VNeID là ứng dụng trên thiết bị số do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh, xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công cùng các giao dịch khác trên môi trường điện tử; đồng thời, cung cấp các tiện ích phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ứng dụng VNeID lần lượt được đưa lên 2 kho ứng dụng của Apple và Google trong các tháng 8, 9/2021. Tiếp đó, tháng 7/2022, cùng với việc ra mắt Hệ thống định danh và xác thực điện tử, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) đã công bố tích hợp ứng dụng định danh điện tử trên nền tảng VNeID.
Đến nay, Bộ Công an đã thu nhận hơn 73,8 triệu hồ sơ định danh điện tử, kích hoạt trên 52,7 triệu tài khoản, chiếm khoảng 71,4% tổng số hồ sơ thu nhận. Tính đến trung tuần tháng 2/2024, đã có 8 triệu người sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia; trung bình mỗi ngày có gần 1 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID.
Cập nhật 8 tiện ích trên ứng dụng VNeID
Liên quan đến việc phát triển, cung cấp các tiện ích trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID, báo cáo tháng 2/2024 của Tổ công tác triển khai Đề án 06 cho hay, đến nay, đã có 8 tiện ích được cập nhật, công bố trên ứng dụng này.
Một số kết quả thu được từ việc cung cấp 8 tiện ích trên ứng dụng VNeID thời gian qua có thể kể đến như: 113.680 lượt sử dụng dịch vụ công thông báo lưu trú; hơn 1.900 lượt sử dụng tiện ích kiến nghị phản ánh về an ninh trật tự; 78.162 lượt xem thông báo, phổ biến chính sách pháp luật mới cho công dân.
Số lượt sử dụng 3 tiện ích bảo hiểm xã hội, căn cước điện tử, hộ khẩu điện tử (thông tin cư trú) lần lượt là 307.451, gần 2,8 triệu và hơn 1,5 triệu lượt. Cùng với đó, đã có hơn 8,6 triệu lượt sử dụng tài khoản định danh để đăng nhập, xác thực vào Cổng dịch vụ công quốc gia và cổng dịch vụ công các bộ, ngành, địa phương. Riêng tiện ích bảo hiểm y tế, số lượt sử dụng từ ngày 25/1 đến ngày 13/2 là hơn 56.000.
Thời gian qua, Bộ Công an cũng đã làm việc với Bộ Tư pháp, thành phố Hà Nội, cung cấp các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và hướng dẫn triển khai cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID. Đồng thời, có lộ trình triển khai cụ thể, đảm bảo hoàn thành kết nối trước ngày 30/3.
Phục vụ việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử tại Hà Nội, tính đến đầu tháng 2, đã có 66/673 bệnh viện, trạm y tế và phòng khám trên địa bàn hoàn thiện phần mềm kết nối liên thông với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Cùng với đó, đã đồng bộ đầy đủ 48 trường thông tin theo yêu cầu của Bộ Y tế, với 323.308 hồ sơ tiếp nhận được truyền lên hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hiện Bộ Y tế đang xin ý kiến của các đơn vị về những trường thông tin sức khỏe cá nhân hiển thị trên VNeID.
Theo kế hoạch, dự kiến trong tháng 3, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì, phối hợp Bộ Công an triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID tại Thừa Thiên Huế, trước khi đề xuất nhân rộng toàn quốc.
Cũng trong tháng 3, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Công an, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức hướng dẫn các cơ sở y tế và người dân sử dụng thông tin Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID.
Một tiện ích mới sẽ được cập nhật trên VNeID thời gian tới là ‘An sinh xã hội’. Phục vụ việc này, Bộ LĐTB&XH sẽ cùng Ngân hàng Chính sách, Bộ Công an xây dựng lộ trình triển khai cấp tài khoản an sinh xã hội gắn với số định danh cá nhân của mỗi người dân trên VNeID.
Tại Chỉ thị 18 năm 2023 về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, đảm bảo an ninh tiền tệ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để tích hợp sử dụng tài khoản định danh điện tử để kê khai, đăng ký nộp thuế trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID và các nền tảng khác do cơ quan thuế hướng dẫn; nghiên cứu, phát triển hoặc tích hợp ứng dụng cổng thanh toán, ví điện tử, các tiện ích khác trên ứng dụng VNeID để tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động thương mại điện tử... |
PGS Phương cho biết ung thư tuyến tiền liệthiện nay là một bệnh phổ biến ở nam giới, đứng hàng thứ 3 về tỷ lệ mắc mới sau ung thư vú và ung thư phổi. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng dần theo tuổi, gần 60% bệnh nhân được chẩn đoán ở độ tuổi trên 65.
Nhiều trường hợp ung thư tuyến tiền liệt ở thể ẩn, không có triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân được phát hiện tình cờ, hoặc giải phẫu tử thi sau khi tử vong do những nguyên nhân khác.
Theo bác sĩ Phương, ung thư tiền liệt tuyến nếu phát hiện sớm, ở giai đoạn đầu và được điều trị tích cực, có thể khỏi bệnh và có trên 95% bệnh nhân sống thêm trên 5 năm, thậm chí 10-15 năm sau khi được chẩn đoán. Bệnh có thể sàng lọc, phát hiện sớm bằng thăm khám và xét nghiệm ở nam giới trên 50 tuổi hoặc trên 45 tuổi nếu có tiền sử gia đình ung thư tuyến tiền liệt.
Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ khối đầu tụy, túi mật, phần thấp của ống mật chủ, một phần dạ dày, khung tá tràng và quai hỗng tràng đầu tiên. Đồng thời, kết hợp vét hạch, phục hồi lưu thông với 3 miệng nối.
Tuy nhiên, các miệng nối tụy - ruột, mật - ruột sau mổ có tỷ lệ biến chứng cao (20-30%), tỷ lệ tử vong sau mổ cũng cao (5-7%), còn tỷ lệ sống sau 5 năm còn thấp (10-15%). Do đó, một số phẫu thuật viên thường e ngại khi thực hiện.
Với bệnh nhân 24 tuổi này, ê-kíp đã thực hiện phẫu thuật thành công. Một tuần sau mổ, bệnh nhân ổn định sức khỏe, phục hồi tốt và được xuất viện.
Theo bác sĩ Thảo, phẫu thuật cắt khối tá tụy được chỉ định với ung thư vùng quanh bóng Vater, hoặc bệnh lý lành tính ở vùng đầu tụy, hoặc chấn thương phức tạp vùng đầu tụy tá tràng.