May mắn thay, theo Snopes, tin đồn là “hoàn toàn không chính xác”. Xăng không thể tự bốc cháy, tức là không tự tạo ra lửa, cho đến khi nhiệt độ của nó đạt gần 500 độ F (260.000 độ C). Ngay cả trong một chiếc ô tô đậu dưới ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ cũng chưa thể đạt đến mức nhiệt này.
Nguyên nhân nào có thể gây nổ bình xăng ô tô?
Có khả năng nổ bình xăng không? Nếu bạn đã từng xem phim hành động, chắc hẳn bạn đã từng chứng kiến cảnh ai đó cho nổ tung ô tô bằng cách bắn thủng bình xăng. Tuy nhiên, trên thực tế bình xăng của ô tô sẽ không phát nổ chỉ đơn giản là bị đạn bắn thủng, bởi vì các điều kiện không thích hợp cho một vụ nổ.
Có những tình huống xảy ra sự cố với bình xăng dẫn đến cháy nổ. Thông thường, các vụ cháy và nổ là do rò rỉ xăng hoặc đường ống dẫn nhiên liệu, nơi chất lỏng tiếp xúc với một số dạng bắt lửa hoặc tia lửa bị vỡ, rạn nứt.
Hoàng Anh (theo Motorbiscuit)
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Đổ đầy bình xăng có thể khiến ô tô phát nổ trong ngày hè nắng gắt?Nhiều năm nay, các nhà phê bình dành đủ lời có cánh cho bộ truyện Xứ Cát: “Một trong những tượng đài tiểu thuyết khoa học giả tưởng hiện đại” (Chicago Tribune), “Không gì sánh nổi, ngoại trừ Chúa Nhẫn” (Arthur C. Clarke), “Một phần vĩ đại của công trình tưởng tượng, ma lực không thể phủ nhận” (Los Angeles Herald Examiner), “Bức tranh toàn cảnh về một xã hội ngoài hành tinh hoàn thiện và chi tiết hơn bất kỳ tác giả nào trong lĩnh vực này từng dựng được… Một câu chuyện vừa lôi cuốn bởi hành động vừa bởi tầm nhìn triết học” (Washington Post Book World)…
Xứ Cátcũng đạt thành công lớn về mặt doanh thu khi bán được khoảng 20 triệu bản và dịch sang hơn 20 thứ tiếng. Truyện được các nhà làm phim lựa chọn để chuyển thể. Năm 2022, phim Dune - Hành tinh cátđã giành 6 giải Oscar. Phần 2 sẽ ra mắt trên toàn cầu từ ngày 28/2 tới.
Tuy nhiên, con đường tới với độc giả của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đồ sộ này lại thật long đong.
Dành 10 năm để hoàn thành sách
Sinh năm 1920 tại Mỹ, Frank Herbert làm nhiếp ảnh gia suốt 6 tháng trong hải quân. Nhưng rồi ông dính vào một vụ tai nạn gây chấn thương và phải xuất ngũ, chuyển sang làm báo ở tuổi 19. Ngoài ra, ông còn lăn lộn đủ nghề như thợ lặn bắt hàu, chuyên viên hướng dẫn kỹ năng sống sót trong rừng rậm…
Herbert là hình ảnh tiêu biểu của một người không muốn lãng phí thời gian vào những thứ ông cho là vô ích. Người con trai Brian tiết lộ cha mình chưa học hết đại học do chỉ muốn tìm hiểu những gì ông quan tâm.
Ý tưởng viết Xứ Cát hình thành vào thời gian Herbert được tòa soạn giao viết bài về các cồn cát ở bang Oregon. Năm 1957, Herbert tìm hiểu cách Bộ Nông nghiệp Mỹ ngăn chặn sự xâm lấn của cồn cát bằng cỏ biển. Ông thấy hứng thú khi nghiên cứu hệ sinh thái của sa mạc và bắt đầu suy nghĩ về các tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo, đã phát sinh như thế nào trong điều kiện khắc nghiệt.
Ông mê đắm đề tài đó, thu thập một lượng tư liệu khổng lồ và nảy ra mong muốn viết một cuốn tiểu thuyết.
Để hoàn thành Xứ Cát, Herbert đã dành 10 năm nghiên cứu và viết. Người đọc sẽ theo chân nhà quý tộc trẻ Paul Atreides vượt qua nghịch cảnh đến với sứ mệnh của mình là nhà lãnh đạo trên hành tinh khô cằn Arrakis. Truyện giống như một cuốn sử thi, có bối cảnh đa dạng, hệ sinh thái, tôn giáo và chính trị phức tạp.
Tác phẩm của Herbert không chỉ dừng lại ở riêng Paul hay hành tinh Arrakis, nơi người dân phải gom nhặt từng giọt nước để tồn tại. Tiểu thuyết khoa học giả tưởng với diễn biến lôi cuốn dẫn dắt đi sâu vào triết học, tôn giáo, chính trị, tâm lý học, sinh thái học. Từ đó, nhiều độc giả đã trở nên say mê các lĩnh vực trên, hâm mộ tới mức cuồng tín Herbert và vũ trụ xoay quanh Xứ Cát.
Bị 20 nhà xuất bản từ chối, khiến 1 biên tập viên bị đuổi việc
Ban đầu, Xứ Cátđược đăng nhiều kỳ trên tạp chí Analog từ năm 1963 tới 1965. Sau đó, Herbert nghĩ tới việc xuất bản thành sách nhưng hành trình đó cam go không kém cuộc phiêu lưu của các nhân vật trong trường thiên tiểu thuyết.
Herbert phải đối mặt với vô số lời từ chối của các công ty xuất bản không quan tâm đến tiểu thuyết khoa học viễn tưởng tập trung nhiều vào chính trị và tôn giáo. Xứ Cátbị 20 nhà xuất bản phớt lờ. Cuối cùng, một công ty nhỏ đã chấp nhận bản thảo của Herbert. Đó là Chilton Books, một đơn vị chuyên in cẩm nang sửa chữa ô tô. Herbert được trả trước 7.500 USD.
Gian nan chưa dừng ở đó. Khi mới phát hành, Xứ Cátkhông thu hút được độc giả ngay lập tức do độ dài và giá bán đắt đỏ là 5,95 USD - một con số rất lớn vào thời điểm đó. Do doanh thu sách thấp, biên tập viên Sterling E. Lanier đã bị sa thải và Xứ Cátmang tiếng thất bại.
Không chỉ thế, giới phê bình lúc đó cũng đánh giá thấp cuốn truyện. Vào những năm 1960, hầu hết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đều nói về người ngoài hành tinh và các cuộc chiến tranh không gian. Trong khi đó, Xứ Cát ẩn chứa nhiều thông điệp về chính trị, tôn giáo, sinh thái học.
Tuy nhiên, mọi thứ dần thay đổi. Bất chấp đánh giá kém thiện cảm từ giới phê bình, độc giả bị cuốn vào câu chuyện về những hành tinh xa xăm, bí ẩn của Xứ Cát.Tác phẩm trở thành hit lớn trong ngành xuất bản thời bấy giờ.
Gia đình cũng hỗ trợ cho Herbert rất nhiều cho ông toàn tâm cho sự nghiệp viết lách. Ông kết hôn ba lần. Trong đó có cuộc hôn nhân kéo dài 38 năm với Beverly Ann Stuart, người vợ thứ hai mà ông yêu từ khi học Đại học Washington. Bà Beverly là người tận tụy gánh vác, kiếm tiền chính trong nhà để chồng có thể tập trung sáng tác.
Sau hơn 20 năm lo cho gia đình, bà Beverly mới bắt đầu được cùng chồng tận hưởng quả ngọt từ Xứ Cát.Những năm 1970, Herbert thu được thành công đáng kể về mặt thương mại. Ông tiếp tục viết các cuốn kế tiếp của bộ trường thiên Xứ Cátvà hàng loạt tác phẩm khác.
Năm 1986, Herbert qua đời do biến chứng tắc mạch phổi sau ca mổ ung thư tuyến tụy, thọ 66 tuổi.
Mười năm sau đó, con trai ông là Brian và tác giả Kevin Anderson đã bắt tay viết tiếp bộ Xứ Cátdựa trên các ghi chú, đề cương, bản thảo rời rạc của cha.
Những căn bếp tuềnh toàng như vậy hoàn toàn không đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ dây chuyền một chiều cho đến tủ lưu trữ thực phẩm, bàn sơ chế, dụng cụ chế biến và nấu nướng, cấp thoát nước...
Vệ sinh - an toàn thực phẩm và những khó khăn về cơ sở vật chất là vấn đề của không ít địa phương, không chỉ ở nơi xa xôi hẻo lánh, mà diễn ra ngay tại các thành phố lớn. Rất nhiều sự việc tiêu cực liên quan đến bữa ăn của học sinh đã bị phát hiện. Thậm chí có cả vụ cho thuốc trừ sâu vào thức ăn của học sinh vì tranh chấp quyền nấu ăn tại một trường học ở Sơn La năm 2023. Ở cấp học lớn hơn, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng phải ăn "cơm thừa canh cặn".
Báo cáo gần đây của Bộ Y tế cho thấy, trong 5 năm qua, mỗi năm cả nước xảy ra trung bình 100 vụ ngộ độc thực phẩm với 23 trường hợp tử vong. Trong 5 tháng đầu năm 2024, có 36 vụ ngộ độc với 1.000 người bị ảnh hưởng được ghi nhận.
Nhưng đây chỉ là một phần của câu chuyện lớn hơn về bữa ăn trường học.
Tại Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XV vừa qua, một đại biểu quốc hội đã nêu những bất cập của Nghị định số 116/2016/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ học sinh ở các địa bàn khó khăn. Ví dụ nêu ra là một học sinh tiểu học nhà cách trường 3,9 km thì không được nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa, trong khi em khác ở cách trường 4 km thì được hỗ trợ. Điều này dẫn đến thực trạng mà đại biểu mô tả là "em thì ngồi gốc cây, em thì vào lớp học để ăn, trông rất phản cảm" khi đến bữa. Bất cập đại biểu nêu liên quan đến quy định về khoảng cách từ nhà tới trường để được hưởng hỗ trợ (bao gồm ăn trưa) của nhà nước cho học sinh bán trú: từ 4 km trở lên với cấp tiểu học, từ 7 km trở lên với cấp trung học cơ sở, và từ 10 km trở lên với cấp trung học phổ thông.
Phản hồi, Bộ trưởng Giáo dục cho biết đã xây dựng dự thảo nghị định mới nhằm khắc phục những tồn tại của Nghị định 116, và đang xin ý kiến các bộ ngành để hoàn thiện.
Ngoài ra, theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP, nhà nước mới chỉ hỗ trợ bữa ăn cho nhóm trẻ trong độ tuổi mẫu giáo (3 tuổi trở lên) thuộc 5 nhóm đối tượng (tiêu chí) trong đó có đối tượng nghèo/cận nghèo. Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi cũng quy định 5 nhóm đối tượng tương tự. Như vậy nhóm trẻ dưới 3 tuổi hoặc không thuộc 5 nhóm đối tượng này sẽ không được hỗ trợ bữa ăn trưa. Trong khi đó, số lượng hộ nghèo/cận nghèo ở mỗi địa phương có tính biến động cao. Một gia đình có thể trở thành hoặc tái nghèo/cận nghèo sau một trận thiên tai hoặc có người bị ốm đau, tai nạn, trong khi việc cấp giấy chứng nhận thường có độ trễ vì mỗi năm chính quyền địa phương bình xét và cấp giấy một lần.
Bằng chứng cho những bất cập này là việc trường học mà tôi đến khảo sát đề nghị triển khai hỗ trợ bữa ăn cho nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Nhiều em ở trường này thuộc các gia đình nghèo/cận nghèo và là người dân tộc thiểu số. Cha mẹ các em không có khả năng đóng tiền ăn cho con nên phải tranh thủ đón về nhà ăn trưa rồi chiều lại gửi đến trường dù bận lên núi làm nương.
Khoảng trống chưa được lấp có thể dẫn đến cảm giác về sự vô cảm của chính sách từ góc nhìn của những đối tượng yếu thế và nằm ngoài phạm vi bao phủ. Trẻ em thơ ngây chưa hiểu chính sách là gì, tiêu chuẩn như thế nào. Nhưng các em có thể cảm thấy bị phân biệt đối xử và bị bỏ rơi khi so sánh với các bạn.
Việt Nam hiện phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng: vẫn còn 18,5% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, trong khi tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em lại gia tăng. Việc xã hội hóa nhằm huy động nguồn lực từ cộng đồng để chung tay giải quyết các thách thức về dinh dưỡng là rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là vai trò của nhà nước trong việc xây dựng các chính sách có tính chất bao trùm để không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau như những câu chuyện trên.
Nguyễn Minh Hoàng
" alt=""/>Ăn bằng 'tiền Nhà nước'