1. Chợ Ngũ Phúc, xã Ngũ Phúc, Kim Thành, Hải Dương từ ngày 6 đến ngày 11/2 và ngày 13/2, nhất là những người đến mua xôi, hoa quả tại chợ.
2. Cửa hàng tạp hóa nhà bà Sao ở Kim Đính, Kim Thành, Hải Dương (gần chợ); quầy hàng bán giày dép tại đoạn cổng chợ Kim Anh (thứ 3 bên phải từ cổng chính đi vào); quầy bán hoa tại nhà chị Nguyễn Thị Luyện (Khanh) tại chợ xã Ngũ Phúc, Kim Thành và quán Xiao Haha tại TT Phú Thái, Kim Thành, Hải Dương ngày 8/2.
3. Quán phun xăm thẩm mỹ Phương Dung, địa chỉ tại xã Kim Xuyên, Kim Thành, Hải Dương ngày 10/2.
4. Chùa Bằng Lai tại thôn Bằng Lai, xã Ngũ Phúc, Kim Thành, Hải Dương vào khoảng 12h ngày 12/2.
5. Cửa hàng tạp hóa nhà Tiền Thu, Thanh Chung và 1 quán gần hiệu thuốc Tiền Nguyên ở Ngũ Phúc, Kim Thành, Hải Dương ngày 10 và 20/2.
6. Hiệu thuốc Hà Hương ở Ngũ Phúc, Kim Thành, Hải Dương ngày 23/2.
Tới nay, Hải Dương ghi nhận tổng cộng 655 ca Covid-19 tính từ đợt dịch mới, trong đó có 297 trường hợp đã được công bố khỏi bệnh.
Sáng 1/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả công tác phòng chống dịch Covid-19, đồng thời quyết định các biện pháp tiếp theo trong thời gian tới.
Ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho biết, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương thống nhất kết thúc 15 ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, gỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với TP. Chí Linh và huyện Cẩm Giàng từ 0h ngày 3/3.
Ông Thăng khẳng định, tỉnh Hải Dương đang kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, các địa bàn cơ bản an toàn, toàn tỉnh chủ động kiểm soát dịch.
"Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại nếu chúng ta lơ là chủ quan. Tôi đề nghị toàn bộ hệ thống chính trị tuyệt đối không buông lỏng công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trong bất kỳ thời điểm nào. Chúng ta phải tận dụng từng phút, từng giờ để quyết liệt phòng chống dịch, kể cả sau khi kết thúc cách ly xã hội", ông Thăng nói.
Nguyễn Liên
Hôm nay 28/2, Bệnh viện dã chiến số 1 Hải Dương (TTYT TP. Chí Linh) đã chuyển 65 bệnh nhân Covid-19 cuối cùng sang Bệnh viện dã chiến số 3 (Trường ĐH Sao Đỏ cơ sở 2).
" alt=""/>Hải Dương tìm người tới 6 địa điểm từng có ca CovidBộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Ban Chỉ đạo yêu cầu, chiến dịch tiêm vắc xin ngừa Covid-19 phải bảo đảm nguyên tắc công bằng, khẩn trương nhưng phải rất chắc chắn, an toàn, đặc biệt phải thông tin đầy đủ cho người dân, chuẩn bị sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh.
Để chuẩn bị cho kế hoạch tiêm chủng, sáng mai Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long sẽ chủ trì buổi tập huấn trực tuyến với 700 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố.
Theo Bộ trưởng Y tế, việc đảm bảo vắc xin rất khó khăn. Các vắc xin hiện nay đều mới phát triển, chưa có nghiên cứu đủ lâu để khẳng định chất lượng, hiệu quả bảo vệ, vì vậy quan điểm của Bộ Y tế là song song mua vắc xin từ nước ngoài sẽ tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước.
Dự kiến, Việt Nam sẽ cần 150 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm nay để tiêm đủ dân số. Tuy nhiên trước mắt nước ta mới có chắc chắn 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca, trong đó có 30 liều viện trợ từ chương trình COVAX, 30 triệu liều do Việt Nam đặt mua. Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục đàm phán với các quốc gia sản xuất vắc xin để có thêm số lượng.
Với vắc xin trong nước, vắc xin Nanocovax của công ty Nanogen đã hoàn tất 65% mũi tiêm giai đoạn 2. Nếu kết quả suôn sẻ, giữa tháng 5 tới có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Vắc xin COVIVAC của IVAC cũng sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1.
Việt Nam dự kiến đầu năm 2022 sẽ có nguồn vắc xin ngừa Covid-19 trong nước sản xuất, công suất tối đa của Nanogen và IVAC có thể lên tới 60-80 triệu liều/năm.
Thúy Hạnh
Hải Dương đang yêu cầu các địa phương lập danh sách những người được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 trong hôm nay.
" alt=""/>Ngày 8/3, Việt Nam sẽ tiêm vaccine CovidBác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Bác sĩ Việt cho biết, lúc 10h40 ngày 11/3, anh T. được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng chảy máu nhiều, trên cổ có thanh sắt dài khoảng 30cm đâm xuyên từ phải qua trái.
Anh T. được chụp CT, kết quả cho thấy, thanh sắt đâm xuyên cổ có khả năng tổn thương mạch máu, khí quản, thực quản nên anh T. được chỉ định mổ khẩn.
Theo bác sĩ Việt, do vị trí thanh sắt xuyên cổ từ phải qua trái, từ sau ra phía trước nên tiên lượng sẽ có nhiều thương tổn nguy hiểm khi rút thanh sắt ra.
Vì vậy, ê-kíp phẫu thuật nhanh chóng đưa ra chiến lược hợp lý cho ca mổ nhằm kiểm soát các mạch máu quan trọng xung quanh vị trí chọc thủng của thanh sắt.
“Điều khó khăn nhất của các bác sĩ là phải giữ đầu bệnh nhân ở vị trí cố định để không ảnh hưởng đến các mạch máu xung quanh khi rút thanh sắt ra”, bác sĩ Việt cho hay.
Bác sĩ Việt cho biết, đường đi của thanh sắt xuyên qua sau tĩnh mạch và trước động mạch cảnh. Do đó, khi rút thanh sắt ra có một mảnh vải dính ở đầu thanh sắt nên mạch máu chỉ bị chèn ép.
Sau hơn 2 tiếng, các bác sĩ đã rút thanh sắt ra mà không làm rách các mạch máu xung quanh.
Anh T. được khâu thực quản, đặt ống thông dạ dày để nuôi ăn. Dự kiến, bệnh nhân có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Việt khuyến cáo, để tránh tai nạn lao động, có thể nguy hiểm đến tính mạng, người dân cần trang bị các phương tiện bảo hộ, tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
Ngoài ra, khi thấy người gặp nạn, những người xung quanh cần bình tĩnh, sơ cứu đúng cách, cố định dị vật, không nên cố rút dị vật ra khỏi. Đồng thời, nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Liên Anh
Cô gái gặp tai nạn bị chân chống xe máy đâm vào vùng mông khi vào phòng cấp cứu phải mang theo di vật.
" alt=""/>Trượt chân khi sửa máy lạnh, nam thanh niên bị thanh sắt đâm xuyên cổ