Phía đại lý dự đoán, thị trường di động cao cấp sẽ sôi động trở lại khi S7 về nước. Mặc dù không cách tân về thiết kế, nhiều người tin rằng S7 và S7 edge vẫn thành công do đáp ứng tốt mọi tiêu chí của người dùng. Năm ngoái, S6 và S6 edge mang đến thiết kế mới nhưng đi kèm với đó là một số hoài nghi về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, hãng cũng loại tính năng chống nước và khe cắm thẻ nhớ, khiến một số người thất vọng. S7 và S7 edge năm nay khắc phục mọi điểm yếu nói trên, chưa kể đến việc trang bị pin dung lượng lớn hơn nhiều (3.000 và 3.600 mAh).
Trong khi đó, LG G5 có thể mang đến diện mạo mới cho mảng di động của hãng sản xuất Hàn Quốc. Năm ngoái, LG G4, V10 luôn được đánh giá xuất sắc bậc nhất nhưng thất bại trong việc thu hút người dùng. Với những đồ chơi hấp dẫn như Cam Plus, Hi-Fi Plus hay camera 360 độ, các đại lý kỳ vọng 2016 sẽ là năm của LG.
Trở lại với thị trường giai đoạn hiện tại, nhóm di động cao cấp thể hiện rõ sự phân cực từ thời điểm cuối 2015. Ở đó, iPhone 6S và Galaxy Note 5 gần như thống trị nhóm sản phẩm cao cấp (ước tính chiếm 90% doanh số của nhóm sản phẩm trên 15 triệu, và 50% nhóm sản phẩm trên 10 triệu). Tuy nhiên, trong vài ngày qua, ngay cả bộ đôi thống trị này cũng sụt giảm doanh số. Các đại lý ghi nhận mức giảm 15-25% cho các sản phẩm iPhone 6S, 6S Plus và Samsung Galaxy Note 5, trong đó Note 5 sụt giảm nhiều hơn. Các sản phẩm cao cấp khác gần như “đắp chiếu”.
Theo thông lệ các năm trước, dòng Galaxy Note của Samsung sẽ giảm giá ngay thời điểm mẫu S thế hệ mới lên kệ. Giới kinh doanh cho hay, Note 5 chắc chắn sẽ giảm giá trong tương lai gần. Hiện tại, giá bán của máy niêm yết mức 17,99 triệu đồng. Tuy nhiên, người dùng có thể mua máy với giá khoảng 15,5 - 16 triệu đồng bằng cách quy đổi quà tặng ra tiền mặt.
Trong khi đó, iPhone 6S và 6S Plus gần như là sản phẩm ổn định nhất thị trường cao cấp. iPhone 6S có giá từ 15,5 triệu đồng đối với hàng xách tay, và từ 18,9 triệu đồng cho máy chính hãng. Một điểm đáng lưu ý là gần như các đại lý cấp 2 đều bỏ kinh doanh mặt hàng chính hãng do lãi thấp. Do đó, sức mua sản phẩm chính hãng dồn mạnh vào các hệ thống kinh doanh lớn.
" alt=""/>Thị trường di động cao cấp đóng băng do hiệu ứng S7, G5Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng nhà thông minh nói riêng và công nghệ nói chung chính là làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện hơn. Nhà thông minh cho phép bạn sống thoải mái mà không phải lo về việc nấu nướng, pha café, là ủi, lãng phí điện. Mọi thứ đều được tự động. Song, đó là bức tranh của tương lai.
Chẳng hạn, với đèn thông minh tự động bật tắt khi bạn vào/ra khỏi phòng. Bạn cần cài đặt ban đầu khá nhiều để nó hoạt động. Liệu nó có thuận tiện hơn là bật/tắt công tắc? Hơn nữa, các thiết bị phải trải qua thời gian học hỏi thói quen của người dùng để ngày càng hữu ích hơn. Mỗi sản phẩm lại khác nhau nên không thể xem cửa thông minh hay bình tưới thông minh là như nhau.
Chưa kể, mỗi thiết bị lại thường có ứng dụng điều khiển riêng. Nếu mua 10 thiết bị, bạn cần tới 10 ứng dụng độc lập. Phần lớn giao diện của chúng lại rất kinh khủng. Nếu không thấy sự tiện lợi hay dễ dùng, bạn sẽ dần dần không đụng vào nó nữa và cuối cùng, nó chỉ bị phủ đầy bụi mà thôi.
![]() |
Thành thật mà nói, một số sản phẩm thông minh thực sự có tác dụng như cam kết. Ví dụ, bộ ổn nhiệt Nest, không chỉ đơn giản hóa điều khiển nhiệt độ trong nhà mà còn giúp bạn tiết kiệm tiền điện.
Điều đáng buồn là nhiều sản phẩm thông minh khác không tốt hơn những “đồng loại” không thông minh của chúng là bao. Chúng có giá quá đắt so với những gì chúng mang lại. Robot hút bụi Roomba có giá từ 300 USD đến 1.000 USD, nhưng bạn hoàn toàn mua được một cái máy hút bụi loại tốt bình thường với giá từ 30 USD đến 100 USD. Có đáng phải bỏ ra gấp 10 lần số tiền này để mua về chỉ vì nó mang mác “thông minh” hay không?
Sự thật là nhiều thiết bị muốn làm được nhiều thứ một lúc nên cuối cùng cái gì cũng ở mức tàm tạm. Tại sao phải trả nhiều tiền để mua về một tủ lạnh thông minh có thể duyệt web trong khi bạn đã có điện thoại, máy tính bảng và máy tính để bàn?
" alt=""/>4 lý do không nên chạy theo “mốt” nhà thông minhNếu như Harman hứa hẹn sẽ giúp Samsung tăng sự hiện diện ở mảng thông tin giải trí dành cho ô tô - nơi Android Auto của Google và CarPlay của Apple đang có mặt; thì NewNet sẽ giúp Samsung cạnh tranh ở một lĩnh vực khác: tin nhắn. Mua lại NewNet có thể sẽ là bàn đạp để Samsung ra mắt dịch vụ tương tự iMessage của Apple, hay một dịch vụ cạnh tranh với hàng loạt ứng dụng nhắn tin của Google cũng như các ứng dụng khác như WhatsApp vốn có tới hàng tỷ người dùng. Samsung trước đây cũng từng thử sức ở lĩnh vực này với ứng dụng ChatOn, tuy nhiên, ChatOn không thu được thành công và bị đóng cửa cách đây đã gần 2 năm.
" alt=""/>Samsung mua lại NewNet: công ty về tin nhắn tương tự Apple iMessage