Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay, Ban chỉ đạo dự án LinkSME vừa quyết định bổ sung 4 hoạt động vào kế hoạch năm 2021 của dự án này, trong đó có việc triển khai chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, việc xây dựng bộ công cụ trực tuyến để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công tác chuyển đổi số, bao gồm nâng cấp công cụ đánh giá số, xây dựng sổ tay chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiết kế trang web để doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm kiếm thông tin kiến thức về chuyển đổi số, sẽ được hoàn thành trong quý III.
Trong thời gian 3 quý cuối năm, nhóm dự án LinkSME sẽ triển khai trên phạm vi toàn quốc các nội dung: hỗ trợ xây dựng mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số; đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số và đào tạo chuyên môn về CNTT cho mạng lưới chuyên gia; tư vấn chuyển đổi số cho 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ; cũng như nâng cao nhận thức, kiến thức về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số nhanh bằng các nền tảng
Việc dự án LinkSME bổ sung hoạt động về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số được nhận định sẽ góp thêm vào nỗ lực chung của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để giúp khối doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như năng lực và lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên cách mạng 4.0.
Theo phân tích của các chuyên gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa - nhóm doanh nghiệp chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam, là những doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi tiếp cận chuyển đổi số.
Nhóm doanh nghiệp này nếu không áp dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, họ sẽ rất khó để vượt qua khó khăn trong giai đoạn đại dịch Covid-19 cũng như tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số để phát triển. Thế nhưng, họ không sử dụng sản phẩm chuyển đổi số của nước ngoài vì giá cao, hơn thế am hiểu của họ về công nghệ, ngành nghề không đủ sâu để có thể áp dụng chuyển đổi số thành công.
Đây cũng chính là lý do Bộ TT&TT phối hợp cùng Bộ KH&ĐT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số - SMEdx bắt đầu từ năm 2021.
Chương trình hướng đến đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc sử dụng các nền tảng số xuất sắc và các hoạt động của chương trình, giúp nhóm doanh nghiệp này biến khó khăn thành cơ hội.
Đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử tại các địa chỉ http://smedx.vn, http://smedx.mic.gov.vn là một hoạt động của chương trình SMEdx đã được Bộ TT&TT triển khai. Ngoài việc cung cấp thông tin về chương trình, cung cấp kiến thức, tài liệu về chuyển đổi số doanh nghiệp, Cổng thông tin cũng là đầu mối, nơi các doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký tham gia Chương trình và sử dụng các nền tảng số xuất sắc do Chương trình lựa chọn.
![]() |
Từ cuối tháng 1/2021, qua trang smedx.vn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có chọn, đăng ký dùng các nền tảng trong 15 nền tảng số xuất sắc để chuyển đổi số đơn vị mình. |
Hiện danh sách các nền tảng xuất sắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số đã có 15 nền tảng về quản trị doanh nghiệp, an toàn thông tin, các nghiệp vụ cụ thể như kế toán, tuyển dụng nhân sự, thanh toán trực tuyến, chăm sóc khách hàng…
Theo thống kê, sau 1 tháng Cổng thông tin của chương trình SMEdx hoạt động, đã thu hút khoảng 400 người dùng doanh nghiệp, hỗ trợ gần 200 doanh nghiệp dùng các nền tảng để chuyển đổi số.
Vân Anh
Một mục tiêu cụ thể của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số mới được Bộ TT&TT phê duyệt là mỗi năm có tối thiểu 30.000 doanh nghiệp được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số doanh nghiệp.
" alt=""/>LinkSME bổ sung hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừaCơ thể cần một lượng natri nhất định và chúng ta nhận được đủ natri từ thực phẩm một cách tự nhiên. Bởi vậy, bạn không cần thêm muối vào thực phẩm khi chế biến. Tốt hơn hết nên chuyển sang chế độ ăn ít muối và thử tạo hương vị cho thực phẩm bằng các loại thảo mộc và gia vị khác.
Mọi người đều biết rằng ăn rau góp phần làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn cao mặc dù người dân có mức tiêu thụ rau nhiều. Bởi vậy, các nhà chuyên môn đã tiến hành xem xét để tìm hiểu lý do.
Người dân 2 nước trên chủ yếu ăn các loại rau đã qua chế biến, chẳng hạn như rau nấu canh, muối hoặc ngâm, hơn là rau tươi.
Để xác định xem việc ăn rau tươi và dưa có ảnh hưởng khác nhau đến nguy cơ ung thư dạ dày hay không, các nhà nghiên cứu đã thực hiện phân tích tổng hợp các báo cáo dịch tễ học được công bố trước đó.
Trong đó có 8 nghiên cứu về ăn rau tươi, 14 nghiên cứu về ăn các loại dưa liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày, 4 nghiên cứu về sự khác biệt về nguy cơ ung thư dạ dày ở nam giới và phụ nữ được xem xét riêng biệt.
Theo Express, kết quả cho thấy, ăn nhiều rau tươi liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Còn ăn nhiều rau muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, vì mẫu nghiên cứu chỉ giới hạn trong dân số Nhật Bản và Hàn Quốc, nên không rõ liệu sự khác biệt về nhân khẩu học có đóng một vai trò nào đó hay không.
Các yếu tố nguy cơ
Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày. Nhưng thực hiện những thay đổi lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, bạn nên:
- Cố gắng bỏ thuốc lá
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì
- Mặc quần áo bảo hộ và đeo khẩu trang nếu bạn làm công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại
- Giảm lượng muối ăn mỗi ngày
- Cố gắng cắt giảm lượng rượu
- Ăn nhiều loại rau quả khác nhau mỗi ngày
- Cắt giảm lượng thịt đỏ và thịt đã qua chế biến như giăm bông, thịt xông khói và xúc xích
Điều quan trọng là phải khám khi có bất kỳ triệu chứng nào của ung thư dạ dày: ợ chua hoặc trào ngược axit, khó nuốt, mệt mỏi, khó tiêu, no nhanh.
Những ngày sau mổ, điều dưỡng hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng vận động và xoa bóp các nhóm cơ nhằm tránh thiểu dưỡng các vùng tỳ đè như đùi, mông, viêm tiết niệu kéo dài.
Đến nay, sau 10 ngày điều trị, dù còn tê bì, gấp cẳng chân còn hơi yếu nhưng bệnh nhân đã bước đầu tập đứng, đi lại.
TS-BS Trương Như Hiển, Phó Giám đốc Bệnh viện, cho biết với bệnh nhân gặp chấn thương nặng vùng cột sống, tổn thương tuỷ hoàn toàn như anh T. trên đây, nếu không được xử trí kịp thời sẽ gặp di chứng sau mổ, liệt hoàn toàn.
Nếu không may bị tai nạn ngã cao, người bệnh có thể phải đối mặt với các chấn thương nặng như: Chấn thương sọ não, ngực kín, chấn thương bụng, gãy xương, chấn thương chân tay… nhất là chấn thương cột sống, dễ gây các tổn thương thứ phát.
Vì vậy, bác sĩ Hiển khuyến cáo trong các trường hợp này cần lưu ý về phương pháp sơ cứu, vận chuyển người bệnh.
Đối với bệnh nhân chấn thương cột sống, tuỷ sống, khi vận chuyển, bắt buộc dùng cáng cứng, cố định người tốt trên cáng, chú ý tránh các vận động xoắn vặn người dễ khiến bệnh tổn thương nặng hơn. Quan trọng nhất là bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu và có hướng chuyển tuyến phù hợp.