“Khả năng phải cắt cụt chi của cụ L. rất cao. Thực tế, ngoài bệnh nền, có thể tác động nhiễm trùng từ vết thương do chó cắn đã làm cho tình trạng hẹp mạch máu tăng, dẫn đến tắc cục bộ, thiếu nuôi dưỡng và hoại tử phần mô chi tương ứng. Do bệnh nhân còn khá minh mẫn nên chúng tôi đã giải tích nguy cơ cho cụ và gia đình”, bác sĩ Tuấn Anh thông tin.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân, đặc biệt là người già, nhiều bệnh nền cần chú ý vấn đề sức khỏe, theo dõi và chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Bên cạnh đó, cần có giải pháp giảm thiểu việc thả rông chó để tránh những nguy cơ bệnh tật như trường hợp của bệnh nhân L.
Nguyễn Liên
Trong gần 1.300 ca sốt xuất huyết đang điều trị, có 35 ca nặng. Không ít cơ sở y tế tại Hà Nội tiếp nhận những ca bệnh vào viện trong tình trạng tiểu cầu giảm sâu và nhanh, men gan tăng cao do dùng thuốc hạ sốt tại nhà không đúng cách, nhiều ca bệnh có dấu hiệu cảnh báo.
Đến nay, Hà Nội ghi nhận ít nhất 2 ca tử vong vì sốt xuất huyết trong năm 2023. Một trường hợp là nam thanh niên 19 tuổi ở Hà Đông, ca thứ 2 là người phụ nữ 45 tuổi ở Hoàn Kiếm. Hai ca bệnh này đều diễn biến chuyển nặng rất nhanh.
Trong 4 type virus Dengue, Hà Nội hiện lưu hành 2 loại là DEN-1 và DEN-2. Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Mạnh Hà, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, cho biết, khi mắc type virus DEN-2, bệnh thường nặng hơn so với các type còn lại.
Nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết ở ngày thứ mấy từ khi sốt?
Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi bởi có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, khoảng thời gian ngày 3-7 là lúc bệnh chuyển biến nặng, vì thế nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết vào ngày thứ 3 từ khi khởi sốt.
"Cần nhập viện khi bệnh nhân có triệu chứng vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn, có triệu chứng xuất huyết trên da, xuất huyết niêm mạc", bác sĩ Thảo cho hay.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bắt đầu hạ sốt từ ngày thứ 3, dẫn tới tâm lý chủ quan vì nghĩ rằng hết sốt là đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, khoảng thời gian ngày 3-7 mới là lúc bệnh chuyển biến nặng. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu rất nhiều gây ra những biến chứng như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam…
Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bình An, Khoa Bệnh lây đường máu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cũng lưu ý khi bệnh nhân hết sốt thường giảm tiểu cầu, gây nguy cơ xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hoá như đi tiểu ra máu, đại tiện phân đen… Nguy cơ lớn nhất là bệnh nhân bị ngã, gây xuất huyết não. Do đó, bệnh nhân đến khám nên có người nhà đi cùng để tránh tình trạng choáng, ngất do tiểu cầu xuống thấp.
Người nhà cho hay, đây là đồ chơi gồm nhiều viên bi màu sắc hấp dẫn. Các viên bi này có thể xếp thành các khối vật theo ý muốn như vòng tay, vương miện… do bi nam châm hút dính vào nhau.
Trong khi đang chơi, bé gái đã nuốt 3 viên bi nam châm nhưng gia đình không biết. Sau đó, bé bị đau bụng và gò từng cơn, nôn ói nhiều lần.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn Vũ, Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, dị vật bi nam châm rất nguy hiểm do các viên bi sẽ hít vào nhau, khó theo phân đi ra ngoài. Nếu không kịp thời phát hiện, có thể gây nhiễm trùng và nguy hiểm tính mạng trẻ.
Trung bình mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận khoảng 2-3 trường hợp trẻ nuốt nhiều viên bi nam châm xếp hình tương tự. “Đây là loại đồ chơi vô cùng nguy hại, kích thước nhỏ nên nguy cơ trẻ nuốt hay hóc vào mũi rất cao”, bác sĩ cảnh báo.
Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng tiếp nhận một bé gái 6 tuổi, nuốt nhiều viên bi nam châm đồ chơi, phải cấp cứu. Bé nhập viện trong tình trạng bứt rứt, khó chịu, đau bụng kèm theo nôn ói.
Khai thác bệnh sử cho thấy, cách nhập viện 2 giờ, bé được bạn cùng lớp mẫu giáo cho 5 viên bi nam châm. Để giấu cô giáo, bé đã bỏ vào miệng ngậm, dự định ra về sẽ lấy ra nhưng vô tình nuốt vào bụng.
Hình ảnh X-quang ghi nhận dị vật đã di chuyển xuống ruột non. Các bác sĩ phải đẩy dị vật từ ruột non lên dạ dày rồi gắp ra 5 viên bi nam châm dính liền nhau.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP cho biết, nếu để lâu, các viên bi nam cham sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, thủng ruột, các viên bi "hít nhau" gây vặn xoắn các quai ruột, gây tắc ruột... nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Thời gian qua, đồ chơi bi nam châm xếp hình được nhiều trẻ nhỏ và phụ huynh lựa chọn vì màu sắc bắt mắt, tạo được nhiều hình dáng đồ vật. Giá thành dao động từ 100.000 đồng - 250.000 đồng, phụ huynh mua với mục đích giúp trẻ rèn trí thông minh.
Ở một số trang bán hàng trực tuyến, loại đồ chơi này được lưu ý "không dành cho trẻ dưới 6 tuổi" hoặc "khuyến cáo dành cho trẻ từ 4 tuổi trở lên". Thực tế, các bệnh viện chuyên khoa Nhi tại TP.HCM ghi nhận trẻ nhỏ gặp nạn bởi đồ chơi này chủ yếu dưới 6 tuổi.
Để phòng ngừa tai nạn tương tự, người lớn cần chọn lựa đồ chơi có kích thước phù hợp và an toàn với trẻ, quan sát trong lúc các con chơi để ngăn ngừa sự cố. Những vật dụng, đồ chơi kích thước nhỏ phải đặt ra xa tầm tay trẻ em.
Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ thường hay bỏ những thứ chúng có trong tay vào miệng. Khi nuốt, vật này trở thành dị vật đường tiêu hóa. Nếu trẻ nuốt hoặc hóc dị vật, người nhà không sơ cứu được cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất. Nếu nghi ngờ trẻ nuốt dị vật, có dấu hiệu đau bụng, nôn ói... cũng cần đưa đến bệnh viện để được kiểm tra, xử lý kịp thời.