Nhằm cụ thể hóa Quyết định số 2259/QĐTTg, ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch số 147/KH-UBND, ngày 27/8/2021 về thực hiện Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện kế hoạch này, Chi cục Dân số tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin số liệu dân số và phát triển như: cung cấp thông tin số liệu về thực trạng, động thái dân số và kết quả các hoạt động dân số ở địa phương theo định kỳ hằng quý cho lãnh đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể.
Tổng hợp và cung cấp đầy đủ các báo cáo thống kê chuyên ngành dân số của địa phương cho lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp và các ngành, đoàn thể liên quan để xem xét sử dụng vào công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển KT-XH.
Chủ động lồng ghép phổ biến cung cấp thông tin về vai trò của hệ thống thông tin số liệu dân số và phát triển trong công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động dân số của địa phương, nhất là những thông tin số liệu chuyên ngành dân số trong việc thực hiện lồng ghép các yếu tố dân số vào chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển KT-XH của địa phương.
Tập trung nâng cao chất lượng thông tin số liệu, hiện đại hoá kho dữ liệu điện tử chuyên ngành dân số như: cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin biến động dân số tại các địa bàn dân cư qua sổ A0; cập nhật thông tin biến động vào kho dữ liệu và chiết xuất báo cáo thống kê chuyên ngành định kỳ hằng tháng theo quy định.
Chi cục Dân số tỉnh còn tăng cường kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị kho dữ liệu làm cơ sở đề xuất bổ sung, nâng cấp kho dữ liệu chuyên ngành dân số tuyến tỉnh, huyện, đáp ứng với yêu cầu quản trị kho dữ liệu. Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát hỗ trợ chuyên môn báo cáo thống kê chuyên ngành dân số và quản trị kho dữ liệu điện tử, nhất là hoạt động thu thập, cập nhật thông tin biến động của đội ngũ cộng tác viên (CTV) dân số.
Nâng cao chất lượng báo cáo thống kê chuyên ngành dân số theo phương thức điện tử; phối hợp chia sẻ, trao đổi số liệu, dữ liệu chuyên ngành dân số với ngành thống kê và một số đơn vị thuộc ngành y tế.
Nâng cao năng lực cán bộ, CTV tham gia chương trình thông qua việc Chi cục Dân số tỉnh tổ chức 4 lớp tập huấn nghiệp vụ báo cáo thống kê chuyên ngành dân số cho 133 học viên là viên chức phụ trách báo cáo thống kê chuyên ngành dân số cấp huyện và viên chức dân số xã. Trung tâm y tế các huyện tập huấn cập nhật kiến thức về quản lý, theo dõi và cập nhật thông tin biến động dân số tại địa bàn dân cư cho 100% CTV dân số.
Nhờ triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của chương trình, hiện hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành dân số các cấp đang được duy trì. Hệ thống kho dữ liệu chuyên ngành dân số lưu trữ thông tin cơ bản của hơn 171.000 hộ dân cư và gần 660.000 nhân khẩu trong toàn tỉnh.
Các thông tin trong kho dữ liệu điện tử ngành dân số cơ bản đáp ứng được yêu cầu của chương trình dân số, nâng cao chất lượng quản lý dân cư; cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, số liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành của các cấp, ngành, đơn vị liên quan...
Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống thông tin chuyên ngành dân số vẫn còn những bất cập như: mạng lưới CTV dân số còn hạn chế về năng lực, trình độ thu thập, cập nhật dữ liệu và báo cáo dữ liệu dân số ban đầu. Hạ tầng CNTT chưa đồng bộ, xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về thu thập thông tin dữ liệu đầu vào của hệ thống hạn chế...
Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh Trương Hữu Thiện cho biết: “Thời gian tới, Chi cục Dân số tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố, phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số như: kiện toàn mạng lưới thống kê, thu thập, cập nhật thông tin số liệu chuyên ngành dân số gắn với đội ngũ công chức, viên chức và CTV dân số các cấp.
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số, CTV dân số về kiến thức và kỹ năng thu thập thông tin; xử lý, khai thác, lưu trữ số liệu dân số; quản trị, vận hành kho dữ liệu chuyên ngành dân số. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin số liệu đầu vào của mạng lưới dân số các cấp, CTV dân số; rà soát, thẩm định thông tin số liệu.
Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả 3 hình thức thu thập thông tin: báo cáo định kỳ, điều tra thống kê, hồ sơ đăng ký hành chính trên cơ sở nhu cầu thông tin số liệu phục vụ quản lý điều hành. Nâng cấp hệ thống kho dữ liệu chuyên ngành dân số.
Áp dụng hệ thống chỉ tiêu dân số và phát triển, các biểu mẫu thu thập thông tin, báo cáo định kỳ vào các cuộc điều tra thống kê chuyên ngành, điều tra nhân khẩu học và sức khỏe. Kết nối chia sẻ thông tin số liệu, dữ liệu giữa kho dữ liệu chuyên ngành dân số với các cơ sở dữ liệu của ngành y tế, Bảo hiểm xã hội và các sở, ngành của tỉnh”.
TheoNgọc Trang (Báo Quảng Trị)
" alt=""/>Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân sốLúc này, Luân đi vào ngân hàng Sacombank rồi dùng súng, bom tự chế khống chế yêu cầu các nhân viên ngồi im, đồng thời yêu cầu 1 nhân viên bỏ tiền vào ba lô.
Lúc nhân viên ngân hàng bỏ hơn 1,7 tỷ đồng vào ba lô cho Luân thì công an ập vào khống chế, bắt giữ nghi phạm. Công an thu giữ 1 bật lửa hình khẩu súng, 1 kích nổ, 1 vật giống bom tự chế và hơn 1,7 tỷ đồng.
Được biết, Luân chưa có tiền án, tiền sự.
Tại cơ quan Công an, Luân khai do vay tiền của công ty tài chính 50 triệu và vay bên ngoài 15 triệu đồng, không có khả năng chi trả, Luân mua hộp quẹt hình cây súng và một số đồ dùng chế tạo bom giả để gây án.
Kế hoạch mới ban hành nêu rõ, trong hai năm 2024 và 2025, mỗi năm sẽ có thêm hơn 2,7 triệu hộ gia đình có khả năng tiếp cận cáp quang, nâng tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam có khả năng tiếp cận cáp quang khi có nhu cầu lên tương ứng 90% và 100%.
Các mục tiêu phát triển khác đặt ra trong năm 2024 là có thêm 684 thôn, bản đã có điện lưới quốc gia, có cáp quang đến nhà văn hóa thôn, bản; thêm 80 thôn, bản đã có điện lưới quốc gia, được phủ sóng băng rộng di động; đồng thời, đàm phán để triển khai thêm từ 1 - 2 tuyến cáp viễn thông quốc tế trên biển.
Với năm 2025, mục tiêu đặt ra là có thêm 1.368 thôn, bản toàn quốc, đã có điện lưới quốc gia, có cáp quang đến nhà văn hóa thôn, bản. Qua đó, đưa tỷ lệ nhà văn hóa thôn, bản đã có điện lưới quốc gia có kết nối Internet cáp quang băng rộng đạt 100%. Kế hoạch cũng lưu ý, với các nơi có địa hình phức tạp, nguồn lực đầu tư lớn, cần xây dựng báo cáo đánh giá và đề xuất cụ thể.
Cùng với việc đàm phán để triển khai thêm 1 tuyến cáp viễn thông quốc tế trên biển, trong năm 2025, mục tiêu đặt ra còn là có thêm 150 thôn, bản đã có điện lưới quốc gia, được phủ sóng băng rộng di động 4G. Như vậy, hết năm 2025, 100% thôn, bản đang lõm sóng và đã có điện lưới quốc gia sẽ được phủ sóng băng rộng di động.
Song song đó, hình thành và triển khai các trung tâm dữ liệu quốc gia, tối thiểu 3 cụm trung tâm dữ liệu đa mục tiêu cấp quốc gia, các cụm trung tâm dữ liệu đa mục tiêu cấp vùng và từ 1 - 2 trung tâm dữ liệu khu vực phục vụ nhu cầu của các trung tâm tài chính Việt Nam và cho khu vực, quốc tế, trung tâm dữ liệu quy mô lớn, trung tâm dữ liệu đáp ứng hạ tầng tính toán cho trí tuệ nhân tạo (AI).
Giao cụ thể chỉ tiêu phát triển hạ tầng viễn thông cho các nhà mạng
Điểm đáng chú ý của Kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam giai đoạn 2024 – 2025 là việc xác định mục tiêu, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng vào việc thực hiện kế hoạch.
Đơn cử như, để đáp ứng mục tiêu 100% số hộ gia đình có khả năng tiếp cận cáp quang khi có nhu cầu, Bộ TT&TT khuyến khích các nhà mạng phát triển cáp quang, trong đó dự kiến giai đoạn 2024 - 2025 mỗi năm Viettel sẽ triển khai cáp quang đến hơn 1,091 triệu hộ; chỉ tiêu này với VNPT, FPT và nhóm các doanh nghiệp khác lần lượt là 1,080 triệu hộ, 529.864 hộ và 3.173 hộ.
Tương tự, với các chỉ tiêu về số trạm thu phát sóng 5G; triển khai đường cáp quang đến nhà văn hóa thôn, bản; phủ sóng băng rộng di động 4G đến thôn, bản; đầu tư thêm tuyến cáp viễn thông quốc tế trên biển; phát triển hạ tầng tính toán, hạ tầng dữ liệu, kế hoạch của Bộ TT&TT cũng đưa ra mục tiêu cụ thể cho các doanh nghiệp viễn thông lớn.
Bộ TT&TT giao Cục Viễn thông phối hợp với các đơn vị khác trong Bộ, các doanh nghiệp viễn thông và Sở TT&TT trên cả nước để triển khai kế hoạch này. Cục Viễn thông cũng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch; tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách tạo điều kiện thuận lợi để triển khai kế hoạch.
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích chịu trách nhiệm tổ chức triển khai kế hoạch viễn thông công ích để phủ sóng di động 4G tại các khu vực được hỗ trợ từ nguồn Quỹ, phổ cập cáp quang đến các thôn, bản tại các khu vực được hỗ trợ từ nguồn Quỹ.
Bộ TT&TT đề nghị các Sở TT&TT tham mưu kịp thời, hiệu quả các biện pháp, chính sách cho chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông tại địa phương; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ TT&TT, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông triển khai kế hoạch.
Ngoài ra, các Sở TT&TT cũng cần sớm ban hành quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp cải tạo nguồn điện phục vụ nhà trạm, đặc biệt là các trạm 5G và trung tâm dữ liệu; tuyên truyền về an toàn bức xạ trường điện từ.
Căn cứ theo kế hoạch, nhu cầu thị trường và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị, các doanh nghiệp tham gia thực hiện kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông giai đoạn 2024 - 2025 một cách hiệu quả, phù hợp.