Cô từng du học Mỹ và theo đuổi sự nghiệp trong ngành quảng cáo ở Thượng Hải. Trong năm đầu, những đêm thức khuya và áp lực đã khiến cô sụt 8 kg trong khi lương chỉ vài nghìn tệ mỗi tháng.
"Tôi cảm thấy dù có làm việc chăm chỉ đến đâu thì bản thân chỉ là một bánh răng trong cỗ máy khổng lồ", Mao kể. Hồi tháng 4, cô bỏ việc về với gia đình, làm việc ở văn phòng nơi cha cô đã quản lý nhà máy trong nhiều thập kỷ.
Ban đầu khi về gia đình chồng, nhiều nàng dâu cảm thấy khó khăn khi tìm cách thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với gia đình mới.
Việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình nhà chồng không phải là điều có thể làm ngay trong một sớm một chiều. Một nàng dâu thông minh, biết cách cư xử, chân thành sẽ chiếm được thiện cảm với bố mẹ chồng.
Sara Jane Ho, tốt nghiệp Đại học Harvard, chuyên gia về nghi thức cho biết các nàng dâu hãy luôn để ý đến cách ứng xử của mình.
Theo cô, học cách ứng xử để làm cho mình và mọi người xung quanh đều cảm thấy thoải mái. Đó còn là việc ứng xử duyên dáng ngay cả trong những tình huống khó xử nhất như xung đột với bố mẹ chồng.
Nếu bố mẹ chồng đưa ra đề nghị quá đáng hoặc lời nói xúc phạm khó chịu, với phận làm người con dâu, bạn nên nhận nhịn, "cười thật tươi", đồng ý và làm theo. Việc phản đáp lại hãy để chồng lên tiếng.
Cho dù bố mẹ chồng có hành động thô lỗ, cư xử quá đáng thì việc trách móc hay đối phó với họ không phải là việc của nàng dâu.
"Đó là việc của chồng bạn. Hãy kể mọi chuyện một cách chân thật với anh ấy. Nếu muốn thanh minh, giải thích hay phản đối bố mẹ chồng thì hãy để chồng của bạn làm, chứ không phải bạn. Việc duy nhất của bạn lúc đó là mỉm cười, nhẫn nhịn nghe theo", cô cho biết.
Tuy nhiên, nếu việc mỉm cười và nói lời đồng ý không có ý nghĩa thì nàng dâu nên im lặng.
"Thông thường, khi người ta chỉ trích hay nói lời quá đáng với bạn, điều tốt nhất là không cãi lại ngay, không nói gì cả. Hãy để họ tiếp tục trong suy nghĩ và hành động không đúng đắn của họ", Sara Jane Ho cho biết.
Quy tắc tương tự cũng được áp dụng khi bố mẹ bạn nói điều gì đó khiến chồng không thoải mái. "Bạn nên nói chuyện với bố mẹ mình và chồng cũng phải nói chuyện bố mẹ anh ấy", cô nói.
Tuy nhiên, không bố mẹ chồng nào muốn gây bất hòa với con dâu. Có lúc mâu thuẫn, có lúc yên bình nhưng gia đình nào cũng mong muốn duy trì hòa khí trong nhà.
Vì vậy mỗi khi có mâu thuẫn, nàng dâu mới hãy nhớ, điều đó xuất phát từ việc chưa hiểu nhau. Bạn cần bình tĩnh nói chuyện với chồng để tìm cách ứng xử với bố mẹ thật khéo léo và tìm ra lối thoát cho cả đôi bên.
Theo đó, có ba cuộc thảo luận cần phải có sau mỗi lần cãi vã.
Đánh giá thiệt hại
Sau khi cuộc cãi vã kết thúc, nhiều cặp vợ chồng không dành thời gian để thảo luận về việc xung đột thực sự khiến họ cảm thấy thế nào. Những cảm xúc như tổn thương, sợ hãi hoặc cảm thấy bị hiểu lầm bị giấu kín.
Thực tế, mỗi người cần cho bạn đời biết cuộc tranh cãi tác động đến cảm xúc của mình ra sao. Điều này cho phép đối tác nhìn nhận quan điểm của bạn rõ ràng hơn và tạo ra sự đồng cảm.
Để bắt đầu, nên nêu rõ cảm xúc của bạn, chẳng hạn như "Em cảm thấy tổn thương sau cuộc cãi vã của chúng ta". Sau đó, nên mời đối phương chia sẻ cảm xúc của họ bằng cách hỏi "Anh có thể giúp em hiểu cảm giác của anh trong lúc đó không?".
Điều này mở ra một cuộc trò chuyện hai chiều thay vì đổ lỗi, tạo nên sự đồng cảm và tạo không gian cho sự chữa lành.
Xác định nhu cầu cơ bản
Thông thường, các cuộc tranh luận không chỉ xoay quanh vấn đề cụ thể mà còn xuất phát từ những nhu cầu sâu xa hơn, chưa được đáp ứng. Ví dụ, một trong hai bên cảm thấy mong muốn của bản thân không được xem trọng hoặc có thể có nhu cầu chưa được giải quyết về tình cảm.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học lâm sàng và Trị liệu tâm lý (Mỹ) năm 2020 cho thấy, tình trạng bị bỏ bê và lạm dụng tình cảm thời thơ ấu dẫn đến cảm giác không được yêu thương, gây ra sự bất an và lòng tin trong các mối quan hệ khi trưởng thành.
Những yếu tố này góp phần gây ra sự hiểu lầm, khoảng cách tình cảm và xung đột liên tục, khiến hai bên không thể vun đắp sự thân mật và giao tiếp hiệu quả. Vì vậy, các cuộc trò chuyện sau cãi vã nên ưu tiên xác định những nhu cầu cơ bản này, vì chúng thường không được thể hiện trong lúc hai bên nóng giận.
Để bắt đầu, bạn nên tự hỏi "Tôi thực sự cần gì vào lúc đó?". Sau đó, hãy trao đổi điều đó với đối tác một cách bình tĩnh và cởi mở. Khuyến khích đối tác làm tương tự và cùng nhau hiểu nhu cầu tình cảm của nửa kia.
Xây dựng giải pháp cho tương lai
Trong cuộc trò chuyện sau khi cãi vã, nên sử dụng cơ hội để lập chiến lược và củng cố khả năng cùng nhau vượt qua những thách thức.
Nghiên cứu trên những cặp tham gia các cuộc thảo luận được hòa giải cho thấy sự hoạt động tăng lên ở nhân accumbens - vùng não liên kết với hệ thống khen thưởng. Phát hiện này nhấn mạnh những tác động tích cực của việc giải quyết xung đột đối với cả sức khỏe cảm xúc và phản ứng thần kinh trong các mối quan hệ.
Để bắt đầu, nên đặt câu hỏi "Lần sau chúng ta có thể làm gì khác đi?" hoặc "Làm sao chúng ta có thể hỗ trợ nhau tốt hơn trong những tình huống này?". Theo cách này, trọng tâm sẽ chuyển từ xung đột sang các giải pháp chủ động, mang tính xây dựng.
Để các cuộc trò chuyện có hiệu quả, cả hai bên cần cảm thấy an toàn, cởi mở và không phòng thủ. Điều quan trọng là chọn thời điểm thích hợp, đặt ra mục đích rõ ràng, thực hành lắng nghe tích cực và giữ vững cảm xúc, giúp truyền đạt thông suốt những suy nghĩ của mình và ngược lại.
Thùy Linh(Theo Psychology Today)
" alt=""/>3 điều vợ chồng nên làm sau khi to tiếng