2. Tuyển Việt Nam chưa ổn hẳn nhiên cũng có lý do, bởi suốt 6 trận đấu vừa qua đều được HLV Philippe Troussier tận dụng thử nghiệm lối chơi, con người…
Thuyền trưởng gần như xây mới từ đầu cho tuyển Việt Nam về cách vận hành chiến thuật, tư duy chơi bóng dựa trên nhóm cầu thủ trẻ mới nổi trong thời gian tương đối ngắn nên bất ổn là bình thường.
Không chỉ bất ổn, kết quả gặt hái được sau những thử nghiệm về cơ bản chưa nhiều như trông đợi từ người hâm mộ. Chỉ một vài gương mặt trẻ cho thấy sự tiến bộ trong hàng chục cái tên được ông Troussier sử dụng, tin dùng rõ ràng chưa khiến tất cả an tâm.
Đương nhiên cũng hiểu muốn tạo ra những con người mới đủ sức chơi và gách vác trọng trách lấy vé dự World Cup 2026 cùng các đàn anh khó có thể đốt cháy giai đoạn, nhưng cần hiểu sự kiên nhẫn cũng chỉ giới hạn nên tuyển Việt Nam cần khác hơn, ít nhất ở trận ra quân tới đây.
3. Ông Troussier cần thay đổi gì để đội nhà hoàn thành mục tiêu giành trọn 3 điểm trước Philippines? Câu trả lời không khó, nhưng phụ thuộc rất lớn vào quyết định từ chiến lược gia người Pháp.
Đơn giản là vì, tuyển Việt Nam chỉ cần tung vào sân đội hình gồm những cựu binh, giàu kinh nghiệm trận mạc như Quế Ngọc Hải, Hùng Dũng, Tuấn Anh hoặc Văn Quyết… vấn đề sẽ được giải quyết.
Nhưng liệu rằng ông Troussier có chọn phương án an toàn hay không lại là chuyện khác, khi thời gian qua liên tục trao rất nhiều cơ hội cho những cầu thủ trẻ trong khi nhóm cựu binh nhiều người còn chưa được thi đấu dù có tên ở những các đợt tập trung vừa qua.
Sự kiên định của ông thầy người Pháp là đáng quý, trân trọng cũng như tương đối có ích cho bóng đá Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, ở thì hiện tại nếu tuyển Việt Nam không có được kết quả tốt trong trận ra quân vòng loại World Cup 2026 rất khó cho HLV Philippe Troussier.
Vậy nên cũng đến lúc HLV Philippe Troussier tạm dừng thử nghiệm và giúp tuyển Việt Nam chiến thắng trước, sau đó rồi tính hay mơ mộng cũng chẳng muộn gì.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam, HLV Troussier cần thay đổi để chiến thắngCác sổ đỏ với tên gọi cũ, được cấp trước ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, có giá trị tương đương sổ đỏ mới và vẫn có giá trị pháp lý, không phải cấp đổi sang sổ mới. Người dân có nhu cầu đổi sổ sẽ được cơ quan nhà nước đáp ứng.
Sổ đỏ mới được cấp theo mẫu thống nhất trên cả nước do Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) quy định.
Theo Dự thảo Thông tư quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính (gọi tắt là giấy chứng nhận) mà Bộ TN-MT lấy ý kiến thời gian qua, mẫu sổ đỏ mới sẽ chỉ còn 2 trang thay vì 4 trang như hiện nay.
Mẫu sổ đỏ mới sẽ in mã QR ở trên cùng, góc phải trang một.
Quốc huy được thu nhỏ đặt ở góc trái trang một, thay vì chính giữa như hiện tại.
Chính giữa trang một là dòng chữ "giấy chứng nhận" in hoa cỡ lớn. Bên dưới là dòng chữ "quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất", in hoa nhỏ hơn, thay cho dòng chữ "quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất" như hiện hành.
Các thông tin người sử dụng đất và chủ sở hữu gắn liền với đất; thông tin thửa đất gồm số thửa, loại đất, thời hạn sử dụng, hình thức sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, địa chỉ; thông tin tài sản gắn liền với đất; sơ đồ thửa đất, đều được đưa ra trang một.
20 năm qua, sổ đỏ ba lần thay đổi tên gọi tương ứng với các lần sửa đổi Luật Đất đai. Luật Đất đai 2003 quy định, sổ đỏ có tên "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất", còn Luật Đất đai 2013 quy định sổ đỏ được gọi là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất".
" alt=""/>Sổ đỏ có tên gọi mới từ 1/8