Trong đó, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam trong tháng vừa qua chỉ ước đạt 8.000 xe với tổng giá trị kim ngạch 226 triệu USD.
So với con số 7.608 chiếc và giá trị kim ngạch 191,2 triệu USD của tháng 5 (theo báo cáo của Tổng cục Hải quan), xe nhập khẩu đã tăng nhẹ 5,1% về lượng và 18,2% về giá trị.
Tuy vậy, lượng xe nhập khẩu vẫn đang ở mức rất thấp và có xu hướng chững lại. Nếu so với cùng kỳ năm 2022, lượng xe nhập khẩu trong tháng 6/2023 vừa qua giảm rất mạnh tới 37,7% về lượng và 24,1% về giá trị.
Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2023, ô tô nhập khẩu về nước ta ước đạt tổng cộng 69.954 chiếc với tổng giá trị kim ngạch là 1,627 tỷ USD, tăng 9,9% về lượng và 3,7% về giá trị so với nửa đầu năm ngoái.
Trong khi ô tô nhập khẩu có vẻ chững lại thì xe sản xuất, lắp ráp trong nước tháng 6 vừa qua lại ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan.
Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tháng 6/2023 ước đạt 34.500 chiếc, tăng tới 28,6% so với tháng 5 (với 27.600 chiếc) và đạt mức cao nhất trong năm 2023. Con số này cũng tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính cả 6 tháng đầu năm 2023, tổng lượng xe ô tô được các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước ước đạt 168.700 chiếc, đạt 81,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo các chuyên gia về thị trường ô tô, lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước bất ngờ tăng mạnh trong tháng 6 vừa qua là khá khác so với chu kỳ hàng năm, bởi thông thường các hãng sẽ bắt đầu tăng sản lượng vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 10, khi thị trường vào đợt cao điểm cuối năm.
Tuy vậy, việc các hãng "tăng tốc" ngay từ tháng 6 cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 41/2023/NĐ-CP ngày 28/6/2023 về việc giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước xuống còn 50% so với mức thu hiện hành, áp dụng từ 1/7 đến hết 31/12/2023.
Điều này ít nhiều giúp tăng sức hút cho các dòng xe trong nước, qua đó kích cầu cho toàn thị trường từ nay đến cuối năm. Chắc chắn, các nhà sản xuất ô tô đã nhận ra và có sự tính toán đủ nguồn hàng để "đón sóng" đợt giảm phí trước bạ này.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cây quý đất Sài thành
Chùa Phụng Sơn (Quận 11, TP.HCM) ẩn mình dưới bóng mát của một "rừng” đại thụ. Tuy nhiên, trong số những cổ thụ này, "lão" bạch mai là nổi tiếng hơn cả.
Sau khi cây bạch mai có tuổi đời hơn 300 năm tại chùa Giác Viên (Quận 11) không còn, "lão" bạch mai của chùa Phụng Sơn trở thành cây hoa quý, hiếm bậc nhất TP.HCM.
Bạch mai là loài hoa quý của miền Nam. Tuy nhiên hiện nay, tại TP.HCM, mai cổ thụ đang ngày càng ít dần. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Hòa thượng Thích Trí Định, Trụ trì chùa Phụng Sơn cho biết, cây bạch mai tại chùa được nhà sư Huệ Minh đem giống từ chùa Cây Mai (còn gọi là Mai Sơn tự trên gò Mai, thuộc Gia Định xưa) về trồng từ năm 1909. Trải qua hơn 100 năm tuổi, cây vẫn cho hoa trắng muốt cùng hương thơm ngào ngạt mỗi độ Tết đến, xuân về.
Cây bạch mai được trồng từ năm 1909. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
“Bạch mai tại chùa cho hoa trắng nhưng rất lạ. Không như hoa của các loài khác, hoa bạch mai tại chùa nứt ra từ thân, cành cây. Hoa nhỏ, màu trắng, thường nở về đêm và rất thơm. Hoa thường nở vào dịp Tết, mang mùi thơm nhẹ nhàng nên càng quý”, Hòa thượng Thích Trí Định thông tin thêm.
Do quá già cỗi, một phần gốc bạch mai đã mục, ruỗng bên trong. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Tìm mọi cách bảo vệ, nhân giống cây quý
Tại chùa Phụng Sơn, bạch mai cổ thụ vút cao khỏi mái chùa. Cây không còn nhiều cành, nhánh lớn mà đã được cắt, tỉa gọn gàng. Phía trên thân cây lớn khoảng 1 người ôm là những nhánh nhỏ, xanh tốt, phủ lên một góc mái chùa.
"Lão" bạch mai được các sư thầy trong chùa Phụng Sơn bảo vệ, chăm sóc chu đáo. Hòa thượng Trí Định cho biết, do tuổi đã cao, một phần gốc cây bị mục ruỗng khiến cây nghiêng, đổ về phía mái chùa. Lo sợ cây quý gãy đổ, bật gốc, chùa đã họp bàn với chính quyền địa phương tìm cách bảo vệ, chăm sóc bạch mai.
Cành lá bạch mai cổ thụ vẫn xanh tốt và cho hoa mỗi dịp Tết. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Sau khi xử lý phần thân bị ruỗng, sâu bệnh, cây được níu giữ, cố định bằng hệ thống dây cáp chắc chắn. Trụ trì chùa Phụng Sơn kể: “Từ lúc tôi còn bé xíu đã thấy cây bạch mai này. Nhớ ngày thầy tôi còn sống, mỗi năm dịp hoa nở, thầy lại gọi chúng tôi đem khăn, vải ra trải dưới gốc cây để hứng hoa bạch mai”.
“Vì hoa nở về đêm nên sáng ra, chúng tôi đến xem đã thấy hoa rụng trắng muốt, hương thơm ngào ngạt. Chúng tôi đem hoa ấy để trong chùa khiến khuôn viên Phụng Sơn tự lúc nào cũng thoang thoảng hương bạch mai”, Hòa thượng Trí Định kể thêm.
Hiện, cây đang có xu hướng ngã, đổ về phía chùa do phần gốc đối diện bị mục, ruỗng. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Cũng theo Hòa thượng Trí Định, sau khi nở hoa, bạch mai cho trái nhỏ, tròn, chín có màu như trái thanh trà. Thuở nhỏ, ông từng nhặt trái của cây bạch mai này ăn thử và thấy vị chua, thanh ngọt nơi đầu lưỡi. Để lâu sau khi lột vỏ, trái bạch mai đổi từ vị ngọt sang chua, đắng rất nhanh.
Gần như sống trọn đời người cùng "lão" bạch mai, sư trụ trì chùa Phụng Sơn nhiều lần chứng kiến cây quý đổ bệnh, héo tàn. Lo sợ bạch mai không thể vượt qua quy luật tự nhiên, ông loay hoay tìm cách nhân giống, ươm hạt, trồng cây con.
Cây bạch mai được cố định, giữ vững bằng hệ thống dây cáp. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Thế nhưng, đúng như người xưa nói, bạch mai dường như tự sinh, tự diệt không chịu sự chăm bón của bàn tay con người. Sau khi nứt mầm, chồi non vươn được quá gang tay người, bạch mai có thể bất ngờ héo úa, rữa thân không rõ nguyên nhân.
Cho đến nay, Phụng Sơn tự chỉ mới trồng thành công một cây bạch mai lấy giống từ "lão" bạch mai trong chùa. Cây này đã ngoài 70 tuổi và nằm cách cây mẹ không xa.
Tại chùa Phụng Sơn, cây bạch mai được bảo vệ, chăm sóc chu đáo. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Hòa thượng Trí Định kể: “Tôi cũng tặng hạt, cây con bạch mai cho một số phật tử của chùa. Thật vui mừng, cách đây ít hôm, một phật tử thông báo cho tôi trong hạnh phúc rằng, cây đã sống và ra hoa”.
“Phật tử này có gửi ảnh hoa cây đó cho tôi xem. Thế nhưng thật kỳ lạ, hoa của cây không giống với hoa của bạch mai trong chùa. Tôi cũng không hiểu vì sao như vậy”, Hòa thượng Trí Định chia sẻ thêm.
Cũng như Hòa thượng Thích Trí Định, người dân TP.HCM đang đợi chờ giây phút màu hoa trắng muốt trên cây bạch mai bung nở. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Hiện, cây bạch mai của chùa đã già, không còn sung sức như nhiều năm trước. Hòa thượng Trí Định nói, ông từng sợ cây chết, chùa mất đi một “di sản” quý.
Ông nói: “Sau khi cây bạch mai ở chùa Giác Viên chết, TP.HCM gần như chỉ còn cây bạch mai này. Tôi cũng lo một ngày nào đó, vì quá già, cây chết đi. Rất may, từ rễ cây mẹ đã kịp mọc lên một thân cây con. Chúng tôi hết sức vui mừng và đang chăm sóc, bảo vệ cây con này”.
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phân tích, bạch mai còn gọi là mai mù u, tên khoa học là Ochrocarpos siamensis thuộc họ Măng cụt. Loài hoa này được nhận định là giống mai quý và hiếm ở miền Nam nên còn có tên gọi là Nam mai. Bạch mai xuất hiện nhiều trong thơ văn của các tao nhân, mặc khách đất Gia Định xưa. Các tài liệu lịch sử ghi lại, năm 1847, Nguyễn Tri Phương và Phan Thanh Giản lúc còn làm Kinh lược sứ Gia Định (Nam Kỳ) từng dựng nhà thủy tạ “Phương Đình” để thưởng thức bạch mai và ngâm vịnh mỗi năm vào dịp Tết. Bạch mai quý, hiếm đến nỗi, trong Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức ghi rằng: "Mai mù u tự linh khí mà sinh ra, không thể đem đi trồng nơi khác được". |
Phủ kín khuôn viên 2 căn biệt thự là những đóa hồng rực rỡ sắc màu, tỏa hương thơm ngát. Vẻ đẹp như thiên đường cùng giá trị của vườn hồng khiến du khách ngạc nhiên không muốn rời bước.
" alt=""/>Cây bạch mai trăm tuổi 'từ linh khí sinh ra'Theo đó, sau khi về nhà, anh Xu phát hiện chỗ đậu xe mà mình mua đã bị chiếm dụng bởi một chiếc xe lạ. Anh đã liên hệ với chủ xe đến để đánh xe ra chỗ khác. Thế nhưng, trong vòng 2 tiếng đồng hồ, mặc dù anh Xu gọi tới 6 lần nhưng chủ xe kia vẫn ngang ngược cho rằng đấy là bãi đỗ xe công cộng và ai cũng có quyền đậu xe ở đó.
“Tôi sẽ không rời xe đi đâu. Đây là chỗ ai cũng có thể đậu xe được cơ mà”, chủ chiếc xe lạ khẳng định.
Anh Xu quyết định gọi điện báo bảo vệ tòa nhà. Tuy nhiên, chủ xe kia lại nói rằng mình đang say rượu và không thể đến lái xe đi được. Không còn cách nào khác, anh Xu đành phải gửi xe chỗ khác và về nhà.
Dù đã nhân nhượng cho người kia nhưng ngày hôm sau, anh Xu phát hiện chiếc xe màu đen vẫn nằm chình ình ở chỗ cũ. Quá bức xúc, anh Xu đã hàn 8 cột sắt vây xung quanh chiếc xe để dằn mặt chủ xe. Anh cho hay nếu chủ xe không xin lỗi công khai, anh sẽ báo cảnh sát.
Lin Yan – luật sư của Công ty luật Hunan United Entrepreneurship cho biết khi chủ sở hữu mua hoặc thuê chỗ đậu xe thì họ có toàn quyền sử dụng và người khác không thể đậu xe khi chưa được phép. Bên cạnh đó, khi chỗ đậu xe của mình bị chiếm dụng trái phép, chủ sở hữu có thể báo cáo lên các cơ quan chức năng tuy nhiên không được tự ý phá hoại hay làm hỏng xe của người khác.
Minh Nhật (Theo Ettoday)