Sự việc xảy ra khi một “người đàn ông lạ mặt” chia sẻ “những bức ảnh khủng khiếp” với những học sinh 11 tuổi trong nhóm WhatsApp của các em. Vụ việc chỉ được phát hiện khi một học sinh thông báo cho giáo viên.
“Chúng tôi bất lực trong việc truy tìm một người đàn ông thông qua số điện thoại” - bà Tully nói. “Đây là thông tin duy nhất cho cảnh sát. Và đã quá muộn - học sinh đã thấy những gì các em không nên thấy".
Sau vụ việc, nhà trường đã viết một lá thư kêu gọi phụ huynh quan tâm hơn đến những gì con họ đang làm trên mạng xã hội. "Độ tuổi tối thiểu sử dụng WhatsApp ở Anh là 16, phụ huynh không nên để con sử dụng mạng xã hội hội này".
Bà Tully cho biết trường Fulham Cross đã rất nỗ lực để dạy cho học sinh biết về những rủi ro của mạng xã hội cũng như các vấn đề liên quan như bắt nạt trực tuyến.
Tuy nhiên, việc hòa giải mâu thuẫn trực tuyến ngoài giờ học giữa các học sinh chiếm quá nhiều thời gian và nằm ngoài quyền hạn của nhà trường, đặc biệt khi "các tin nhắn được gửi đi vào lúc 3h sáng và bố mẹ vẫn cho các con sử dụng điện thoại".
Trường nữ sinh Fulham Cross không phải là trường hợp duy nhất. Các trường học trên khắp nước Anh đang phải vật lộn với vấn đề làm thế nào để xử lý những nội dung người lớn, bạo lực, và không phù hợp trên mạng xã hội.
Trong khi đó, sự phản hồi từ phía các gia đình không đủ mạnh mẽ. Theo bà Tully, nhiều phụ huynh của trường không đọc tốt tiếng Anh nên khó theo dõi tin nhắn, và họ thường "không thể hiểu được" tiếng lóng con họ sử dụng trên mạng xã hội.
Nhưng quan trọng hơn, dường như nhiều phụ huynh không nhìn thấy những mối nguy hiểm. “Nhiều bậc cha mẹ không nhận thức được điều gì đang xảy ra cho đến khi có điều tồi tệ liên quan đến con họ".
Bà Mary Bousted, Tổng thư ký của Liên minh Giáo dục Quốc gia, cho biết: “Đây là một lời nhắc nhở khủng khiếp về những tác hại có thể gây ra cả về mặt tinh thần và thể chất khi trẻ em truy cập nội dung không qua xử lý”.
Bà Bousted lo ngại rằng việc xem nội dung khiêu dâm trực tuyến có thể làm sai lệch quan điểm của các nam sinh về tình dục và nguy cơ nuôi dưỡng hành vi quấy rối tình dục, mà nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng đang "tràn lan" trong trường học.
Giáo viên tại một trường trung học ở Cardiff, xứ Wales cho biết: “Chúng tôi đã có những học sinh bị đe dọa giết hại trên WhatsApp trong khoảng thời gian ngoài trường học. Điều đó hoàn toàn không liên quan đến nhà trường và thực sự đó là vấn đề của cảnh sát, nhưng họ cũng có nguồn lực hạn chế. Đó là lý do tại sao cha mẹ cần phải vào cuộc”.
Mức độ lan rộng
Đây cũng không phải là vấn đề chỉ ảnh hưởng đến trẻ em ở độ tuổi trung học hay lớn hơn. Hiệu trưởng trường tiểu học Church of England ở London cho biết học sinh từ 7-8 tuổi đang được sử dụng điện thoại, và ông đang tiến hành một "cuộc chiến" không ngừng nghỉ để chống lại những tin nhắn lạm dụng trực tuyến.
“Họ sử dụng mọi câu chửi thề có thể tưởng tượng được trên WhatsApp” - vị hiệu trưởng này nói. "Chúng tôi đã chứng kiến hành vi lạm dụng, kỳ thị đồng tính và phân biệt chủng tộc nhắm vào một cậu học sinh là con một, chỉ trích những học sinh có thân hình mập mạp, đe dọa bạo lực và lăng mạ về những người có nhu cầu giáo dục đặc biệt".
Nhà trường thường xuyên gửi cảnh báo cho phụ huynh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều này bị ngó lơ bởi “bản thân các bậc cha mẹ cũng nghiện mạng xã hội”.
Người phát ngôn của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Đối xử tàn tệ với Trẻ em (NSPCC) nói rằng việc cha mẹ có những cuộc trò chuyện “cởi mở và trung thực” với con cái về mạng xã hội là “cực kỳ quan trọng”.
“Chúng ta phải thực tế và chấp nhận rằng ngay cả khi cha mẹ đặt ra ranh giới, trẻ em và thanh thiếu niên vẫn sẽ thúc ép bố mẹ cho sử dụng mạng xã hội”.
Theo NSPCC, cả phụ huynh và nhà trường đều không thể tự mình giải quyết việc này. NSPCC muốn lãnh đạo ngành giáo dục Anh khôi phục lại dự luật an toàn trực tuyến vốn đã bị loại bỏ khỏi quá trình lập pháp vào tháng 7 vừa qua.
Bảo Huy (Theo The Guardian)
Dưới đây là những chia sẻ của độc giả Nguyễn Nam, hiện đang công tác tại một trường THPT ở khu vực Tây Nguyên (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Mỗi nhà trường là một xã hội thu nhỏ. Do vậy, mục tiêu xây dựng môi trường hạnh phúc - mà ở đó giáo viên và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau, nơi mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một ngày vui, một ngày hạnh phúc - càng cần được chú trọng xây dựng và vun đắp. Quan điểm đó là tiến bộ, là đổi mới, là xu thế toàn cầu và là đích đến của tất cả các nền giáo dục trên toàn thế giới.
Chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông phụ thuộc nhiều vào năng lực, kinh nghiệm quản lí của người Hiệu trưởng. Vì họ là người đại diện chức trách hành chính nhà trường, người tổ chức phát triển nhà trường như một cộng đồng giáo dục, người nòng cốt điều khiển quá trình đào tạo của nhà trường và là người khích lệ mọi sự canh tân của tập thể sư phạm... Có thể nói, hiệu trưởng chính là người trực tiếp gieo hạt mầm phát triển và hạnh phúc vào ngôi trường của mình.
Vì vậy, có 10 yêu cầu đối với người hiệu trưởng ngày nay.
1. Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc thay đổi nhà trường.
Hiệu trưởng cần quan tâm đồng thời 3 yếu tố, đó là con người, môi trường làm việc và phong cách làm việc trong trường. Hiệu trưởng là người đầu tiên hiểu và thực hành, dẫn dắt đội ngũ của nhà trường đạt mục tiêu giáo dục và xây dựng văn hóa nhà trường. Nghĩa là mọi thay đổi cần bắt đầu từ chính người Hiệu trưởng.
2. Hiệu trưởng cần thể hiện sự bình đẳng, dân chủ và giảm áp lực cho giáo viên, học sinh.
Không khó để thấy rằng ở các nhà trường, quyền lực cao nhất nằm trong tay Hiệu trưởng. Khi cơ chế còn nặng xin – cho thì hệ quả tạo ra là giáo viên không dám có ý kiến trái chiều. Vì thế, xây dựng môi trường học đường ấm áp, thân thiện, an toàn, dân chủ, không bị "bắt nạt" không chỉ có ý nghĩa đối với học sinh mà với cả giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng hãy đối thoại cởi mở dân chủ với giáo viên, nhân viên và học sinh để tạo ra nếp sống văn hóa dân chủ, bình đẳng trong trường học.
3. Hiệu trưởng cần phân tích tình hình để biết trường của mình đang ở tình trạng nào và hoạt động như thế nào.
Từ đó, hiệu trưởng đặt ra những mục tiêu thực tế phù hợp với tình hình và bối cảnh nhà trường.
Hiệu trưởng cần khích lệ, động viên giáo viên, nhân viên tích cực tham gia vào công việc trong trường và luôn tạo cơ hội, tạo điều kiện cho mọi thành viên trong trường thể hiện tốt nhất năng lực của họ. Đồng thời phải công bằng ghi nhận những đóng góp của giáo viên, nhân viên trong công việc được giao. Phát hiện được những khó khăn trong công việc mà giáo viên, nhân viên đã lặng lẽ vượt qua, không nhờ cậy tập thể. Hiệu trưởng cũng cần có thái độ lạc quan, chấp nhận, khoan dung đối với giáo viên, nhân viên, người lao động. Khi giáo viên, nhân viên, người lao động mắc lỗi thì cần đánh giá, nhận xét thấu tình, đạt lý.
4. Hiệu trưởng phải có khả năng quản trị xung đột, nhạy bén với những mâu thuẫn trong trường.
Muốn vậy, người hiệu trưởng phải thật tinh tế, thấu hiểu các thành viên và các bộ phận của trường mới phát hiện ra những bất hòa ngay từ đầu. Để làm được điều đó Hiệu trưởng phải thuờng xuyên quan sát, theo dõi những mối bất hòa trong nội bộ và ngăn chặn các mối bất hòa trước khi trở nó nên nghiêm trọng.
5. Hiệu trường cần xây dựng quy chế làm việc, quy chế chuyên môn và bộ tiêu chí đánh giá giáo viên, nhân viên rõ ràng, minh bạch.
Không bao che, thỏa hiệp với những sai phạm quy chế trong làm việc của giáo viên, nhân viên. Người Hiệu trưởng quản lí tốt là người có thái độ nghiêm khắc với những việc làm sai trái trên nền suy nghĩ tích cực.
6. Hiệu trưởng hãy dành thời gian giúp đỡ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh của trường.
Khi một giáo viên trong trường nhận được sự giúp đỡ để vượt qua khó khăn thì đâu phải chỉ cá nhân người ấy được thụ hưởng, mà sau đó chính là hàng trăm học sinh của trường sẽ nhận được sự ấm áp, tươi vui, sảng khoái trong những giờ lên lớp mà thầy giáo, cô giáo các em mang đến, nhờ bình tâm được khi vượt qua nỗi ám ảnh nào đó trong đời sống riêng của họ. Vì vậy hãy đừng ngần ngại khi lên tiếng vận động sự hỗ trợ của tập thể để giải quyết khó khăn về đời sống cho giáo viên, nhân viên, học sinh nào đó trong trường. Khi nên tiếng vận động hội đồng sư phạm giúp đỡ cho một cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh nào đó thì đó không chỉ là một việc làm có ý nghĩa nhân văn, mà đó còn là một việc làm cần thiết góp phần làm cho các mối quan hệ trong nhà trường càng thêm gần gũi, gắn kết.
7. Hiệu trưởng là người sẵn sàng nhận trách nhiệm.
Một người quản lí tốt là người luôn biết nhận trách nhiệm. Nếu Hiệu trưởng là người chịu gánh vác trách nhiệm trong những lúc khó khăn nhất thì cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường sẽ có động lực để làm việc hết mình vì nhà trường. Là nhà quản trị, ai cũng thấy rất dễ khi nói rằng: “Chúng ta phải chịu trách nhiệm" nhưng tốt hơn là nên nói “Tôi sẽ chịu trách nhiệm". Với một người Hiệu trưởng, chẳng có cách nào khiến cán bộ giáo viên, nhân viên tâm phục, tận trung cống hiến vì nhà trường hiệu quả hơn là luôn sẵn sàng đứng ra và nói “Tôi sẽ chịu trách nhiệm”. Đây là một việc làm hết sức khó khăn vì nó cần phải có lòng tự tin, sự can đảm và tính trách nhiệm. Cần tránh đổ lỗi cho người khác vì thực chất đó là bào chữa cho sự thiếu trách nhiệm của Hiệu trưởng.
8. Hiệu trưởng hãy là người gieo mầm tính cách.
Trong mỗi trường, Hiệu trưởng là người có sức ảnh hưởng rất lớn đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Nên Hiệu trưởng hãy là người gieo mầm tính cách.
9. Hiệu trưởng không nên đánh đồng vật chất với Hạnh phúc và thành công.
Theo một nghiên cứu khoa học thống kê trong xã hội hiện đại, tỉ lệ những người xem trọng tầm quan trọng của "vật chất" cảm nhận hạnh phúc ít hơn 9 lần so với những nguời xem trọng các yếu tố “con người, tâm hồn" như tình yêu, bè bạn, gia đình hay những giá trị tinh thần khác. “Nhầm lần giàu sang với Hạnh phúc là lấy phương tiện làm mục đích”.
10. Cuối cùng, Hiệu trưởng hãy thay đổi bên trong chính mình.
Hiệu trưởng cần thay đổi bên trong mình để bớt đi những năng lượng tiêu cực, ngày càng có thêm nhiều năng lượng tích cực, để dung lượng trái tim không ngừng được nới rộng. Cải thiện năng lực lắng nghe, lắng nghe không chỉ qua âm thanh mà còn qua cảm xúc.
Hiệu trường cần có năng lực thấu hiểu, khả năng kiểm soát cơn giận, khả năng thấu cảm, khả năng thấy sự thật đằng sau hiện tượng để có thể cảm hóa từ bên trong mình (bớt đi cái tôi lãnh đạo) và lan tỏa tới thầy cô giáo của mình.
Điều này có thể khẳng định là khâu quan trọng nhất, tuy nhiên là rất khó bởi chính Hiệu trưởng hiện nay cũng là đối tượng đang chịu nhiều tác động nhất của "bão táp" áp lực. Nếu Hiệu trưởng hóa giải được thì không chỉ bản thân thầy cô Hiệu trưởng được Hạnh phúc mà áp lực sẽ đỡ dồn lên giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.
Nên để Hiệu trưởng là người gieo mầm Hạnh phúc, thì đầu tiên, Hiệu trưởng phải là người hạnh phúc!
Một buổi sáng đẹp trời, một nụ cười thân thân thiện của đồng nghiệp, một cái nhìn yêu thương chạm mắt nhau của thầy và trò... đã cho ta hạnh phúc. Xây dựng trường học hạnh phúc là ước mơ, là khát khao của tất cả mọi người.
Nguyễn Nam(giáo viên THPT)
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?". Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin chân thành cảm ơn. |
Sau trận chào World Cup, với thất bại 0-3 trước ĐKVĐ Mỹ, thầy trò HLV Mai Đức Chung sẽ chạm trán ĐT nữ Bồ Đào Nha, đội cũng lần đầu tiên giành vé tham dự.
Trước đó ở trận ra quân, Bồ Đào Nha chỉ để thua đương kim Á quân Hà Lan 0-1, cho thấy đội bóng này có sự chuẩn bị rất kỹ cho World Cup 2023. Xét về thể hình, thể lực và thứ hạng trên BXH FIFA, Bồ Đào Nha đều được đánh giá cao hơn tuyển nữ Việt Nam. Tuy nhiên, với sự hiểu biết nhất định về bóng đá Bồ Đào Nha, Huỳnh Như và các đồng đội sẵn sàng làm nên cơn địa chấn.
Tin vui với HLV Mai Đức Chung là các trụ cột Thanh Nhã, Chương Thị Kiều, Dương Thị Vân, Hải Yến đều bình phục hoàn toàn, có thể trạng tốt nhất và sẵn sàng đá chính ở trận gặp Bồ Đào Nha.
Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) quyết định sẽ trực tiếp trả khoản tiền thưởng trị giá 30.000 USD cho các cầu thủ thay vì thông qua liên đoàn. Sau quá trình đấu tranh của các cầu thủ thông qua Hiệp hội Cầu thủ chuyên nghiệp (FiFPro), FIFA quyết định sẽ chuyển trực tiếp số thưởng trị giá 30.000 USD cho các cầu thủ thay vì thông qua các liên đoàn.
FIFA chuyển số tiền này đến từng cầu thủ góp mặt ở World Cup nữ. Đây cũng là lần đầu tiên các nữ cầu thủ được trả trực tiếp số tiền thưởng khi tham gia giải đấu.
Trước khi có cấu trúc trả khoản tiền mới, việc các liên đoàn có phân phối số tiền trên cho cầu thủ hay không là tùy thuộc vào các liên đoàn", tờ Mail Sport viết.Trong khi đó, nhận xét về quyết định này của FIFA, cầu thủ Alex Morgan của tuyển nữ Mỹ cho biết: “Sự thay đổi này của FIFA đã giúp ích rất nhiều cho các nữ cầu thủ ở khắp toàn cầu.
Số tiền 30.000 USD rất đáng kể, có thể làm thay đổi cuộc đời rất nhiều nữ cầu thủ. Đây là sự thành công rất lớn của chúng tôi, khi đòi được từ FIFA quyền lợi cho các nữ cầu thủ dự World Cup”.
Tuy nhiên, quyết định bất ngờ này của FIFA đã nhận về sự phản đối của một số liên đoàn như Anh và Đức.Trước đó, theo thông báo của FIFA, mỗi cầu thủ tham dự World Cup 2023 sẽ được thưởng tối thiểu 30.000 USD và con số này sẽ còn tăng thêm nếu đội bóng của họ tiến sâu tại giải.
Trước khi bước vào tranh tài tại kỳ World Cup lần đầu tiên tham dự, HLV Mai Đức Chung có hai trận giao hữu rất chất lượng, gặp chủ nhà New Zealand (10/7) và Tây Ban Nha (14/7).
Đây chính là những bước chuẩn bị cuối cùng của Huỳnh Như và các đồng đội trước thềm World Cup nữ 2023.
Danh sách chính thức của Đội tuyển nữ Việt Nam dự World Cup nữ 2023
Thủ môn (3):Trần Thị Kim Thanh (TP HCM), Khổng Thị Hằng (TKS Việt Nam), Đào Thị Kiều Oanh (Hà Nội)
Hậu vệ (9): Chương Thị Kiều, Trần Thị Thu Thảo, Trần Thị Thu (TP HCM), Hoàng Thị Loan, Trần Thị Hải Linh (Hà Nội), Lê Thị Diễm My, Lương Thị Thu Thương (TKS Việt Nam), Nguyễn Thị Mỹ Anh, Trần Thị Thuý Nga (Thái Nguyên)
Tiền vệ (7):Nguyễn Thị Tuyết Dung (Hà Nam), Nguyễn Thị Bích Thuỳ, Trần Thị Thuỳ Trang (TP HCM), Ngân Thị Vạn Sự, Nguyễn Thị Thanh Nhã, Thái Thị Thảo (Hà Nội), Dương Thị Vân (TKS Việt Nam)
Tiền đạo (4): Huỳnh Như (Lank FC), Phạm Hải Yến, Vũ Thị Hoa (Hà Nội), Nguyễn Thị Thuý Hằng (TKS Việt Nam).
Sau khi sở hữu độc quyền khai thác thương mại và phân phối bản quyền phát sóng giải FIFA World Cup Nữ 2023, VMG Media và Truyền Hình Quốc Hội Việt Nam (Kênh 7, THQHVN), 1 trong 7 kênh Truyền hình thiết yếu Quốc gia, đã đạt được thoả thuận phát sóng các trận đấu của đội tuyển nữ Việt Nam và các trận đấu tại giải. Bên cạnh đó, VTVcab là đơn vị phối hợp sản xuất các trận đấu.
Theo lịch thi đấu được BTC công bố, lúc 08h00 ngày 22/7/2023 là trận đấu đầu tiên của ĐT nữ Việt Nam gặp đương kim vô địch ĐT Mỹ, trên SVĐ Eden Park, Auckland, New Zealand.
Trận đấu tiếp theo của ĐT nữ Việt Nam sẽ được tổ chức vào khung giờ 14h30 tại SVĐ Waikato, Hamilton. Đối thủ của ĐT nữ Việt Nam tại trận đấu này là các cô gái Bồ Đào Nha. Trận đấu thứ ba của thầy trò HLV Mai Đức Chung gặp ĐT Hà Lan sẽ diễn ra lúc 14h00 tại SVĐ thành phố Dunedin.
Vòng chung kết FIFA World Cup 2023 sẽ được diễn ra tại Úc và New Zealand. Đội tuyển nữ Việt Nam và 31 đội bóng xuất sắc nhất thế giới đã vượt qua vòng đấu loại để vinh dự góp mặt tại giải đấu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đội tuyển nữ Việt Nam giành quyền tham dự World Cup.
Kết quả bốc thăm, tuyển nữ Việt Nam rơi vào bảng E, gặp các đối thủ Hà Lan, Mỹ và Bồ Đào Nha. Đây là bảng đấu rất khó cho Huỳnh Như và các đồng đội, bởi Mỹ là ĐKVĐ World Cup, trong khi Hà Lan là đương kim Á quân. Bảng đấu của Việt Nam sẽ diễn ra ở New Zealand.
Video Thanh Nha sút tung lưới ĐT Đức: Nguồn: VFF
Thầy trò HLV Mai Đức Chung là một 6 đại diện của châu Á tại ngày hội bóng đá nữ lớn nhất hành tinh, cùng với các đội tuyển nữ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và đồng chủ nhà Australia.