Anh D. được cứu sống sau khi ăn lá ngón (Ảnh: An Bách).
Theo thông tin ban đầu, do buồn bực trong sinh hoạt gia đình, anh D. đã vào rừng hái lá ngón ăn, nhưng được gia đình kịp thời phát hiện và đưa đến Trạm Y tế xã Tri Lễ.
Tại đây, bác sĩ quân y Lê Anh Đức phối hợp với các nhân viên Trạm Y tế xã cấp cứu cho nam thanh niên.
Sau hơn 1 tiếng đồng hồ, nam thanh niên đã qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi tại Trạm Y tế xã Tri Lễ.
Được biết, đây là trường hợp thứ 27 ăn lá ngón được cứu sống từ bài thuốc do bác sĩ Lê Anh Đức, quân y Đồn Biên phòng Tri Lễ sáng chế.
" alt=""/>Cứu sống nam thanh niên ăn lá ngónTai nạn lao động khiến bàn tay của bệnh nhân bị kẹt trong máy xay (Ảnh do Bệnh viện cung cấp).
Trường hợp nam bệnh nhân 35 tuổi (trú huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) nhập viện khi bàn tay trái vẫn còn trong máy xay thịt. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành đưa bàn tay của người bệnh ra khỏi máy xay, xử lý vết thương, hội chẩn và chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Bàn tay trái của bệnh nhân bị tổn thương dập nát các ngón 2, 3, 4, 5. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật xử trí: Cắt lọc vết thương, khâu phục hồi bao khớp, nối gân duỗi và bảo toàn các ngón 2, 3, 4, 5 cho người bệnh. Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công. Sau 1 tuần điều trị, sức khỏe của bệnh nhân ổn định và xuất viện.
Còn trường hợp nữ bệnh nhân 70 tuổi (phường Phương Đông, TP Uông Bí) trong lúc lấy lọ nước muối sinh lý để nhỏ mắt, nhưng lại lấy nhầm lọ cồn. Người bệnh nhập viện trong tình trạng mắt phải đau nhức, đỏ, khó mở mắt. Tiến hành thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị bỏng kết giác mạc độ II. Bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và xuất viện.
Bác sĩ khuyến cáo, trong quá trình sinh hoạt, lao động dễ xảy ra những tai nạn để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, người dân cần phải hết sức thận trọng. Nếu không may gặp chấn thương, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất để cấp cứu, xử lý vết thương, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
" alt=""/>Người đàn ông nhập viện, bàn tay vẫn nguyên trong máy xay thịtTiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Ảnh:T.D).
"Đây là con số rất đáng lo ngại, có trường hợp có dấu hiệu rối loạn nghiêm trọng. Tương tự như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng gặp nhiều ca bị tổn thương phổi cấp, một bệnh mới do thuốc lá điện tử", TS Khoa nói.
Ông Khoa cũng khẳng định tất cả các loại thuốc lá đều có hại, thành phần chính là nicotine. Với thuốc lá điếu, chúng ta có kiểm soát được lượng nicotine vào cơ thể, còn thuốc lá mới thì không, mức độ gia tăng nghiện rất nhanh.
Các sản phẩm này cũng có mẫu mã phong phú, thu hút, hấp dẫn giới trẻ, đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Đáng lo ngại là tỷ lệ trẻ hút thuốc lá điện tử tăng nhanh chóng.
"Chúng ta trầy trật gần 10 năm mới giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nhóm tuổi 13-17 từ 5,36% xuống 2,78%. Mức độ gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử cũng rất nhanh. Điều tra ở nhiều nước và ở Việt Nam cho thấy sau 2 năm, tỷ lệ này tăng gấp đôi. Đây là điều đáng lo ngại nhất của chúng tôi", TS Khoa trăn trở.
Theo chuyên gia, từ nhiều thập niên trước, các công ty thuốc lá tuyên bố "đầu lọc của điếu thuốc" là những đột phá về công nghệ cho đến thuốc lá "nhẹ - light - mild" và "ít hắc ín - low tar". Thực tế hơn 60 năm qua, ngày càng nhiều người hút thuốc hơn, ít người bỏ thuốc hơn, đồng thời gây ra nhiều tử vong hơn.
Tương tự tuyên bố "Thuốc lá điện tử giảm hại hơn 95% so với thuốc lá điếu thông thường" là không có bằng chứng khoa học. Thông tin "giảm hại" này dựa trên ý kiến của một nhóm nhỏ các chuyên gia, được dựa trên cơ sở một bài báo được tài trợ bởi ngành công nghiệp thuốc lá và không đảm bảo cơ sở khoa học.
"Chúng ta cần cấm ngay khi có thể để bảo con em chúng ta", ông Khoa nhấn mạnh.
Thuốc lá gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới
Chung quan điểm, Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết, chúng ta đang đối mặt vấn đề nghiêm trọng đó là giới trẻ có hành vi mới là sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Đây là điều cực kỳ nguy hiểm, các sản phẩm này không chỉ chứa nitcotine là chất độc mà còn là môi trường tốt để kẻ xấu trộn ma túy tổng hợp để kiếm lợi trên trẻ nhỏ.
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (Ảnh: T.D).
"Chúng ta cần ý thức nguy cơ đang đến để ngăn chặn nguy cơ với giới trẻ, trong đó có con em chúng ta", BS Lâm nhấn mạnh.
Theo ông, các sản phẩm thuốc lá đang gây ra số tử vong rất lớn, gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới, chiếm 14% số tử vong trên thế giới. Một điểm rất quan trọng là số tử vong này hoàn toàn có thể tránh được, 8 triệu ca tử vong này lẽ ra không xảy ra nếu chúng loại trừ được sản phẩm thuốc lá. Con số này cực kỳ lớn.
Thuốc lá cũng liên quan đến 11 loại ung thư khác nhau, trong đó chủ yếu là ung thư phổi. Tại Việt Nam, ung thư phổi là bệnh ung thư đứng hàng đầu ở nam giới. Hút thuốc lá thụ động cũng rất nguy hiểm, gây ra tới 11 triệu ca tử vong, phụ nữ chiếm đa số, trẻ em cũng là nạn nhân.
"Cội nguồn của vấn đề là ngành công nghiệp thuốc lá. Nếu họ không quảng cáo, quảng bá, can thiệp chính sách, ủng hộ các đề xuất từ y tế công cộng, hạn chế sản phẩm của họ với giới trẻ thì chúng ta sẽ không thấy vấn đề hút thuốc lan rộng như hiện nay. Chúng ta cũng không phải đối đầu với thuốc lá mới.
Có bác sĩ nói sản phẩm thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử tốt thế này, ngược lại vai trò bảo vệ sức khỏe, lờ đi vấn đề nguy hiểm với giới trẻ, đặc biệt nguy cơ pha trộn ma túy", BS Lâm nói.
Tại Việt Nam hiện nay, ngành công nghiệp thuốc lá đang can thiệp nhiều, họ đưa ra khuyến cáo làm yếu, làm chậm chính sách nhà nước đưa ra nhằm kiểm soát thuốc lá mới, thuốc lá truyền thống.
Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế (Ảnh: T.D).
Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết, Việt Nam đã tham gia công ước khung về kiểm soát thuốc lá gần 20 năm, trong đó điều 5.3 có nội dung về việc khi quy định các chính sách không bị lợi ích về thương mại và các lợi ích khác tác động, đồng thời phù hợp với quy định của quốc gia,
"Vừa qua, có một số bác sĩ tham gia một số hội thảo do ngành công nghiệp thuốc lá đứng sau tài trợ, bác sĩ vô tư không biết việc làm của mình đã vi phạm điều 5.3 công ước khung. Ranh giới về việc có lợi ích nhóm, cục bộ cực khó. Quan điểm của Bộ Y tế là đặt lợi ích chung, lợi ích của tập thể lên hàng đầu, không có lợi ích nhóm", bà Thủy nhấn mạnh.
" alt=""/>Bộ Y tế lo ngại sự gia tăng nhanh chóng của thuốc lá điện tử