Gần đây, hãng bảo mật Kaspersky (Nga) cho biết, đã phát hiện những phần mềm độc hại liên quan đến Covid-19. Tội phạm sẽ ẩn mã độc trong những tài liệu về dịch bệnh khiến người dùng khi mở tài liệu ra có nguy cơ bị tấn công mạng. Mối đe doạ dạng này sẽ còn tiếp diễn, hãng bảo mật cảnh báo.
Ông Yeo Siang Tiong, Tổng giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho hay, tội phạm mạng đã nhận thấy xu hướng hội họp qua Internet và có thể lợi dụng để tấn công mạng thông qua nhiều hình thức khác nhau, như qua mạng Wi-Fi không an toàn, hệ thống mạng không được mã hóa, sử dụng mật khẩu yếu, hay sơ sót trong quá trình cấp quyền ứng dụng...
“Nhiều tổ chức vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống nhân viên làm việc tại nhà, do đó gặp nhiều trở ngại. Đối với một số doanh nghiệp, đây là thời điểm để kiểm tra lại khả năng bảo mật khi truy cập từ xa vào hệ thống mạng của công ty”, ông Yeo nói.
Các bộ phận công nghệ thông tin trên toàn cầu đang đối mặt với thách thức an ninh mạng rất lớn khi số lượng người kết nối từ xa vào mạng công ty tăng đột biến, tạo thêm áp lực lên cơ sở hạ tầng và bảo mật của doanh nghiệp. Khi một thiết bị được đưa ra bên ngoài cơ sở hạ tầng mạng doanh nghiệp và kết nối với mạng hoặc Wi-Fi mới, rủi ro bảo mật mạng sẽ gia tăng.
" alt=""/>Cách tổ chức họp trực tuyến an toàn trong mùa dịchNhiều học sinh kêu gọi người lạ vào quấy phá lớp học trực tuyến trên Zoom.
Để tham gia một lớp học trực tuyến trên Zoom, người dùng cần ID (mã số phòng) và mật khẩu. Mục đích của mật khẩu là tránh người lạ vào phòng học quấy phá.
Tuy vậy, một số học sinh đã làm lộ những thông tin này trên nhiều group kín Facebook. Thậm chí, có trường hợp còn cố tình kêu gọi người lạ vào phá lớp học.
Ngày 8/4, tài khoản Facebook H. Dương đăng vào group kín có tên “Share Zoom phá lớp***” toàn bộ thông tin như ID, mật khẩu, giờ học để kêu gọi các thành viên khác vào quấy phá lớp. “Mai 8h sáng có buổi học, anh em vào xử lý hộ nhé”, H. Dương viết.
Mỗi nhóm kín Facebook này có quy mô từ vài trăm đến hàng nghìn thành viên, hầu hết đều ở lứa tuổi học sinh. Ngoài việc chia sẻ mật khẩu và ID, một số bài viết còn đăng tải cả tên bạn học để dễ được giáo viên thêm vào lớp hơn.
“Lấy những tên này tạo tài khoản nếu không cô không duyệt vào lớp đâu”, tài khoản Facebook Đ. Long, quản trị viên của nhóm “Share ID/pass Zoom ****” viết.
![]() |
Video giang hồ mạng chửi bới được phát trong nhiều lớp học trực tuyến trên Zoom. |
“Đang giảng thì có em mở YouTube video nói bậy của Huấn Hoa Hồng. Nếu hôm sau có tình trạng này, cô cho ra khỏi lớp, nhờ phụ huynh nhắc nhở giùm”, một giáo viên cấp 3 đã phải gửi tin nhắn cảnh báo đến phụ huynh việc lớp học liên tục bị quấy rối bằng các video giang hồ mạng.
Ngoài mở nhạc, video chửi bậy, nhiều trường hợp học sinh còn đổi tài khoản Zoom thành tên các nhân vật giang hồ mạng như Ngô Bá Khá, Huấn Hoa Hồng, Khánh Sky… rồi chửi bậy qua tin nhắn trong lớp học trực tuyến.
Bên cạnh đó, khi bài giảng được chia sẻ trên màn hình, nhiều tài khoản Zoom còn cố tình viết bậy lên, gây ảnh hưởng lớn đến lớp học.
Việt Nam không phải quốc gia duy nhất có các lớp học trực tuyến bị quấy rối. Tại thành phố Madison, bang Connecticut, Mỹ, các giáo viên đang khổ sở vì họ bị chọc phá, thậm chí là vô lễ trong những giờ học trực tuyến.
Cảnh sát thành phố Madison, bang Connecticut, Mỹ, cho biết họ vừa bắt giữ học sinh trường Trung học Daniel Hand vì tiếp tay chia sẻ ID và mật khẩu của lớp học.
"Chúng tôi có quyền bắt giữ những kẻ truy cập lớp học trực tuyến cư xử bất lịch sự với giáo viên, cố tình quấy rối bằng cách la hét, bình luận tục tĩu về hàng loạt vấn đề", cảnh sát trưởng thành phố Madison nói.
![]() |
Nhóm kín thu hút nhiều thành viên đa phần là học sinh. |
Cảnh sát trưởng Madison cho biết trong vụ bắt giữ vừa qua, học sinh trường Trung học Daniel Hand đã gửi link truy cập vào lớp học trên Zoom cho một YouTuber. Hai người lên kế hoạch phá hoại. Sau đó, YouTuber vào lớp, bắt đầu "hành vi thiếu tôn trọng đến mức không thể tin nổi".
Tuần trước, Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cảnh báo về nguy cơ lớp học trực tuyến qua Zoom bị gián đoạn trên diện rộng. FBI nhận nhiều báo cáo việc các buổi học, cuộc họp bị quấy rối bởi hình ảnh khiêu dâm hoặc ngôn từ đe dọa.
Trong đó, cuối tháng 3, một trường trung học ở Massachusetts cho biết khi giáo viên giảng bài trực tuyến trên Zoom, một kẻ lạ mặt, nặc danh đã vào lớp, la hét tục tĩu và đọc to địa chỉ nhà riêng của giáo viên.
Ngày 10/4, Bộ Giáo dục Singapore cũng ngăn giáo viên sử dụng Zoom để giảng dạy trực tuyến. Thông báo này được đưa ra sau khi “sự cố rất nghiêm trọng” xảy ra trong tuần đầu tiên các trường học tại đây chuyển sang dạy trực tuyến, theo Reuters.
Một trong những sự cố là việc hình ảnh khiêu dâm xuất hiện trên màn hình và nhiều người đàn ông lạ đưa ra bình luận “khiếm nhã” trong một bài học địa lý với các học sinh tuổi vị thành niên.
" alt=""/>Học sinh lập group, rủ nhau vào Zoom phá lớp online ở Việt NamCách 2: Tại màn hình trang chủ của ứng dụng, nhấn chọn ảnh bìa “Khai báo y tế” để được hệ thống điều hướng và làm theo hướng dẫn.
![]() |
Mọi thông tin khai báo sẽ được bảo mật tuyệt đối và chuyển cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như một phần của dữ liệu khai báo y tế quốc gia, phục vụ cho mục đích phòng chống dịch bệnh. Người dùng VinID có thể giới thiệu người thân, bạn bè đăng nhập ứng dụng và khai báo hoặc thực hiện khai báo thông tin hộ người thân, bạn bè thông qua phần “Khai hộ”, giúp cho những người không có app hay chưa biết sử dụng có thể được khai báo dễ dàng và thuận tiện.
Bên cạnh khai báo y tế, một loạt các tính năng thế mạnh của VinID cũng được đánh giá là rất hữu dụng giai đoạn yêu cầu cách ly xã hội hiện nay. Có thể kể đến tính năng “Đi chợ” online giúp khách hàng mua sắm các mặt hàng đa dạng từ nhu yếu ẩm phẩm, đồ khô cho đến các mặt hàng tươi sống hằng ngày, hay Ví VinID Pay giúp khách hàng thanh toán hóa đơn điện nước...
Ứng dụng NCOVI
" alt=""/>Điểm mặt những ứng dụng giúp bạn dễ dàng khai báo y tế ngay trên điện thoại