Theo các nguồn tin quen thuộc với cơ quan chức năng, Nga đang có kế hoạch áp dụng mức tiền phạt cao hơn đối với các công ty công nghệ không tuân thủ luật pháp của Nga, tăng sức răn đe trong cuộc chiến của Kremlin với các công ty công nghệ toàn cầu như Facebook và Google.
Trong năm năm qua, Nga đã đưa ra nhiều điều luật quản lý internet khó khăn hơn, yêu cầu các công cụ tìm kiếm xóa một số kết quả tìm kiếm, dịch vụ nhắn tin, chia sẻ khóa mã hóa với dịch vụ bảo mật và mạng xã hội, lưu trữ dữ liệu cá nhân của người dùng Nga trên máy chủ trong nước.
Các kế hoạch phạt tiền cao hơn được đưa vào một tài liệu tham khảo do bởi chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin chuẩn bị và gửi cho mọi người trong ngành để tư vấn, phản hồi.
Tại thời điểm này, những công cụ duy nhất mà Nga thực thi đối với quy tắc dữ liệu là phạt tiền, với mức tiền phạt thường chỉ cao nhất là vài nghìn đô la hoặc chặn các dịch vụ trực tuyến vi phạm. Tuy nhiên, chặn các dịch vụ là một tùy chọn đầy khó khăn về kỹ thuật.
Đề xuất mức phạt tiền mới sẽ buộc một công ty không tuân thủ các quy tắc của Nga bị phạt 1% doanh thu hàng năm ở Nga, theo các nguồn tin và bản sao tài liệu.
Hiện tại chính quyền Kremlin không trả lời yêu cầu bình luận.
Một đại diện của cơ quan quản lý viễn thông Nga Roscomnadzor, Vadim Ampelonsky, cho biết ông không thể bình luận vì cơ quan của ông không tham gia vào việc soạn thảo luật.
Cơ quan quản lý của Nga, Roscomnadzor, đã nhiều lần cáo buộc Facebook và Google không tuân thủ luật pháp của Nga. Nga đã chặn truy cập vào LinkedIn vào năm 2016 và cố gắng làm tương tự với dịch vụ tin nhắn được mã hóa Telegram vào tháng Tư.
Một đại diện của Google tại Nga đã từ chối bình luận về các cáo buộc hoặc đề xuất phạt mới. Cả Facebook và Giám đốc điều hành Telegram, Pavel Durov đều không trả lời yêu cầu bình luận.
" alt=""/>Nga sẽ nâng mức tiền phạt với các công ty công nghệ không tuân thủ pháp luật![]() |
Intel SGX sẽ tạo ra những phân vùng an toàn với bộ nhớ riêng biệt, tránh các hacker lợi dụng Spectre/Meltdown để khai thác thông tin trên máy tính người dùng. |
Sự ra đời của SGX cũng như hàng loạt bản cập nhật hệ điều hành khác của Intel đã phần nào khiến cho người dùng tạm thời yên tâm hơn với những thiết bị máy tính của mình. Thế nhưng, ngay khi nỗi ám ảnh Spectre - Meltdown vừa lắng xuống thì một “người anh em” của bộ đôi này lại bất ngờ xuất hiện với những hiểm họa khôn lường.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio đã phát hiện ra một biến thể mới của lỗ hổng Spectre với tên gọi SgxPectre cùng khả năng dễ dàng “qua mặt” những phân vùng an toàn trên phần cứng mà SGX tạo ra. Bên cạnh đó, báo cáo của họ cũng chỉ ra rằng Intel SGX không phải là nạn nhân duy nhất của lỗ hổng bảo mật này.
Bình thường các bộ vi xử lý mới của Intel sẽ cố gắng dự đoán hành động tiếp theo mà phần mềm muốn thực hiện. Nhưng SgxPectre có khả năng lợi dụng điều này, khai thác và đưa thông tin từ những luồng dự đoán đó ra khỏi phân vùng an toàn mà SGX đã tạo ra.
Đội ngũ nghiên cứu của Đại học Ohio đã gửi bản báo cáo của họ của Intel. Đại diện của Intel cho biết, chúng tôi đã nhận được tài liệu nghiên cứu từ Đại học Ohio và trước đó, chúng tôi cũng đã cung cấp thông tin cũng như hướng dẫn trực tuyến về tình trạng Intel SGX có thể bị tấn công thông qua những lỗ hổng bảo mật phụ (biến thể của Spectre và Meltdown).
![]() |
Intel sẽ ra mắt bản cập nhật bộ công cụ phát triển phần mềm mới vào ngày 16/3 sắp tới để giải quyết triệt để Spectre, Meltdown cũng như các lỗ hổng biến thể khác. |
Một bản cập nhật bộ công cụ phát triển phần mềm dành cho các nhà phát triển ứng dụng SGX - dự kiến sẽ là phương pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng trên. Người dùng nên sử dụng những bản cập nhật mới nhất của bộ công cụ này.
Bộ công cụ phát triển phần mềm SGX mới (SDK) cùng với các microcode cập nhật dành cho bộ vi xử lý được coi là biện pháp tối ưu nhất để vô hiệu hóa SgxPectre trước khi lỗ hổng này phát triển rộng rãi.
H.N. - Nguyễn Thị Vân Anh - Minh Thuý (tổng hợp)
Meltdown là lỗ hổng bảo mật mà rất nhiều các ông lớn công nghệ đang phải đau đầu đối phó.
" alt=""/>Lỗ hổng bảo mật nguy hiểm Spectre có biến thể mớiẢnh minh họa
Theo hồ sơ của công tố viên thành phố Suwon (Hàn Quốc), Tổng Giám đốc một nhà cung ứng của Samsung và 8 nhân viên nhận được 15,5 tỷ won (13,8 triệu USD) sau khi cấu kết với 2 đại diện của công ty Trung Quốc để chuyển giao bí quyết màn hình OLED. Tên của công ty và cá nhân không được tiết lộ.
Trộm cắp tài sản sở hữu trí tuệ là mối lo quốc gia của Hàn Quốc khi nước này đang cố gắng duy trì khoảng cách dẫn đầu về công nghệ với Trung Quốc. Trung Quốc đang chi hàng tỷ USD để trở thành cường quốc về chip nhớ và màn hình, hai lĩnh vực Samsung đứng đầu thế giới. Màn hình OLED cong là tính năng đặc biệt trên smartphone Galaxy, trong đó có Note 9.
Theo hãng thông tấn Reuters, Mỹ cũng lo ngại về cái mà họ xem là chiến dịch đánh cắp công nghệ được nhà nước đứng sau của Trung Quốc. Đầu năm nay, một cựu kỹ sư Apple đã bị bắt tại Mỹ với tội danh đánh cắp bí mật xe tự lái. Đầu tháng này, công ty Fujian Jinhua Integrated Circuit và United Microelectronics (Đài Loan) bị kết tội âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ Micron Technology.
" alt=""/>Công nghệ màn hình của Samsung bị bán trộm cho Trung Quốc