng không được uống sữa.
Trong khi đó, sản phụ Trịnh Thị Quyên bày tỏ, từ đầu mùa dịch đến nay, thỉnh thoảng khu trọ chỉ nhận được ít gạo và rau, giờ nhận được cả thịt và sữa cho các bé khiến cả dãy trọ ai cũng mừng. Chị Quyên hiện đang mang bầu tháng thứ 8, chỉ còn vài ngày nữa sẽ đến ngày sinh, thế nhưng chồng chị thất nghiệp hơn 2 tháng, gia đình còn có con nhỏ hơn 2 tuổi, vì vậy, chị rất lo lắng khi sinh nở trong thời điểm thiếu thốn và khó khăn này.
Bất ngờ khi nhận được sự đùm bọc, 20 hộ dân đang mướn trọ tại phường Hiệp Thành, Q.12 cũng không kìm được nước mắt.
![]() |
Người lao động từ nhiều địa phương khác nhau đến TP HCM mong kiếm việc làm nuôi gia đình, vì dịch bệnh mà mắc kẹt lại không thể về quê |
Chị Trần Thị Hoa (ở trọ tại 531/89 đường Trần Thị Hè) chia sẻ, người dân trong khu trọ đi làm đủ nghề để kiếm sống. Từ chạy xe ôm, bán hủ tiếu gõ, bán cơm vỉa hè, làm công nhân, phụ hồ… Và cũng đa phần là người bỏ xứ tới đây, gặp trúng mùa dịch, ai cũng khổ.
Vợ chồng chị Hoa đã xin khất nợ 2 tháng tiền thuê trọ, chịu cảnh bữa có ăn, bữa không. Thế nhưng, so với những hộ khác, các con chị đã lớn, đã hiểu chuyện nên đỡ cực nhọc hơn. Trong khu trọ còn có 2 sản phụ sinh em bé trúng đợt giãn cách theo Chỉ thị 16, bởi người mẹ không được ăn uống đủ đầy, ít sữa, khiến các bé thường xuyên khóc ngặt.
Chị Hồng Thúy, một sản phụ mới sinh con giữa tháng 7 tâm sự, chồng chị cũng thất nghiệp. Toàn bộ tiền bạc trước đó dành dụm được để đi sinh nên sau đó chẳng còn gì, mọi sinh hoạt, ăn uống đều phải nhờ đến sự cưu mang của chủ nhà trọ và hàng xóm. “Khổ quá mà không làm gì được”, chị nói.
Tại khu trọ số 516B đường Nguyễn Ảnh Thủ, chị Đinh Thị Thúy Vy cho biết, cả tuần nay, cả 9 phòng chẳng còn nổi cọng rau. Vợ chồng chị đều thất nghiệp, phải vay mượn để qua ngày vì còn 2 đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn.
Thế nhưng, ở trong khu trọ còn có những hoàn cảnh đáng thương đến tột cùng. Như một sản phụ vừa mới sinh, nhà đông con, cảm thấy nuôi không xuể, người mẹ từng bất lực đến nảy ý định cho người khác nuôi. Nhưng rồi tình mẫu tử khiến chị chẳng nỡ xa con, cả gia đình đành chịu cảnh đói khát qua ngày.
![]() |
Trong số những hộ gia đình thuê trọ, còn có cụ bà neo đơn sống trong điều kiện thiếu thốn |
Khi nhận được quà từ chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet, những người dân khốn khổ ấy cảm ơn rối rít, bật khóc vì xúc động. Trong thời điểm cả thành phố đang căng mình đối phó với dịch Covid-19, Báo VietNamNet hy vọng có thể tiếp thêm nguồn động lực cho những gia đình khốn khó, để họ yên tâm thực hiện quy định giãn cách xã hội trong mùa dịch.
Khánh Hòa
>>>Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet<<<
Với mong muốn giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật giữa vòng vây đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi dịch đại dịch cùng VietNamNet. Rất mong có thể đồng hành cùng Quý Bạn đọc hảo tâm, san sẻ tấm lòng thơm thảo.Chia sẻ tại buổi toạ đàm “Giải mã cơn sốt đất” sáng 9/4, ông Lê Văn Bình, Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, nhìn từ góc độ nhà quản lý, các "cơn sốt" đất thường có chu kỳ, cứ khoảng 10 năm lại có 1 "cơn sốt" đất và trải qua mỗi lần như vậy lại tạo lập một mặt bằng giá mới, gây khó khăn cho nhà đầu tư khi muốn tiếp cận đất đai.
![]() |
Tại buổi Toạ đàm “Giải mã cơn sốt đất”, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân "sốt" đất đến từ nhiều yếu tố, điển hình như thông tin về quy hoạch, chu kỳ chuyển động của thị trường bất động sản, xu hướng đầu tư… |
Nói về nguyên nhân của "cơn sốt" đất lần này, ông Bình cho rằng, có nhiều yếu tố cộng hưởng tác động. Theo ông Bình, đầu tiên là do quy hoạch. Trước đây khi chưa có Luật Quy hoạch, các quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương với các kỳ khác nhau được ban hành. Nhưng lần này khi có Luật Quy hoạch, các địa phương và Trung ương đồng bộ thống kê hiện trạng để hoạch định ra các kịch bản cho tương lai. Do đó, khi các thông tin về việc dự kiến xây dựng công trình, quy hoạch khu đất mới được đưa ra bàn thảo, người dân sẽ có tâm lý đất ở khu vực nào đó có giá, trong khi các nhà đầu tư nhận ra tiềm năng về đất ở khu vực quy hoạch.
Thứ hai, theo vị Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển là vấn đề tài chính. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến việc lãi suất ngân hàng xuống thấp, dòng tiền sụt giảm. Vì thế, người dân thay vì gửi tiền tiết kiệm sẽ chuyển sang tìm kiếm các kênh đầu tư khác sinh lời hơn. Trong khi đó, năm qua, bất động sản và chứng khoán là 2 lựa chọn thu hút nhất.
Cùng quan điểm, ông Trần Ngọc Minh, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Sở Xây dựng Hà Nội) cũng nhận định, việc sốt đất hiện nay do một số nguyên nhân: theo chu kì, xu hướng đầu tư của dòng tiền và quy hoạch.
Đánh giá từ thực tế tại Hà Nội, ông Minh chỉ ra rằng, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 17 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó có chỉ tiêu về phát triển nhà ở, cải thiện điều kiện nhà ở cho người dân…. Thành phố xây dựng kế hoạch và công bố hàng loạt quy hoạch sẽ triển khai trong giai đoạn 2021-2025. Từ những thông tin như vậy, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào các khu vực có định hướng phát triển đô thị.
![]() |
Mỗi lần sốt đất sẽ để lại những hệ lụy rất lớn cho việc điều hành kinh tế xã hội, kể cả khi giá đất giảm thì cũng neo lại ở một mặt bằng giá mới |
Lấy dẫn chứng từ việc thông tin Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức chuẩn bị lên quận ông Minh phân tích việc đầu tư bắt đầu từ giai đoạn khởi điểm nên nhiều người đổ vào đầu tư và trở thành nguyên nhân đẩy giá đất.
“Trong thời gian vừa qua, việc hoàn chỉnh đồ án quy hoạch mới được phê duyệt. Do vậy, giá đất được đẩy lên cao nhất trong thời gian qua là đất ở nông thôn, đất vườn- ao, đất lâm nghiệp… Có những nơi tăng lên 100%. Đột biến tăng 200% nhưng rất ít” – ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, nhiều thông tin chỉ ở mức độ rò rỉ thì ngay lập tức, giá đất đã được đẩy lên rất cao.
Nhìn nhận từ góc độ quy hoạch, KTS. Phạm Thanh Tùng – Chánh Văn phòng hội KTS Việt Nam đặt vấn đề vì người dân không hiểu quy hoạch là phải có từ quy hoạch chung đến quy hoạch phân khu, người dân không hiểu, lơ mơ về quy hoạch nên dẫn tới những vấn đề bất cập. Ông Tùng nêu ví dụ như việc quy hoạch sân bay thì nhiều cái chỉ là dự kiến hoặc mới nằm trên bàn thảo. Khi quy hoạch chưa công khai, mới chỉ rò rỉ thông tin thì đã bắt đầu có sự hỗn loạn. Nhiều nhà đầu tư, môi giới xuất hiện, căng biển, rao bán mảnh đất không phải của mình. Hay như việc chúng ta đang làm quy hoạch phân khu sông Hồng chưa có quy hoạch chi tiết nhưng nhiều người dân đã mua bán đất ở ven sông Hồng.
“Chúng ta chưa biết tận dụng quy hoạch. Hiện nay hỗn loạn như vậy là vì chúng ta thiếu hướng dẫn dư luận” – ông Tùng đánh giá.
Đề xuất hình sự hoá hành vi “thổi giá đất”
Nhìn từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước về đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ông Lê Văn Bình - Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất, Tổng cục Quản lý đất đai cho biết, cứ qua mỗi lần sốt đất sẽ để lại những hệ lụy rất lớn cho việc điều hành kinh tế xã hội.
“Kể cả khi giá đất giảm thì cũng neo lại ở một mặt bằng giá mới. Do đó khi thu hồi mặt bằng quy hoạch để phát triển kinh tế xã hội, nhà nước phải bỏ ra lượng ngân sách lớn hơn vì người dân đòi hỏi phí bồi thường cao hơn, đồng thời các nhà đầu tư cũng phải bỏ ra lượng tiền lớn hơn để đầu tư vì giá cho thuê đất tăng. Những điều đó làm cản trở sự phát triển kinh tế xã hội. Tôi không phủ nhận việc giá đất không cần tăng, tuy nhiên việc tăng cần tăng trong khuôn khổ phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội” – ông Bình nhấn mạnh.
![]() |
Theo luật sư, cần xem xét bổ sung vào Bộ luật hình sự hiện hành quy định về hình sự tội “thổi giá đất” |
Trong khi đó, từ phía Sở Xây dựng Hà Nội, ông Minh thông tin hiện nay, Hà Nội ưu tiên phát triển dự án nhà ở xã hội. Để giải quyết tổng thể chúng ta cần minh bạch thông tin, có sự định hướng, chỉ đạo của chính quyền và định hướng dư luận từ báo chí.
Nêu ý kiến về biện pháp chặn cơn sốt đất đang diễn ra ở nhiều địa phương, KTS Phạm Thanh Tùng nhận định để ngăn chặn sốt đất trước hết cần công khai quy hoạch, phải họp báo nghiêm túc để công khai thông tin. Định hướng thông tin rất quan trọng.
Cũng theo ông Tùng, giá đất ảo nhưng tiền phải bỏ ra là thật. Lợi nhuận từ đất vô cùng lớn. Ông Tùng nhấn mạnh về trách nhiệm của chính quyền.
“Khi thấy sai cần chấn chỉnh, xử lý ngay chứ không để tình trạng xây dựng trái phép tràn lan để mua bán bất hợp pháp” – ông Tùng nói.
Luật sư Trần Thanh Quyết cho rằng cần xem xét bổ sung vào Bộ luật hình sự hiện hành quy định về hình sự tội “thổi giá đất”. Theo Luật sư Quyết, quy định về tội đầu cơ (Điều 196) hiện nay không còn phù hợp để điều chỉnh những phát vấn đề phát sinh trên thực tế như tình trạng sốt đất hiện nay. Đồng thời, theo luật sư cần bổ sung quy định chặt chẽ về điều kiện hành nghề môi giới bất động sản.
Giao dịch thực tế khiêm tốn so với cơn sốt ngoài thị trường Ông Nguyễn Chí Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đất Xanh Miền Bắc cho biết, trong quý I/2021, doanh nghiệp thực hiện hơn 2.000 giao dịch, trong đó có 60% là giao dịch chung cư, 40% là giao dịch thổ cư. Giao dịch thực tế của công ty khiêm tốn so với cơn sốt “nóng” ngoài thị trường. |
Thuận Phong
Trong những năm qua, số lần sốt đất ảo diễn ra ngày càng nhiều. Việc chỉ tập trung vào hưởng lợi từ việc lên giá đất mà không chú trọng đến tăng giá trị thặng dư từ lao động sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
" alt=""/>Sôi sục giá đất Hà Nội có nơi đột biến tăng dựng đứng 200%