![]() |
Ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo. |
Thời điểm hiện tại, nhóm cổ đông sáng lập chỉ còn sở hữu 7% Tập đoàn Asanzo, trên vốn điều lệ của công ty vẫn giữ nguyên 100 tỷ đồng.
Hiện nay, CEO của Tập đoàn Asanzo là ông Phạm Văn Tam.
Ông Tam sinh năm 1980 tại Quảng Ninh. Sau khi học xong THPT, ông Tam đã bươn trải khắp nơi kiếm tiền mà không đi học đại học.
Ông Tam từng chia sẻ: “Ở quê tôi, mọi người chọn sản xuất, buôn bán để làm giàu, chẳng mấy ai vào đại học và chọn con đường sự nghiệp công danh. Tôi học cách kiếm tiền từ những ngày còn nhỏ. Cũng như những bạn bè đồng trang lứa trong vùng, tôi không mặn mà với việc vào đại học”.
Theo lời kể của CEO Asanzo, trước khi trở thành một doanh nhân thành đạt, ông Tam đã trải qua nhiều công việc như chụp ảnh, bưng phở, áp tải hàng, buôn linh kiện...
"Thời niên thiếu tôi có thể không học cao. Với tôi, kinh nghiệm trường đời là người thầy duy nhất" - ông Tam từng tâm sự.
Bén duyên với tivi từ năm 11 tuổi, đam mê máy móc đã thôi thúc ông bước chân vào ngành điện tử.
Cuối năm 2013, nhận thấy những thương hiệu tivi nổi tiếng chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp, ông quyết định thành lập Asanzo – thương hiệu Tivi dành riêng cho người Việt. Asanzo đã tập trung sản xuất các loại tivi có kích thước tầm trung từ 21, 24 – 32 inch, tập trung vào phân khúc khách hàng ở nông thôn.
Chỉ sau một năm có mặt trên thị trường, Asanzo đã đạt doanh số hơn 100.000 chiếc tivi. Năm 2015, con số này đã tăng gấp 3 lần.
Năm 2016, lượng tivi bán ra đã lên tới con số 500.000 chiếc, đưa tổng doanh thu của công ty cán mốc hơn 2.500 tỷ đồng. Đến năm 2018, Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại, đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2017.
Với hơn 70 dòng sản phẩm đã đưa Asanzo lọt Top 3 trên thị trường điện tử Việt Nam, chiếm 18% thị phần cả nước.
![]() |
Ông Phạm Văn Tam cho biết công ty đã ngừng sản xuất các mặt hàng điện gia dụng và chỉ còn lắp ráp các sản phẩm TV và điều hòa mang nhãn hiệu Asanzo. |
Tuy nhiên, mới đây, một số tờ báo lớn đã đăng tải loạt điều tra về công ty Asanzo nhập hàng Trung Quốc nhưng lại ghi có xuất xứ tại Việt Nam, đồng thời lập nên các công ty "ma", không có thật, để nhập hàng Asanzo từ Trung Quốc sau đó bí mật đưa về các nhà máy của Asanzo tại Việt Nam.
Không chỉ vậy, Asanzo cho công nhân gỡ tem "made in China" trên sản phẩm rồi dán đè tem "xuất xứ Việt Nam" trước khi tung ra thị trường. Có hẳn một quy trình ráp màn hình ti vi tại nhà máy Asanzo mà công nhân phải tuân theo việc bỏ tem "made in China".
Trước nghi vấn “Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam”, ông Phạm Văn Tam cho biết VietNamNet biết sản phẩm Asanzo không phải “Made in Việt Nam” mà xuất xứ tại Việt Nam.
Chia sẻ với Pv VietNamNet về lô hàng linh kiện lò nướng thủy tinh bị Cục Hải quan TP.HCM kiểm tra tháng ngày 7/9/2018, ông Tam khẳng định Asanzo đã ngừng sản xuất các mặt hàng này từ khoảng tháng 6/2018.
Trước đây, thuế nhập khẩu các mặt hàng điện gia dụng còn cao, do vậy Asanzo đã cho xây dựng các dây chuyền lắp ráp để sản xuất mặt hàng này trong nước. Sang nửa cuối năm 2018, đầu năm 2019, khi thuế các mặt hàng này trở về 0, nhận thấy không có lãi, Asanzo đã không sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng này nữa mà chỉ tập trung vào 2 dòng sản phẩm chính là TV và điều hòa không khí.
Ông Tam cho rằng, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì là mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình.
Theo ông Tam, thời điểm nửa đầu năm 2018 trở về trước, Asanzo vẫn còn láp ráp các mặt hàng điện gia dụng. Tuy nhiên khoảng 1 năm trở lại đây, Asanzo không còn lắp ráp các mặt hàng điện gia dụng nữa.
Chưa có phản ứng cũng như bình luận chính thức nào từ phía đại diện Sơn Tùng M-TP, và lý do xảy ra việc này vẫn chưa rõ. Dù vậy, các thành viên của FC Sky đừng quá lo lắng, vẫn còn đôi chút hy vọng mong manh, vì về mặt lý thuyết, thông báo bị mất Page như trên của Facebook không phải dành cho một Fanpage bị xóa, mà chỉ là đang bị vô hiệu hóa hoặc trải qua sự cố nào đó.
Để phân biệt được đâu là cảnh báo cho Page bị xóa và Page bị vô hiệu hóa, hãy click vào từng ảnh và chú thích so sánh dưới đây để biết thêm về sự khác biệt này:
Click vào từng ảnh để biết thêm chi tiết.
Theo kiểm tra, tìm kiếm từ khóa liên quan trên Google vẫn cho ra kết quả được lưu sẵn, với thông tin chính xác về Fanpage 10,1 triệu Like của Sơn Tùng. Tuy nhiên, khi chọn truy cập thì vẫn ra kết quả báo lỗi, không một dấu vết:
Theo GenK
" alt=""/>Dấu hiệu cho thấy Fanpage Sơn Tùng MTheo Reuters, những công ty này sẽ giới hạn nhân viên trao đổi với đồng nghiệp tại Huawei khi tham dự hội thảo quốc tế. Đây là dịp để các công ty họp bàn và đề ra tiêu chuẩn cho những công nghệ viễn thông như 5G.
![]() |
Nhiều công ty đã yêu cầu nhân viên không tiếp xúc với đồng nghiệp tại Huawei trong các hội thảo về tiêu chuẩn viễn thông. Ảnh: Reuters. |
Khi Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách cấm giao dịch công nghệ, cơ quan này không yêu cầu các công ty phải cắt đứt hoàn toàn liên lạc với Huawei. Dù vậy, những công ty Mỹ vẫn yêu cầu nhân viên phải hạn chế tiếp xúc với đồng nghiệp tại công ty Trung Quốc để đảm bảo không có rắc rối nào trong tương lai.
Intel, Qualcomm và InterDigital cho biết họ đã đưa ra những quy định mới cho nhân viên để đảm bảo tuân thủ luật pháp của Mỹ. Trong khi đó, LG Uplus cho biết công ty này "tự nguyện giảm tương tác với các nhân viên của Huawei, trừ các cuộc họp về vấn đề lắp đặt linh kiện mạng hoặc bảo trì".
Việc những kỹ sư viễn thông bị hạn chế tiếp xúc với đồng nghiệp ở Huawei có thể ảnh hưởng tới tiến độ triển khai mạng 5G. Một số kỹ sư chia sẻ với Reuters rằng sự hợp tác giữa kỹ sư của các công ty là rất quan trọng để cùng thúc đẩy tiêu chuẩn 5G.
Tại những hội nghị về tiêu chuẩn viễn thông, các kỹ sư và chuyên gia thường có những cuộc gặp bên lề, theo nhóm nhỏ để thuyết phục các đối tác nhằm đạt được tiêu chuẩn nhất định.
Nguồn tin của Reuters cho biết các công ty muốn hạn chế nhân viên của mình tham gia vào các cuộc họp bên lề này. Trong những cuộc gặp mặt như vậy, họ thường chia sẻ thoải mái hơn về các tiêu chuẩn công nghệ.
![]() |
Tại các hội thảo về tiêu chuẩn viễn thông, kỹ sư thường gặp mặt bên lề để chia sẻ về các công nghệ. Ảnh: Reuters. |
Tại hội nghị gần nhất do 3GPP tổ chức tại California, Chủ tịch hội nghị Balazs Bertenyi nói rằng các cuộc họp kiểu này sẽ buộc phải ghi lại biên bản.
"Lệnh cấm như vậy có thể khiến mọi người bị dồn vào chân tường, bởi chúng tôi thực sự cần hợp tác với nhau để đạt mục tiêu 5G. Đây đúng ra là một thị trường quốc tế", đại diện của một công ty châu Âu chia sẻ.
"Tôi nhận thấy có nhiều sự hiểu nhầm từ khách hàng và đồng nghiệp về việc Bộ Thương mại thực sự cấm điều gì", ông Doug Jacobson, một luật sư chuyên về xuất khẩu tại Washington, Mỹ nói.
Theo ông Jacobson, việc các công ty cấm nhân viên tiếp xúc với đồng nghiệp tại Huawei là vượt quá giới hạn, bởi "lệnh cấm không cấm tiếp xúc mà chỉ cấm chuyển giao công nghệ".
Vào cuối tháng 5, tổ chức cấp tiêu chuẩn về điện tử và viễn thông IEEE tuyên bố hạn chế để các kỹ sư và nhà khoa học của Huawei tham gia đánh giá các báo cáo khoa học của họ. Chỉ vài ngày sau, IEEE đã phải rút lại quyết định này.
"Huawei không phải là một công ty nhỏ. Họ có thể coi là công ty đi đầu về công nghệ 5G. Loại bỏ họ sẽ khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn, có thể làm gián đoạn cả dự án triển khai 5G", ông Jorge Contreras, giáo sư luật tại đại học Utah và thành viên của IEEE cho biết.
"Nếu họ muốn tạo ra một mạng 5G không có sự tham gia của Trung Quốc, tôi không nghĩ điều đó có thể thành hiện thực. Mà kể cả khi thành hiện thực, liệu công nghệ có đủ tốt không", ông Contreras chia sẻ.