Theo Medical News Today, 3 đột biến gen thường liên quan đến ung thư biểu mô tuyến phổi là:
- Đột biến EGFR, biến đổi gen phổ biến nhất ở những người bị ung thư biểu mô tuyến phổi.
- Sự sắp xếp lại gen ROS1, được tìm thấy ở 1% đến 2% những người bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ như ung thư biểu mô tuyến.
- Sự sắp xếp lại gen ALK, một trong những đột biến phổ biến hơn được thấy ở những người không bao giờ hút thuốc, được tìm thấy ở từ 3% đến 13% những người bị ung thư phổi.
Có tới 59% thanh niên mắc bệnh ung thư phổi sẽ có những đột biến gen này và các đột biến gen khác. Đột biến ROS1 và sắp xếp lại gen ALK phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư phổi.
Các đột biến khác ít phổ biến hơn bao gồm HER2 và BRAF2, cũng có liên quan đến ung thư vú.
Tiền sử gia đình được cho là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư phổi ở người trẻ tuổi. Một đánh giá năm 2017 trên tạp chí Oncology Letters kết luận rằng việc có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị ung thư phổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 50% so với những người không có tiền sử gia đình.
Tuy nhiên, những phát hiện vẫn chưa có kết luận chính xác. Trên thực tế, một số nghiên cứu không thể tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ gia đình ở những người trẻ tuổi mắc bệnh ung thư phổi. Điều đó cho thấy các yếu tố nguy cơ khác (chẳng hạn như khói thuốc, phơi nhiễm radon trong nhà hoặc ô nhiễm không khí) góp phần vào làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Chung cư Golden City 3 tại thành phố Vinh (Ảnh: Nguyễn Phê).
Tuy nhiên, đến ngày 25/9, nhiều người dân ở chung cư này bỗng dưng xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, bụng đầy hơi (chướng bụng), buồn đi vệ sinh, buồn nôn...
"Ngày 25/9, nhiều cư dân kêu có những cháu nghi bị ngộ độc; bản thân tôi từ trưa hôm qua (25/9) đến giờ có triệu chứng: đau bụng, đầy bụng, buồn đi vệ sinh nhưng không thể đi được; người thì buồn nôn, mồ hôi ra, tụt huyết áp, lạnh, đau mỏi khắp cơ thể.
Hiện đã có hơn 100 người nghi bị ngộ độc do uống nguồn nước phải vào bệnh viện, trạm y tế phường, xã cấp cứu. Chung cư này có 108 phòng với khoảng 400 nhân khẩu", ông Kỳ nói.
Một người dân phải đi cấp cứu ở bệnh viện (Nguyễn Hậu).
Cũng theo ông Kỳ, sau khi sự việc xảy ra, phía xã Nghi Phú đã mang clo đến để xử lý bể nước tại chung cư.
Anh H., một cư dân ở chung cư Golden City 3 cho biết, mấy ngày qua, gia đình anh có 2 người nghi bị ngộ độc và được đưa đi viện, hiện đã đỡ. Tuy nhiên, theo anh H. việc cả một chung cư có nhiều người nghi bị ngộ độc cần được cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, làm rõ.
Lực lượng chức năng lấy mẫu nước ở bể nước của chung cư (Ảnh: Phạm Hiếu).
Ông Hoàng Thế Tùng, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Vinh, cho biết khi nhận được phản ánh từ người dân ở chung cư Golden City 3 có dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy, nôn..., đơn vị đã cử cán bộ kiểm tra, lấy mẫu vật phẩm liên quan ăn, uống để xác minh.
"Chúng tôi cũng mới nghe người dân nói, chứ chưa rõ nguyên nhân. Hiện người dân bị ngộ độc đã ổn rồi. Chúng tôi đã cử cán bộ kiểm tra, lấy mẫu các nguồn nước từ hộ gia đình đến đầu nguồn (bể chứa nước dùng chung của tòa chung) để đi xét nghiệm", ông Hoàng Thế Tùng nói.
" alt=""/>Vinh: Hàng loạt người dân ở một chung cư nghi bị ngộ độc