Theo nhà sản xuất Nokia, 3720 sẽ được phân phối trên thị trường trong mùa hè này và máy đạt tiêu chuẩn bền IP-54 cho thiết bị dùng trong quân đội Mỹ như chống thấm nước, bám bụi, sốc và nắp mở pin được bắt đinh ốc.
Trước khi chính thức ra mắt sản phẩm này, Nokia đã có những video thử nghiệm cho độ bền của máy. Các thông số kỹ thuật khác của 3720 bao gồm:
- Màn hình 2,2 inch với độ phân giải 240 x 320 pixel, thiết kế dạng thanh thuộc series 40 của hãng.
- Máy tương thích với 3 băng tần của mạng GSM (900 / 1800 / 1900 MHz) và hỗ trợ kết nối Bluetooth 2.1 cùng khả năng chơi nhạc, mở vide dưới các định dạng thông thường.
" alt=""/>Nokia chính thức ra “dế” siêu bềnTheo bác sĩ Nguyễn Thị Hương Lan, Phó khoa Sản, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM), sữa mẹ là lựa chọn tự nhiên, tốt nhất cho trẻ nhỏ, trẻ nên bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và duy trì đến 24 tháng. Nuôi con bằng sữa mẹ còn tạo sự gắn kết, gần gũi, tăng tình cảm mẹ con.
Tuy nhiên, nếu bú mẹ kéo dài đến 5-6 tuổi hoặc hơn thế lại không có lợi cho trẻ. Lý do là, khi đó sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng.
“Có những trẻ lớn vẫn bú mẹ nhưng thực tế chỉ bú hơi dẫn đến việc trẻ đầy bụng, chán ăn. Trẻ không được bổ sung đủ chất theo nhu cầu của cơ thể, kéo theo nguy cơ bị suy dinh dưỡng”, bác sĩ Lan nói.
Cùng quan điểm, bác sĩ Bùi Thị Thủy Tiên, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Hùng Vương cho hay, ưu điểm vượt bậc của sữa mẹ so với sữa công thức là có kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật. Ở giai đoạn sau (khoảng 24 tháng), sữa mẹ không đủ năng lượng đáp ứng cho sự phát triển của trẻ. Khi đó, trẻ phải được ăn uống bổ sung thêm dinh dưỡng, sữa công thức, các loại vitamin…
Bác sĩ Thủy Tiên bày tỏ sự ngạc nhiên khi nghe có trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ đến 8-9 tuổi. Chị cho biết, thực tế, không có khuyến nghị về thời gian cho bé bú đến khi nào. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời, duy trì cho con bú cùng với bổ sung thực phẩm thích hợp đến 2 tuổi hoặc sau đó.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hương Lan nói thêm, nếu người mẹ duy trì kích thích bầu vú, sữa vẫn được tiết ra kể cả khi trẻ đã lớn và mọc đủ răng. Nhưng khi đó, cung răng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng do động tác bú, mút bầu sữa.
Ngoài ra, cai sữa là một giai đoạn phát triển tự nhiên của con người, giúp đứa trẻ dần tự lập qua việc ăn thức ăn bình thường (học ăn dặm, ăn thô...), nhất là khi, trẻ đã đến tuổi đến lớp, học tập, vui chơi cùng bạn bè.
“Ở giai đoạn này, nếu trẻ vẫn bú mẹ sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc. Dân gian hay dùng từ quấn mẹ, bện hơi mẹ, người mẹ cũng rất khó để đi làm, lao động, sinh hoạt. Nếu muốn tạo sự gắn kết với con trẻ, người mẹ có thể thông qua việc dạy dỗ, chăm sóc con mỗi ngày. Đó là một quá trình lâu dài, thay vì cho trẻ bú mẹ đến 8-9 tuổi”, bác sĩ Hương Lan nói.
Tâm lý gia Phan Thị Hoài Yến, Bệnh viện TP Thủ Đức cũng cho rằng, khoảng 3 tuổi, trẻ đã biết học cách độc lập, ngủ riêng, tự phục vụ bản thân. Việc trẻ bú mẹ quá lâu có thể không xuất phát từ nhu cầu cần sữa của trẻ mà do thói quen người mẹ tạo ra.
“Trẻ đã lớn mà vẫn bú mẹ sẽ tạo ra sự lệ thuộc. Tôi lo ngại những đứa trẻ như vậy sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống tương lai vì trẻ không biết độc lập", tâm lý gia Hoài Yến chia sẻ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ đặc biệt quan trọng với trẻ non tháng, trẻ bệnh lý, không chỉ giúp trẻ lớn nhanh và phát triển toàn diện mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Các kháng thể thụ động truyền sang con trong sữa mẹ sẽ giúp trẻ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng xung quanh môi trường sống.
Các bác sĩ cho rằng, mặc dù không có khuyến nghị về thời gian ngừng sữa mẹ, nhưng việc cai sữa có thể thực hiện khi trẻ có dấu hiệu sẵn sàng rời xa nguồn sữa mẹ. Ví dụ như, khi bé đã ăn dặm tốt và ăn đa dạng các nhóm thực phẩm; bé khỏe mạnh, tăng trưởng và phát triển tốt; bé không có nhu cầu bú mẹ nữa; bé có thể ngừng bú mà không quấy khóc… có thể là dấu hiệu để mẹ bắt đầu cai sữa.
Thời gian cai sữa mẹ còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người mẹ và nhu cầu bú của trẻ.
" alt=""/>Xôn xao chuyện mẹ cho con bú đến 9 tuổi và lời khuyên của bác sĩEm năm nay 25 tuổi, chồng em 29 tuổi. Chúng em lấy nhau được 2 năm. Anh là công nhân cơ khí còn em là nhân viên văn phòng. Chúng em vẫn chưa có con dù không dùng biện pháp tránh thai. Vì thế mới đây hai vợ chồng em đã đưa nhau đi khám sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân.
Sau khi khám, các bác sĩ kết luận, cơ quan sinh sản của anh hoàn toàn bình thường còn em thì bị viêm nhiễm vùng kín và phải điều trị bằng thuốc.
Vị bác sĩ khám cho em nói vấn đề viêm nhiễm của em không quá nghiêm trọng, chỉ cần điều trị và kiêng khem một thời gian thì mọi thứ sẽ ổn. Sau đó, nếu vẫn chưa có thai em có thể quay lại phòng khám để được kiểm tra thêm.
Em cũng kể lại với anh như vậy nhưng từ khi biết em bị viêm nhiễm vùng kín, anh tỏ ra bực bội và cau có ra mặt. Em hỏi gì anh cũng không trả lời hoặc nếu trả lời thì cục cằn thô lỗ.
Trên đường về, em cố giải tỏa không khí nhưng tình hình không khả quan. Vì thế em đã hỏi thẳng anh về thái độ của anh đối với em từ lúc ở bệnh viện đến giờ.
Không ngờ em vừa dứt lời thì anh văng tục với em rồi chửi em là “gái”, là loại nhơ nhớp bẩn thỉu. Rồi anh lý luận: “Người ta từng chửa đẻ thì mới có khả năng viêm nhiễm, đằng này chưa chửa đẻ đã viêm thì chỉ có đi ngủ lang...”.
Sau đó anh tiếp tục tưởng tượng ra những điều kinh khủng, nào là nạo phá thai nhiều nên giờ không có con nào là quan hệ bừa bãi không phòng tránh, mà đã biết không có con lại còn ra vẻ ngoan hiền để anh cưới về làm vợ...
Em đã cố gắng nhịn vì biết anh đang mong ngóng đứa con nên bị sốc nhưng khi anh nhắc đến mẹ em rằng, em giống mẹ, cũng lăng loàn và kiếm tiền bằng vốn tự có nên chồng mới bỏ thì em không nhẫn nhịn được nữa.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bố mẹ em đã bỏ nhau từ khi em còn nhỏ. Nghe mọi người bên ngoại kể lại, nguyên nhân là do bố em rượu chè cờ bạc nên thường đánh đập mẹ con em. Đến khi không chịu đựng được nữa, mẹ đã ôm hai đứa con mà trốn đi. Từ đó, mẹ làm mọi việc để nuôi hai chị em em. Đến khi chúng em trưởng thành, mẹ em mới đi tìm hạnh phúc cho mình và tái hợp với một người đàn ông mất vợ khác.
Khi anh đến với em, anh rất thương cảm cho hoàn cảnh của gia đình em. Chúng em chưa bao giờ mâu thuẫn to, cũng chưa bao giờ anh nói tục chửi bậy với em. Không thể ngờ bây giờ anh lại nghĩ về em và mẹ em như vậy. Em cảm thấy bị xúc phạm nặng nề nên đã cãi nhau rất to với anh ngay trên đường trở về nhà.
Không ngờ đang lái xe thì anh dừng lại. Anh bắt em xuống xe rồi tát túi bụi vào mặt, vào đầu em. Anh còn xô em ngã và đạp chân vào bụng em khiến em đau điếng. Em chỉ biết gào thét trước sự hung tợn chưa từng thấy của anh.
Nhiều người đi đường nhìn thấy anh đánh em, họ chỉ dừng lại xem nhưng không một ai can thiệp. Đánh xong anh lên xe và đi thẳng về nhà bỏ mặc em ở lại với đau đớn và ê chề.
Em không nghĩ rằng người chồng mà em rất yêu thương và tự hào lại có lúc cục cằn thô lỗ và suy nghĩ thiếu hiểu biết đến vậy.
Vì thế em đau đớn lắm. Em biết anh mong con. Đó là sự mong mỏi chính đáng. Em cũng vậy, em cũng khao khát đứa con đến cháy bỏng nhưng không thể vì một sự cố nhỏ mà anh trút giận lên đầu em bằng những suy nghĩ ấu trĩ đến vậy.
Bây giờ em không biết phải làm thế nào. Đã mấy ngày rồi nhưng cứ nhìn thấy anh là sự căm ghét trong em lại dâng lên đến tột độ, không biết em có tiếp tục sống được với người đàn ông như vậy được không nữa?
Thảo@...(Hà Nội)
" alt=""/>Sau khi khám hiếm muộn, chồng đánh vợ thâm tím mặt màyĐại diện Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM cho biết cơ sở này đã tiếp nhận nhiều phản ánh của người dân về những khoản nợ Bảo hiểm y tế và nhận trợ cấp Bảo hiểm Xã hội. Sau khi xác minh và điều tra, bệnh viện khẳng định đây là một chiêu thức lừa đảo khá phổ biến nhằm hướng tới những người nhẹ dạ cả tin.
Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM khuyến nghị người dân thường xuyên cập nhật tin tức, nâng cao cảnh giác và báo cho các cơ quan chức năng để được hỗ trợ xử lý khi nhận được các cuộc gọi tương tự.
Ngoài ra, người dân có thể tải ứng dụng VssID trên điện thoại để cập nhật những thông tin về thẻ Bảo hiểm y tế, quá trình tham gia, thông tin hưởng các chế độ Bảo hiểm Xã hội, lịch sử khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế...