Hiện nay, nhiều cuốn sách được đóng từ thời Trung cổ vẫn được gìn giữ, tuy nhiên đã được phục chế bởi sách cổ hay bị mất gáy. Một trong những cuốn sách được đóng thủ công lâu đời nhất, nổi tiếng nhất là quyển Thánh kinh đầu tiên của Hà Lan.
Tại Việt Nam, đóng sách thủ công không phải nghề được coi là truyền thống mà bắt nguồn từ các nước châu Âu và Trung Đông, du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp. Trải qua chiến tranh và nhiều yếu tố khách quan khác, nghề này đang mai một dần. Hiện tại trong nước vẫn rất hiếm, thậm chí là không có người thợ nào đạt tới trình độ hoàn thiện theo yêu cầu khắt khe của kỹ thuật đóng sách thủ công truyền thống. Ngoài ra, nguồn tài liệu và đồ đạc dụng cụ về ngành nghề này cũng rất hạn chế.
Vậy một ngày làm việc của một bookbinder (thợ đóng sách) như thế nào và các công đoạn cơ bản khi hoàn thiện sản phẩm sẽ ra sao để có thể tạo ra cuốn sách độc bản với giá gấp nhiều lần sách thông thường?
Anh Trần Trung Hiếu - thợ đóng sách với 6 năm kinh nghiệm cho biết, hiện nay sách thủ công ở Việt Nam được thiết kế và sản xuất trên nhiều chất liệu, như bìa sách được làm từ vải đũi tơ tằm dệt thủ công và họa tiết thêu tay, từ vải thô bố cao cấp không sờn và ép nhiệt cao tần; từ giấy trúc chỉ - một nghệ thuật mới được sáng tạo; từ lụa thủy ấn và nhiều nhất là từ da.
Các công đoạn cho ra đời cuốn sách đặc biệt bao gồm: Đánh giá sách cần được đóng (tình trạng, thông số, cách làm), dỡ sách, tạo dựng cấu trúc, bọc bìa, trang trí. Trung bình, thợ mất khoảng 1 tuần làm việc để hoàn thiện một cuốn sách cơ bản. Còn với sản phẩm phức tạp hơn trong trang trí và thiết kế phải vài tuần, có khi vài tháng mới xong. Đây là một “thử thách” không nhỏ với những bạn trẻ đang có hứng thú muốn học nghề đóng sách thủ công, bởi nếu không thực sự đam mê và kiên nhẫn sẽ rất khó theo đuổi.
Anh Lê Đức Anh, thành viên xưởng Sao Bắc chuyên đóng sách thủ công, được nhiều đơn vị như Nhã Nam Books, Omega+ Books... đặt hàng làm sách độc bản, giới hạn cho biết: “Hiện có nhiều bạn trẻ đã tìm hiểu về làm sách thủ công và muốn thử, nhưng đa số phân vân về lựa chọn vật liệu. Thực tế, dễ tìm và dễ sử dụng nhất để mọi người có thể thực hành ngay việc làm một cuốn sách, cuốn sổ tay cho mình tại nhà mà chưa cần đi quá sâu vào tìm hiểu về nghề đóng sách thủ công là các loại vải canvas, vải bố, vải jean. Ở mức độ chuyên nghiệp hơn cần một số vật liệu chuyên dụng như các loại vải đã được bồi sẵn giấy, keo, các loại da”.
"Muốn theo đuổi nghề mang tính 'hàn lâm' như đóng sách thủ công thì bắt buộc phải có lòng kiên trì, sẵn sàng hy sinh. Thêm nữa là phải có đầu óc nhạy bén và khả năng học hỏi không ngừng", anh Lê Đức Anh cho hay.
Còn theo anh Trần Trung Hiếu, khó khăn lớn nhất khi tìm hiểu nghệ thuật đóng sách thủ công là thiếu nguồn tài liệu tiếng Việt, không có những người thầy giàu kinh nghiệm để truyền nghề và đa số dụng cụ chuyên nghiệp phải nhập khẩu.
“Các bạn trẻ, hoặc như tôi lúc mới vào nghề còn là sinh viên thì càng khó khăn hơn bởi dụng cụ chuyên dụng rất đắt tiền. May mắn là vốn liếng tiếng Anh của tôi khá tốt, đủ để tiếp cận tài liệu hướng dẫn về đóng sách của nước ngoài”, anh Trần Trung Hiếu nói thêm.
Tuy nhiên, chính những khó khăn ấy lại làm anh cảm thấy hứng thú hơn với nghề khi mỗi ngày học được thêm một điều mới, có thêm hiểu biết về nghệ thuật đóng sách mình theo đuổi.
"Điều thú vị với tôi khi đóng sách thủ công là không có cuốn nào làm giống nhau, và qua mỗi lần làm đều rút ra được những bài học mới mẻ. Đồng thời, bản thân tâm đắc với các cuốn sách tự thiết kế, mang bản sắc riêng", anh Hiếu bày tỏ.
Hiện tại, Trần Trung Hiếu làm việc tại xưởng đóng sách Sao Bắc. Bên cạnh việc làm những cuốn sách mang tính độc bản, anh còn hợp tác cùng Nhã Nam Books thực hiện những ấn bản sách đặc biệt số lượng lớn với mong muốn đưa những tác phẩm đóng thủ công tiếp cận nhiều hơn với độc giả, khơi gợi sự hứng thú của giới trẻ.
Họa sĩ Trần Đại Thắng chia sẻ: “Thị trường ô tô cũng có phiên bản phổ thông và phiên bản cao cấp. Có xe vài trăm triệu đồng nhưng cũng có loại tới hàng chục tỷ đồng. Vậy tại sao thị trường sách không có quyền đa dạng với những ấn bản đặc biệt cho khách hàng đam mê? Tôi tin rằng, nếu đủ năng lực đáp ứng nhu cầu các ấn bản đặc biệt sẽ góp phần nâng tầm sách Việt”.
Theo đơn ông Tuấn, từ khi mẹ của ông bị bắt tạm giam (ngày 24/3/2022 đến nay) ông có nghe thông tin ông Huỳnh Uy Dũng (là chồng của bị can Hằng) và một luật sư bào chữa cho bà Hằng, đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu cơ quan điều tra, VKSND đề nghị trưng cầu giám định đối với bà Hằng với lý do đây là tình tiết để bảo lãnh và xin giảm nhẹ tội cho bà.
Lý do ông Tuấn nêu ra là: Hậu quả của việc trưng cầu giám định tâm thần sẽ ảnh hưởng đến quan hệ pháp luật về hôn nhân gia đình, quan hệ pháp luật dân sự về quyền sở hữu tài sản, quản lý về phần góp vốn trong các doanh nghiệp...
Ông Tuấn nghi ngờ việc yêu cầu giám định tâm thần đối với mẹ của ông (tức bà Hằng) không nhằm mục đích bảo lãnh và thu thập tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà có thể nhằm thực hiện âm mưu muốn kiểm soát, định đoạt toàn bộ đối với quyền tài sản, quyền quản lý phần vốn góp trong các doanh nghiệp của bà Hằng.
Vậy, ông Tuấn có quyền đề nghị không giám định tâm thần với bà Hằng hay không?.Trao đổi với VietNamNet, luật sư Nguyễn Thị Thanh Thế (Công ty Luật TNHH MTV Bình Yên) cho hay, căn cứ vào khoản 1 điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thì việc trưng cầu giám định được tiến hành khi thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định; hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định trưng cầu giám định.
Về việc yêu cầu giám định, theo khoản 1 điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thì đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Như vậy, nếu xét thấy việc giám định này cần thiết và có liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự đối với bà Nguyễn Phương Hằng thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện giám định theo quy định pháp luật mà không phụ thuộc vào đơn yêu cầu không giám định tâm thần của ông Tuấn.
" alt=""/>Con trai Nguyễn Phương Hằng có quyền đề nghị không giám định tâm thần mẹ mình?Nhiều bộ phim do Nhà nước đặt hàng có chất lượng nghệ thuật và nội dung tư tưởng được phổ biến đến khán giả cả nước thông qua các tuần phim, đợt phim thực hiện nhiệm vụ chính trị và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.
Đó là các phim truyện: Truyền thuyết về Quán Tiên, Bình minh đỏ, Lính chiến, Đào, Phở và Piano, Đường xuyên rừng, Những người viết huyền thoại… (đề tài chống Mỹ cứu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng); Thầu Chín ở Xiêm, Vầng trăng thơ ấu(về lãnh tụ Hồ Chí Minh); các phim Thạch Thảo, Cô bé tóc xanh, Phượng cháy(đề tài thanh thiếu niên, gia đình); Những người con của làng, Cơn giông(đề tài xây dựng đời sống mới, xóa bỏ hận thù); Hồng Hà nữ sĩ(về nhà thơ, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm)…
Các phim tài liệu thể hiện nhiều vấn đề của đời sống, bảo vệ biển đảo, phản ánh lịch sử chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các phim hoạt hình cũng được định hướng sáng tác để góp phần giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc.
Chất lượng nghệ thuật và công nghệ sản xuất phim hoạt hình của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ, nhiều phim hay, phim tốt về đề tài lịch sử và bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.
Luật Điện ảnh, các văn bản dưới luật đều có những quy định để huy động và tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị tham gia sản xuất phim bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Nội dung, chủ đề, đề tài do các nhà đầu tư, các đơn vị sản xuất tự quyết định.
Bộ VHTTDL thực hiện nhiệm vụ phân loại phim để cấp giấy phép theo quy định. Hầu hết các phim Việt Nam sản xuất đều được cấp giấy phép phân loại phim.
Quá trình thực hiện cho thấy, phim truyện chiếu rạp đa dạng về đề tài, đáp ứng được nhu cầu của công chúng khán giả. Các nhóm đề tài phong phú, có yếu tố phiêu lưu, điều tra, kỳ ảo, hồi hộp, giả tưởng, hài, và phản ánh đời sống xã hội được chuyển tải với nhiều hình thức hấp dẫn, công nghệ hiện đại, thu hút đông đảo công chúng với những vấn đề được công chúng quan tâm.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đánh giá đó là sự tích cực trong đời sống xã hội, sự tác động hiệu quả của điện ảnh Việt Nam, đóng góp chung trong sự nghiệp xây dựng công nghiệp điện ảnh giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn.
Còn cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị xem lại phong trào xây dựng gia đình văn hóa, hiện nay kinh phí vẫn chi cho phong trào này rất nhiều.
Trong khi đó các trận lũ lụt, cơ sở vật chất trường học nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa xuống cấp, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, một số địa phương chi kinh phí xây dựng các công trình cổng chào, tượng đài, các bức phù điêu rất lớn.
Xây dựng tượng đài không có quy hoạch
Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc thi đua, xây dựng gia đình văn hóa trên cả nước nhằm mục tiêu động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kinh phí cho hoạt động thi đua đã được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng và do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối, bảo đảm theo tình hình thực tế tại địa phương.
Theo Bộ trưởng, việc xây dựng các công trình mỹ thuật (tượng đài, tranh hoành tráng) để ghi dấu ấn lịch sử, các sự kiện chính trị, văn hóa, góp phần tích cực vào việc giáo dục văn hóa truyền thống và phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân là có cơ sở. Việc này cũng là nhu cầu làm đẹp không gian kiến trúc đô thị bằng công trình mỹ thuật trong quá trình đô thị hóa là nhu cầu tự thân của một xã hội phát triển.
Ngày 2/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 113 về hoạt động mỹ thuật, trong đó có quy định rõ về cơ quan quản lý mỹ thuật; kinh phí mỹ thuật trong các công trình văn hóa, thể thao và du lịch... là thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Bộ trưởng VHTTDL cho biết, sau khi Nghị định được ban hành, rất ít tỉnh/thành triển khai quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng tại địa bàn cấp tỉnh dẫn đến tình trạng xây dựng tượng đài không có quy hoạch, đặt không đúng vị trí, không phù hợp với cảnh quan môi trường....
Căn cứ quy định của pháp luật, tình hình thực tiễn, báo cáo của các địa phương về kết quả 10 năm triển khai thực hiện Nghị định số 113 và tổng hợp, rà soát các nội dung hướng dẫn quy định chi tiết về công trình mỹ thuật ngoài trời, Bộ VHTTDL đã hoàn thiện hồ sơ đề xuất, sửa đổi Nghị định số 113.
Hiện Bộ đang gửi xin ý kiến rộng rãi, dự kiến trình Chính phủ vào quý 3/2024.
" alt=""/>Bộ VHTTDL trả lời kiến nghị về lan tỏa những bộ phim như 'Đào, phở và piano'