![]() |
Thị trường BĐS Sông Công có sức hấp dẫn lớn đối với khách hàng |
“Nóng” theo phát triển hạ tầng
Từ năm 2015, sau khi thị xã Sông Công được công nhận là thành phố, việc tập trung mạnh vào phát triển về công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, cùng quy hoạch thành phố mở rộng, tạo cảnh quan kiến trúc đô thị mới đã thúc đẩy BĐS phát triển.
Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, Sông Công có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và TP. Thái Nguyên ở phía Bắc như: Quốc lộ 3, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều,… Đây là điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh giao thương với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Nam vùng Trung du miền núi phía Bắc.
![]() |
Sông Công là thành phố công nghiệp & đô thị bản lề |
Sông Công còn là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên với nhiều khu công nghiệp lớn xung quanh như: KCN Sông Công I, KCN Sông Công II, KCN Nam Phổ Yên, KCN Yên Bình, KCN Điềm Thụy, KCN Quyết Thắng,…
Không chỉ vậy, Samsung đã đầu tư vốn FDI hàng tỷ USD vào nhà máy sản xuất linh kiện tại Thái Nguyên, biến nó thành nhà máy lớn nhất châu Á. Với số lượng lớn công nhân đổ về Thái Nguyên làm việc đã gia tăng nhu cầu nhà ở và đây chính là thị trường tiềm năng để đầu tư đất nền nói riêng, nhà ở nói chung.
Với những ưu điểm đó, TP. Sông Công trở thành “mảnh đất vàng” được nhiều nhà đầu tư lớn “nhòm ngó” với nhiều dự án quy mô như KĐT Hồng Vũ, KĐT Kosy, KĐT Vạn Phúc, dự án xây dựng đoạn đường Thống Nhất và hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phường Thắng Lợi,…
Dự án đất nền mặt đường Thống Nhất Sông Công gây sốt
Trong sự tăng trưởng chung của thị trường BĐS Sông Công, phân khúc đất nền cho thấy sức nóng “bỏng tay”. Chuyên gia cho rằng chính tiềm năng phát triển kinh tế của Sông Công và vị trí đắc địa của thành phố tạo đà cho sự bùng nổ BĐS trong thời gian tới, đặc biệt phân khúc đất nền.
![]() |
Dự án đất nền Thiên Lộc - Sông Công đạt được lượng giao dịch khủng trong ngày mở bán |
Chính thức ra mắt vào đầu năm 2018, dự án đất nền phường Thắng Lợi, Sông Công của chủ đầu tư Thiên Lộc đã gây sốt trên thị trường, thu hút rất nhiều khách hàng không chỉ tỉnh Thái Nguyên mà còn từ các tỉnh khác như Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội quan tâm tìm hiểu. Đặc biệt trong sự kiện mở bán ngày 14/1, dự án đất nền mặt đường Thống Nhất Sông Công đã gây được tiếng vang khi giao dịch thành công hơn 75% lượng hàng tung ra trong hôm đó.
Dự án sở hữu vị trí đắc địa bậc nhất khi tọa lạc ngay trung tâm thành phố, nằm giữa hai trục đường lớn là Thống Nhất & 209. Dự án gồm các lô đất liền kề, diện tích từ 81,1m2 - 150m2, mặt tiền rộng 5m quy hoạch vuông vắn chủ yếu theo hai hướng đất hợp phong thủy là Đông Nam và Tây Bắc. Đặc biệt khách hàng sẽ được cấp sổ đỏ sở hữu lâu dài chỉ sau 2 - 3 tháng.
Ngoài việc sở hữu nhiều ưu thế như gần trường học, bệnh viện, công viên, trung tâm thể thao sân vận động, hồ điều hòa,… dự án đất nền Thiên Lộc Sông Công còn có một hệ thống tiện ích đầy đủ với mật độ công viên cây xanh thích hợp, xen kẽ là nhà hàng, siêu thị, nhà trẻ, nhà văn hóa, văn phòng cho thuê, khu thể thao cộng đồng... kiến tạo nên một không gian sống tiện nghi và chất lượng.
Dự án gần với nhiều KCN lớn, cách nhà máy Samsung Thái Nguyên chỉ 15ph lái xe, nhờ vậy không chỉ phù hợp với đối tượng khách hàng có nhu cầu mua đất xây biệt thự, nhà ở cho chính mình, dự án đất nền Thiên Lộc Sông Công còn mang tới cho các nhà đầu tư BĐS cơ hội đầu tư sinh lời hấp dẫn với tiềm năng cho thuê tốt và bền vững.
Thông tin chi tiết liên hệ đơn vị phân phối Đất Xanh Miền Bắc
Hotline: 0936 90 9191
Website: https://datxanhmienbac.com.vn/
Minh Tuấn
" alt=""/>Sôi động thị trường đất nền TP. Sông Công, Thái Nguyên
Hệ thống dịch vụ công của Bộ GTVT đã đáp ứng Thông tư 22
Thông tin với ICTnews, đại diện Trung tâm CNTT – Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, kết quả kiểm thử, đánh giá của Trung tâm Chính phủ điện tử thuộc Cục Tin học hóa – Bộ TT&TT mới đây đã xác nhận Cổng thông tin điện tử, hệ thống một cửa điện tử của Bộ GTVT đáp ứng các yêu cầu của Thông tư 22/2019 của Bộ TT&TT.
Được ban hành ngày 31/12/2019, Thông tư 22 của Bộ TT&TT quy định các tiêu chí thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Các chức năng, tính năng kỹ thuật quy định trong Thông tư này là cơ bản và tối thiểu; các bộ, tỉnh có thể yêu cầu thêm chức năng, tính năng khác khi xây dựng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử để đáp ứng yêu cầu sử dụng và đặc thù của mình.
Để đáp ứng các quy định tại Thông tư 22 của Bộ TT&TT, thời gian vừa qua, Bộ GTVT đã triển khai nâng cấp, bổ sung các chức năng, tính năng của hệ thống theo yêu cầu.
Theo kết quả kiểm thử, đánh giá của Trung tâm Chính phủ điện tử - Bộ TT&TT, hiện Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ GTVT đã đáp ứng các tiêu chí, chức năng theo quy định tại Thông tư 22 như: cho phép đồng bộ danh mục thủ tục hành chính với cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; cho phép tìm kiếm, kết xuất thông tin tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công để phục vụ báo cáo hoặc khảo sát; hỗ trợ tra cứu qua các ứng dụng trên nền tảng di động (Android, iOS), qua SMS hoặc các ứng dụng OTT…
Thông tin thêm về chức năng hỗ trợ thanh toán nghĩa vụ tài chính khi thực hiện các dịch vụ công lĩnh vực GTVT, đại diện Trung tâm CNTT – Bộ GTVT cho hay, về thanh toán trực tuyến hiện có 2 phương thức: Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ đã tích hợp sẵn nền tảng thanh toán Keypay; sử dụng nền tảng thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia quốc gia, phương thức này áp dụng cho các dịch vụ công trực tuyến đã tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ngoài ra, một số đơn vị của Bộ GTVT có cung cấp dịch vụ công còn hỗ trợ người dùng thanh toán trực tuyến qua tài khoản ngân hàng.
Hơn 400.000 hồ sơ nộp trực tuyến trong 3 quý đầu năm 2020
Hệ thống một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông đã được Bộ GTVT xây dựng theo quy định tại Nghị định 61/2018 của Chính phủ, về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Hệ thống đã chính thức được đưa vào sử dụng từ ngày 1/7/2019.
Đến nay, Bộ GTVT đang tổ chức cung cấp 262 dịch vụ công trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3, bao gồm 125 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 137 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Trong đó, có 87 dịch vụ công của ngành GTVT tham gia Cơ chế một cửa quốc gia.
Theo thống kê của Trung tâm CNTT – Bộ GTVT, trong 3 quý đầu năm 2020, hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT đã tiếp nhận, xử lý hơn 400.000 hồ sơ nộp theo phương thức trực tuyến.
Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của ngành GTVT gồm có 2 nhóm: hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến của Bộ GTVT; hệ thống thông tin của Bộ GTVT tham gia cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN.
Trong đó, hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến của Bộ GTVT bao gồm tất cả các lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ (hàng hải, hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đăng kiểm), có vai trò tiếp nhận, xử lý, trả kết quả các hồ sơ thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT.
Hệ thống có khả năng kết nối với các hệ thống bên ngoài như Hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia NSW và các phần mềm nghiệp vụ chuyên ngành hàng hải, đường thủy nội địa, hàng không, đường bộ, đường sắt, đăng kiểm.
Với hệ thống thông tin của Bộ GTVT tham gia cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN, hệ thống này gồm hạ tầng kỹ thuật CNTT và các phần mềm xử lý nghiệp vụ chuyên ngành được kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia NSW qua Getway của Bộ.
Các phần mềm xử lý chuyên ngành có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, xử lý và trả kết quả thủ tục hành chính cho các đối tượng khai báo hồ sơ (cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước).
Hệ thống đáp ứng các tiêu chí của hệ thống Hải quan một cửa quốc gia trên cơ sở các dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GTVT; cung cấp cơ chế giao dịch điện tử cho các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, làm nền tảng phát triển các dịch vụ công trực tuyến khác của Bộ GTVT.
M.T
Việc tích hợp thanh toán qua nền tảng KeyPay trên Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ được thực hiện theo lộ trình: thí điểm với một dịch vụ công trước ngày 11/6/2020 và thực hiện với các dịch vụ công khác trước ngày 25/6/2020.
" alt=""/>2 cách thanh toán online khi dùng dịch vụ công lĩnh vực giao thông vận tảiHôm 19/11, Apple xác nhận sẽ tiếp tục các thay đổi đã định sẵn trong hệ điều hành iOS 14, bất chấp khiếu nại từ các công ty như Facebook. Nhà sản xuất iPhone cho biết, vẫn sẽ cung cấp tùy chọn chặn quảng cáo cho người dùng trên các thiết bị Apple. Vào tháng 9, kế hoạch bị hoãn lại để cho các nhà phát triển có thời gian thực hiện thay đổi cần thiết.
Tuy nhiên, trong thư gửi tổ chức phi lợi nhuận Ranking Digital Rights, Apple nói rằng, mọi thứ sẽ triển khai vào năm sau, vì công ty có chung lo ngại với người dùng về việc bị theo dõi mà không được sự đồng ý, cũng như các mạng quảng cáo, môi giới dữ liệu sẽ “đóng gói” và bán lại dữ liệu.
Lá thư của Giám đốc quyền riêng tư Jane Horvath nhấn mạnh, Apple vẫn ủng hộ quảng cáo trực tuyến, nhưng nếu không có “thu thập dữ liệu chưa được kiểm soát” và vạch ra ranh giới với Facebook. Bà Horvath viết “ngược lại, Facebook và những công ty khác có cách tiếp cận rất khác đối với mục tiêu”. Bà còn viết, điều đó cho phép Facebook gom người dùng thành các phân khúc nhỏ hơn, sử dụng dữ liệu chi tiết về hoạt động duyệt web để nhắm mục tiêu quảng cáo.
Giám đốc quyền riêng tư Apple khẳng định, “các lãnh đạo Facebook nói rõ ý định của họ là thu thập dữ liệu càng nhiều càng tốt trên sản phẩm của mình và bên thứ ba để phát triển và kiếm tiền từ hồ sơ chi tiết của người dùng. Hành vi xem thường quyền riêng tư của người dùng tiếp tục được mở rộng, được đưa vào nhiều sản phẩm của họ hơn”.
Đầu năm nay, Facebook cho biết, động thái của Apple sẽ gây thiệt hại cho nhiều lập trình viên và nhà xuất bản trong thời điểm kinh doanh khó khăn như hiện nay.
Sau khi lá thư được công bố, Facebook đã có đáp trả trên Bloomberg. Đại diện Facebook tố cáo Apple lợi dụng vị thế thống trị để ưu tiên việc thu thập dữ liệu của riêng mình, trong khi khiến đối thủ gần như không thể sử dụng dữ liệu ấy. “Họ khẳng định làm vì quyền riêng tư nhưng thực tế là vì lợi nhuận”, Facebook nói.
Tính năng khiến Apple và Facebook nảy sinh mâu thuẫn có tên minh bạch theo dõi ứng dụng (App Tracking Transparency - ATT). Nó cho phép người dùng quản lý sử dụng IDFA (thông tin định danh cho nhà quảng cáo) trên ứng dụng trong iOS 14. IDFA giúp nhà quảng cáo theo dõi và liên kết hồ sơ người dùng với thiết bị cụ thể. Hiểu đơn giản, mỗi khi mở ứng dụng nào đó trên iPhone, người dùng sẽ được hỏi có cho phép theo dõi trên ứng dụng hay website của công ty khác không. Facebook cảnh báo, tính năng có thể làm giảm 50% doanh thu quảng cáo qua mạng lưới Audience Network.
Du Lam (Theo Bloomberg, AppleInsider)
Apple trả 113 triệu USD dàn xếp cuộc điều tra của 34 bang và Quận Columbia, vì hành vi làm chậm iPhone cũ khi pin bắt đầu xuống cấp.
" alt=""/>Apple, Facebook ‘khẩu chiến’ vì tính năng chặn quảng cáo