“Khát” băng tần nhưng không đấu giá
Chiều ngày 8/3, Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 – Quốc gia đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số đối với khối băng tần B1 (2500 MHz - 2600 MHz). Đây là băng tần được các nhà mạng đánh giá là “băng tần vàng” cho 5G bởi nó có độ phủ rộng và đầu tư ít hơn các băng tần 5G còn lại. Vì vậy, B1 được nhiều nhà mạng quan tâm nhất và mong muốn có được. Không nằm ngoài dự báo, Viettel đã là doanh nghiệp trả giá cao nhất để có được băng tần này.
Thế nhưng, điều bất ngờ là Vietnamobile không tham gia đấu giá băng tần B1. “Hai lần đấu giá tới vẫn đang chờ ý kiến chỉ đạo về vấn đề này”, đại diện Vietnamobile nói. Đến hiện tại, Vietnamobile vẫn khá im ắng trước cuộc đấu giá, không có tuyên bố mạnh mẽ như các nhà mạng lớn.
Hiện Vietnamobile là nhà mạng có thị phần đứng thứ 4 tại Việt Nam và đứng trên mạng di động Gtel Mobile. Vietnamobile là nhà mạng do tập đoàn Hutchison đầu tư. Thời gian đầu cung cấp dịch vụ, nhà mạng này sử dụng công nghệ CDMA nhưng sau đó đã phải chuyển sang công nghệ GSM.
Vietnamobile đã từng liên kết thi tuyển giấy phép băng tần 3G với EVN Telecom. Sau khi EVN Telecom “chuyển khẩu” sang Viettel thì Vietnamobile nhận được một nửa băng tần 3G. Thời điểm đó, Vietnamobile cũng đã lên tiếng về việc khó khăn do thiếu băng tần để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đến khi các nhà mạng triển khai 4G thì Vietnamobile cũng không đủ băng tần vì chỉ là tận dụng băng tần cũ để cung cấp dịch vụ.
Vì vậy, lần đấu giá băng tần 5G vừa là thách thức vừa là cơ hội cho nhà mạng này có đủ băng tần cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nếu so với các nhà mạng như Viettel, VNPT, MobiFone thì Vietnamobile là nhà mạng “khát” băng tần B1 (2500 MHz - 2600 MHz) nhất, bởi băng tần này có thể sử dụng cho cả công nghệ 4G và 5G. 5G có thể vẫn là câu chuyện trong tương lai gần, nhưng 4G là câu chuyện “sinh tử” trước mắt của các nhà mạng, đặc biệt là Vietnamobile, để có thể bước tiếp trên thị trường di động Việt Nam.
"Liệu cơm gắp mắm" hay rời cuộc đua?
Bộ TT&TT đã đem băng tần B1 (2500 MHz - 2600 MHz) - được cho là tốt nhất - ra đấu giá lần đầu có giá khởi điểm gần 4.000 tỷ đồng với thời hạn 15 năm sử dụng. Khác với thi tuyển để lấy tần số như trước đây, lần này các nhà mạng phải bỏ tiền ra để đấu giá.
Vietnamobile chưa lên tiếng chính thức về lý do vắng mặt tại phiên đấu giá “băng tần vàng” cho 5G. Tuy nhiên, nhiều người đồn đoán rằng sức mạnh tài chính có thể là nguyên nhân khiến Vietnamobile không chạy đua được với các nhà mạng lớn khi phải “liệu cơm gắp mắm”.
Dù vắng mặt tại phiên đấu giá “băng tần vàng” cho 5G, nhưng Vietnamobile có thể sẽ tham gia 2 phiên đấu giá tiếp theo để có tần số cho 5G. “Gã nhà giàu” Hutchison có chịu móc hầu bao cho cuộc phiêu lưu 5G của Vietnamobile hay không vẫn còn là một ẩn số.
Thời điểm “gã nhà giàu” Hutchison vào Việt Nam, thị trường di động vẫn còn màu mỡ. Nhưng kiểu đầu tư nhỏ giọt cho hạ tầng đã đẩy Vietnamobile luôn ở thế khó, cho dù bộ máy quản lý và điều hành của nhà mạng này có nhiều điểm vượt trội bộ máy của các nhà mạng thuộc sở hữu Nhà nước. Quản trị tốt và nhiều chương trình marketing khá ấn tượng, nhưng điều đó là không đủ để bù đắp cho những hạn chế về hạ tầng.
Giờ đây, thị trường di động truyền thống đã bão hòa, cơ hội kiếm tiền từ 5G không dễ và “sáng” như ở thời 2G. Rất có thể, những khoản đầu tư ra nhưng chưa có dòng tiền về đã khiến “gã nhà giàu” Hutchison chùn tay, không chi tiếp cho 5G. Trong khi đó, việc đầu tư cho 5G được các nhà mạng ví von “đầu tư chưa chắc đã thành công nhưng không đầu tư thì chết”.
Ở thời điểm hiện tại, Vietnamobile có quá nhiều khó khăn, không đủ tần số để cung cấp dịch vụ, vùng phủ sóng hạn chế, nhiều thuê bao rời sang mạng khác… Vì vậy, thị phần của nhà mạng này cứ mai một dần. Khách hàng không thể lựa chọn và trung thành với một mạng di động mà không thể cung cấp cho họ dịch vụ băng rộng tốc độ cao. Đã từ lâu, Vietnamobile âm thầm chịu đựng như thế, nhưng “gã nhà giàu” Hutchison lại không có bất cứ động thái gì. Điều này có lẽ cũng là nỗi khổ tâm của những người vận hành Vietnamobile khi phải ở thế "sống lay lắt”.
Câu hỏi được đặt ra ở thời điểm này là kịch bản nào cho Vietnamobile? “Gã nhà giàu” Hutchison có “bơm” tiếp hàng tỷ USD cho cuộc chơi 5G để trở thành nhà mạng có hạ tầng rộng lớn hay không? Câu trả lời có lẽ là "Không".
Nhiều người tin rằng cuộc đua đấu giá 5G sẽ chỉ còn là cuộc chơi của những nhà mạng lớn. Không có 5G cũng có nghĩa là cơ hội đang khép lại với Vietnamobile. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thị trường di động đâu đó sẽ quay về con số 3 “thần thánh”. Tại Việt Nam, nhiều người cũng tin vào kịch bản đó, song có điều nó xảy ra vào lúc nào mà thôi.
" alt=""/>Không đấu giá băng tần vàng, Vietnamobile liệu cơm gắp mắm hay rời cuộc đua?UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân - là "cánh tay nối dài" của Ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp.
Các mục tiêu cụ thể về triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng hướng đến: 100% thôn/khối phố có Tổ công nghệ số cộng đồng; 100% thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng được tập huấn, hướng dẫn về cách thức triển khai nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số cho với người dân; 80% số hộ gia đình trong thôn/khối phố thuộc xã/phường/thị trấn được Tổ công nghệ số cộng đồng tuyên truyền, hướng dẫn triển khai cài đặt các nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số.
Ngoài ra, có 50% số hộ gia đình trong thôn/khối phố thuộc xã/phường/thị trấn có thành viên cài đặt app công dân số (Smart Quảng Nam); 50% số hộ gia đình trong thôn/khối phố thuộc xã/phường/thị trấn có thành viên có tài khoản thanh toán điện tử; 30% số hộ gia đình trong thôn/khối phố thuộc xã/phường/thị trấn có thành viên có chữ ký số.
Cùng với công tác thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số, Tổ công nghệ số cộng đồng tham gia hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến; cài đặt, ứng dụng hiệu quả ứng dụng công dân số tỉnh; phối hợp với Tổ đề án 06 các cấp triển khai Đề án 06…
Việc thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng ở thôn/khối phố nhằm triển khai có hiệu quả nền tảng số, công nghệ số đến từng thôn/khối phố, hộ gia đình, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số; giúp người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.
Sở TT&TT Quảng Nam chủ trì hướng dẫn khung nội dung chương trình tập huấn nghiệp vụ cho Tổ công nghệ số cộng đồng. UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT, các DN công nghệ số và đơn vị có liên quan tập huấn trực tiếp cho Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn.
Ngày 9/5, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, lấy ý kiến đối với quy định về TTHC, các phương án đơn giản hóa TTHC cho 150 cán bộ các huyện Tiên Phước, Nam Trà My và Bắc Trà My.
150 cán bộ được thông qua các chuyên đề như nội dung, nhiệm vụ cơ bản của công tác kiểm soát TTHC; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn giải đáp các vướng mắc trong quá trình sử dụng hệ thống, phần mềm liên quan đến giải quyết TTHC; Bộ Chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, DN trong thực hiện TTHC.
Quảng Nam xếp thứ 16 về Chỉ số Xanh cấp tỉnh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) 2023. Theo kết quả công bố này, PCI 2023 Quảng Nam tăng điểm, nhưng không nằm trong Top 30 tỉnh thành có chỉ số PCI tốt nhất cả nước (năm 2022 Quảng Nam nằm trong Top 30). So với năm 2022, tổng điểm 10 chỉ số là 67,04/66,62 điểm, tăng 0,42 điểm. Về kết quả Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI), Quảng Nam tăng điểm và thăng hạng với tổng số 22,84 điểm, xếp vị trí thứ 16/63 tỉnh thành. So với năm 2022, PGI Quảng Nam tăng 7,75 điểm và tăng 9 bậc (từ vị thứ 25 lên 16). Trong đó có 3 chỉ số thành phần tăng điểm: giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai (6,71/3,45 điểm); đảm bảo tuân thủ (7,27/5,23 điểm); chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ (4,95/2,32 điểm) và 1 chỉ số thành phần giảm điểm là thúc đẩy thực hành xanh (3,91/4,08 điểm). |
An Nhiên
" alt=""/>Quảng Nam nhắm đích 100% thôn, khối phố có Tổ công nghệ số cộng đồngCâu hỏi trước giờ G
Chuyện thuyết phục trong nội bộ trước khi quyết định mở Internet năm 1997 cũng đầy khó khăn bởi không ít luồng thông tin khác nhau. Đã có nhiều lo lắng về những mặt tiêu cực như sợ lộ bí mật hay một số kẻ lợi dụng Internet xuyên tạc chế độ... Ngay cả khi Chính phủ quyết định cho mở thì các bước đi cũng rất thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thậm chí, Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam kèm theo Nghị định ngày 21/3/1997 còn quy định: “Các mạng thông tin máy tính và cơ sở dữ liệu của các cơ quan Đảng, Chính phủ, An ninh, Quốc phòng không được đấu nối với mạng Internet”.
Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, người được giới truyền thông bình chọn có đóng góp lớn nhất cho việc mở Internet tại Việt Nam chia sẻ: "Thời điểm đó, ý kiến phản đối đưa Internet vào Việt Nam cũng có nhưng không nhiều. Tuy nhiên, lại lắm ý kiến lo ngại kể cả ở lãnh đạo cấp cao. Ai cũng nghĩ rằng Internet sẽ vào Việt Nam, nhưng có điều đưa sớm hơn hoặc chậm hơn mà thôi. Vấn đề là liệu chúng ta có mất cơ hội lần nữa hay không. Chúng tôi cảm nhận Internet sẽ vào Việt Nam nhưng có nguy cơ chậm và sẽ bị nhiều yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Vì vậy, phải thuyết phục mở càng sớm càng tốt, tạm thời chấp nhận cả những chỉ đạo mà mình không hài lòng, thậm chí là ấm ức để mở Internet rồi tính tiếp".
Ông Mai Liêm Trực kể rằng: “Vào những giờ chót thuyết phục cho mở Internet ở cấp cao nhất là Thường vụ Bộ Chính trị và Thủ tướng đã đặt ra câu hỏi nếu mở Internet có chặn được hết thông tin độc hại trên Internet hay không? Chúng tôi gồm: tôi làm Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, anh Khánh Toàn - Thứ trưởng Bộ Công an, anh Chu Hảo - Thứ trưởng Bộ KHCN đã báo cáo trong cuộc họp với Thường trực Bộ Chính trị. Anh Khánh Toàn lúc đó nói về văn bản rất chặt chẽ. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu hỏi tiếp nhưng trên thực tế thì sao? Tôi đứng lên báo cáo đã có văn bản và thông tư liên tịch giữa các bộ như Tổng cục Bưu điện, Bộ Công an và Bộ Văn hoá Thông tin nhưng khi triển khai do điều kiện kỹ thuật nghiệp vụ không thể nào chặn được hết. Tuy nhiên, chúng ta sẽ hạn chế được đến mức thấp nhất các thông tin độc hại của Internet. Sau đó, Thường trực Bộ Chính trị đồng ý cho mở Internet và chúng tôi sang thuyết phục Chính phủ. Cả 4 anh em đến nhà riêng Cố Thủ tướng Phan Văn Khải và ông đã tán thành. Nhưng khi ra về ông vỗ vai tôi nói: “Các cậu làm thế nào thì làm nhưng để đến khi phải đóng lại thì không biết phải nói ra sao với thế giới”".
Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện trải lòng, những gì mà Tổng cục Bưu điện thời đó đã làm là hết sức mình, mặc dù có rất nhiều khó khăn. Qua việc mở Internet mới thấy rằng công cuộc đổi mới là vô cùng gian nan… Bài học đầu tiên là luôn đổi mới tư duy đối với các lĩnh vực đặc biệt là Internet.
Thành tựu cơ bản sau 25 năm Internet vào Việt Nam ⁃Việt Nam hiện có 72,1 triệu người sử dụng Internet trong cuộc sống hàng ngày, đứng thứ 13 trên thế giới. ⁃ Hạ tầng băng rộng di động đã phủ sóng 99,73% số thôn trên toàn quốc; 19,79 triệu hộ gia đình có cáp quang, đạt 72,4%. Hệ thống cáp quang triển khai tới 100% các xã, phường, thị trấn, 91% thôn bản, 100% trường học. ⁃ Số thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone là 94,2 triệu; số thuê bao băng rộng di động là 82,2 triệu. Tỉ lệ 74,3% dân số. ⁃ Có hơn 564 nghìn tên miền “.vn“ đứng thứ 2 ASEAN, top 10 khu vực châu Á – Thái Bình Dương. ⁃ Mức độ sử dụng IP (IPv4, IPv6) thuộc top 20-30 quốc gia trên toàn cầu, Tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt 53% với hơn 50 triệu người dùng IPv6, top 10 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi IPv6. |