Tiên phong với công nghệ LED
Kế thừa “chiếc áo khoác” màu đen truyền thống từ dòng ThinkPad của IBM, Lenovo ThinkPad T400 - được công bố vào khoảng quý III năm ngoái - trông khá đơn giản nhưng không bớt đi vẻ lịch lãm bên ngoài. Máy có độ dày vừa phải, cầm khá nhẹ và chắc tay (trọng lượng khoảng 2,1kg). Như vậy, ngay từ dáng vẻ bên ngoài, ThinkPad trông đã khá “nam tính” và khẳng định đối tượng khách hàng hướng đến là doanh nhân, công chức.
Bàn phím của Lenovo ThinkPad T400 cũng vẫn giữ được thiết kế như của các dòng máy ThinkPad trong gần 20 năm qua. Các phím ở dạng full-size, sắc nét và dễ gõ, khi gõ cũng tạo cảm giác nhẹ nhàng. T400 sử dụng 2 hệ thống chuột trỏ: Một là bàn di chuột cảm ứng (touchpad) khá nhạy nằm ở chính giữa ngay phía trước bàn phím, và một là “đặc sản” không thể thiếu của các dòng ThinkPad: Nút di chuột màu đỏ có tên gọi “TrackPoint” nằm nổi bật ngay trung tâm bàn phím. Đủ để cho người dùng không cần phải dùng thêm chuột ngoài.
Một ưu điểm lớn của ThinkPad T400 so với các dòng ThinkPad thế hệ trước chính là ở màn hình sử dụng công nghệ tiên tiến LED, khiến màn hình 14 inch (độ phân giải 1.440x900 pixel) trở nên thanh thoát và cảm giác rộng hơn, mang lại hình ảnh có độ sáng cao và rất sắc nét. Hiển thị màu của màn hình này rất tốt nên xem đoạn video hình ảnh biến đổi nhanh vẫn không bị cảm giác nhòe hình. Còn khi độ sáng được tăng hết cỡ thì bạn vẫn có thể nhìn rõ màn hình ngay ở dưới ánh nắng mặt trời. Màn hình LED còn giúp ThinkPad T400 tiết kiệm tới 30% điện năng tiêu thụ so với màn hình LCD thường.
Hệ thống loa của ThinkPad T400, qua thử nghiệm thấy âm thanh khá ấm và truyền cảm, khi vặn volume lên mức cao nghe nhạc không thấy bị chói hay méo tiếng. Nếu cắm headphone, cảm giác âm thanh còn thú vị hơn.
ThinkPad T400 đáp ứng tốt nhu cầu thưởng thức nghe và nhìn của người dùng, với ổ quang DVD đọc ghi DVD hỗ trợ hai lớp, nhưng với những ai cần tính năng giao tiếp, hội họp hình ảnh thì dòng máy này lại khuyết khi không có một camera gắn ở phía trên màn hình như nhiều dòng máy khác.
" alt=""/>Lenovo ThinkPad T400 dành cho doanh nhânMỗi năm chỉ có vài ngàn du khách đặt chân tới Triều Tiên. Tuy nhiên, du khách chỉ được tới thăm quan những địa danh đã được hướng dẫn viên du lịch lên sẵn lịch trình do đó cuộc sống thường nhật của người dân Triều Tiên vẫn là điều bí ẩn với du khách nước ngoài.
Trong chuyến thăm đầu tiên tới Bình Nhưỡng hồi tháng 10, nhiếp ảnh gia Elaine Li (25 tuổi) đã hoàn toàn ấn tượng trước sự thân thiện của người dân Triều Tiên.
![]() |
Hình ảnh đèn chùm bắt mắt trên trần nhà ga tàu điện ngầm tại Bình Nhưỡng. |
Sinh ra và lớn lên ở Hong Kong, cô Li không còn lạ lẫm gì với nhịp sống ồn ào nơi thành thị. Do đó, các tác phẩm của cô chủ yếu là về đề tài nhà cao tầng, ùn tắc giao thông và hệ thống tàu điện ngầm. Nữ nhiếp ảnh gia trẻ tuổi còn có 133.000 người theo dõi trên Instagram.
Dưới đây là những trải nghiệm về hệ thống tàu điện ngầm của Triều Tiên được cô Li chia sẻ với hãng tin CNN
Điều gây chú ý đầu tiên với cô Li chính là việc nhà ga tàu điện ngầm khá tối song nội thất lại rất bắt mắt với trần nhà treo đèn chùm lớn, các cột nhà làm bằng đá cẩm thạch và treo ảnh của cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Khác xa với cuộc sống ồn ào ở Hong Kong, người dân Triều Tiên lại chăm chú đứng đọc thông tin được dán trên các tường treo báo ở trong nhà ga.
Dù không được phép chụp ảnh hệ thống tàu điện ngầm và nhà ga song cô Li và mọi người trong đoàn vẫn được phép đi ngắm cảnh xung quanh sảnh chờ. Còn khi được lên tàu điện ngầm, du khách cũng chỉ được dừng lại ở một số điểm để thăm quan.
Khác với sự náo nhiệt cùng hình ảnh người dân sử dụng điện thoại thông minh trên tàu điện ngầm ở Hong Kong, người dân Triều Tiên lại hoàn toàn giữ yên lặng khi ở trên tàu và rất ít người cầm trên tay chiếc điện thoại.
Cô Li chia sẻ điều mà cô nhớ nhất trong hành trình đi tàu điện ngầm là khi cô đang mải chụp ảnh một nữ nhân viên nhà ga trong khi cả đoàn thăm quan đã lên tàu, thì chiếc cửa tàu bỗng dưng đóng lại. Ngay lập tức, nữ nhân viên nhà ga đã thổi còi báo hiệu cho người lái tàu biết còn hành khách chưa lên tàu.
Đáng nói khi ở trên tàu vì muốn nhường chỗ cho một cụ ông, cô Li đã vỗ nhẹ vào vai người này song ban đầu, ông cụ không hiểu ý và một phụ nữ khác đã phải giúp nữ nhiếp ảnh gia giải thích. Theo cô Li, dù chỉ là các cuộc trao đổi nhỏ lẻ song đây lại là điều thú vị nhất trên hành trình khám phá Bình Nhưỡng.
Một số hình ảnh về hệ thống tàu điện ngầm và cuộc sống thường nhật tại Bình Nhưỡng:
![]() |
Hệ thống thang cuốn trong nhà ga. |
![]() |
Hệ thống cửa soát vé. |
![]() |
Ảnh tuyên truyền trong nhà ga. |
![]() |
Một người đàn ông dùng đèn pin để đọc báo do ánh sáng trong nhà ga khá tối. |
![]() |
Người dân Triều Tiên hoàn toàn giữ yên lặng khi ở trên tàu và rất ít người cầm trên tay chiếc điện thoại. |
![]() |
Xe đạp và xe bus là hai phương tiện phổ biến tại Bình Nhưỡng. |
(Theo Infonet)
" alt=""/>Hệ thống tàu điện ngầm 'bí ẩn nhất thế giới' ở Triều TiênNgày 4/2, Bệnh viện FV TP.HCM cho biết bệnh viện mình vừaphẫu thuật cứu sống một trường hợp thoát vị bẹn hy hữu bằng kỹ thuật mổ mới.
Bệnh nhân tên là M. H., nam giới, quốc tịch Pháp, nhập việncấp cứu trong tình trạng đau quặn bụng, nôn ói, bí tiểu và đau nhiều ở vùng bẹn.
Bác sĩ Vincent Blondeau – Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện FV – người cómặt tại phiên trực cấp cứu ngày hôm đó chẩn đoán có khả năng anh H. bị thoát vịbẹn hai bên với các biểu hiện khối thoát vị phồng to, đi lại khó khăn và nặng ởvùng bẹn.
![]() |
Bác sĩ Vincent Blondeau đang thăm khám cho một trường hợp thoát vị bẹn. Ảnh: Thanh Huyền. |
Qua điều tra bệnh sử, bệnh nhân cho biết mình từng mổ thoátvị bẹn cách đây 3 năm, thời gian gần đây bỗng cảm thấy đau nhiều ở vết mổ cũ,đau tới mức không thể làm việc hoặc chơi thể thao.
Khi hạn chế vận động và nằm nghỉ, cảm giác tức ở vùng bẹn vàkhối bìu giảm xuống nên bệnh nhân đã chủ quan không đi khám ngay.
Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng vàcận lâm sàng, các bác sĩ nhận định tình hình thoát vị bẹn tái phát của anh H.khá nghiêm trọng. Các tạng trong ổ bụng bệnh nhân đã rời khỏi vị trí mổ ban đầu,di chuyển qua lỗ bẹn sâu tới ống bẹn.
Với dấu hiệu đau nặng ở khối thoát vị kèm theo các biểu hiệnđau bụng, nôn ói cho thấy bệnh nhân có thể bị biến chứng nguy hiểm như ruột saxuống chèn ép các cơ quan trong khoang bụng gây nghẹt. Nếu để lâu, tình trạngthoát vị nghẹt nặng này sẽ gây tắc hoặc hoại tử ruột khiến bệnh nhân tử vong.
Trước tình hình đó, bác sĩ Vincent Blondeau đã hội chẩn vàquyết định cho anh H. thực hiện phẫu thuật nội soi ổ bụng, ứng dụng kỹ thuậtmới, đem phần ruột bị sa trở về vị trí cũ bằng mảnh ghép nhân tạo đặc biệt.
Đây là phương pháp phẫu thuật nội soi với ba lỗ nhỏ. Từ cáclỗ này, bác sĩ Vincent dùng tấm lưới polypropylene, đặt vào thành bụng, vá vàochỗ yếu ở hai bên thành bẹn, đỡ phần ruột bị sa lên một cách vững chắc.
“Kỹ thuật mổ nội soi hiện đại này đang được ứng dụng rộng rãitrên thế giới mang lại nhiều ích lợi cho bệnh nhân bởi thời gian phẫu thuật ngắn(chỉ trong vòng 90 phút), hồi phục nhanh. Ba ngày sau phẫu thuật bệnh nhân đã cóthể xuất viện, tránh nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng sau mổ. Không chỉ thế kỹthuật mổ này giúp bệnh nhân không đau nhiều, tránh được các biến chứng tim mạchvà gây mê so với phương pháp cổ điển”, bác sĩ Vincent Blondeau nhận định.
Bằng kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phẫu thuật, điều trị các bệnh lý tiêu hóa và ung thư tiêu hóa, bác sĩ Vincent Blondeau khuyên: “Thoát vị bẹn tái phát là bệnh thường gặp ở nam giới. Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy tức vùng bẹn và một bên bìu to lên không gây đau. Tình trạng này diễn ra không liên tục nên bệnh nhân thường chủ quan và chỉ đến bệnh viện khi bệnh gây đau đớn do sa ruột. Tôi từng gặp rất nhiều trường hợp thoát vị ruột biến chứng tái phát gây thoát vị nghẹt, hoại tử ruột dẫn đến tử vong do không cấp cứu kịp. Vì thế, nếu có những triệu chứng ban đầu như anh H., bạn nên siêu âm kiểm tra để phát hiện và xử lý sớm.” |
Thanh Huyền