Văn phòng Chính phủ cho biết, trước đó, vào đầu tháng 1/2018, Phó thủ tướng đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để quản lý tiền ảo theo chỉ đạo tại Quyết định số 1255/QĐ-TTG ngày 21/8/2017, trình lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/1.
Tới ngày 30/1, Bộ Tư pháp đã có văn bản số 35 trả lời về việc xây dựng khuôn khổ pháp lý để quản lý tiền ảo tại Việt Nam, thể hiện được thực trạng sử dụng và kinh nghiệm quản lý tiền ảo hiện nay của một số quốc gia trên thế giới và quy định pháp luật Việt Nam hiện nay liên quan tới tiền ảo.
Về khuôn khổ pháp lý của tiền ảo, văn bản trên của Bộ Tư pháp cho rằng: "Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010… tuy không có quy định về tiền ảo, nhưng cũng không có quy định cấm đối với các giao dịch sử dụng tiền ảo".
Bộ Tư pháp đề nghị tiếp tục nghiên cứu để báo cáo Thủ tướng xem xét quản lý, xử lý tiền ảo theo hướng cấm (tuyệt đối hoặc tương đối) hay dưới dạng hàng hoá, dịch vụ hoặc dưới dạng tương tự như phương tiện thanh toán… để phù hợp hơn với xu thế của thế giới cũng như phù hợp với đặc điểm, tình hình Việt Nam.
Sau đó, trong tháng 3, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ngân hàng Nhà nước đã gửi các văn bản liên quan góp ý vào công văn số 35 của Bộ Tư pháp.
Theo văn bản góp ý của Ngân hàng Nhà nước, liên quan tới hành vi sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác như phương tiện thanh toán tại Việt Nam, pháp luật hiện hành quy định: Khoản 1, Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: "Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của Việt Nam; Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam".
" alt=""/>Ngân hàng Nhà nước không thừa nhận tiền ảo là tiền tệ và phương thức thanh toán hợp phápTheo biên bản hợp tác, các Trung tâm cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức bộ máy hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn.
Đặc biệt, các Trung tâm sẽ trao đổi kinh nghiệm về tư vấn các dự án liên quan đến CNTT-TT; chia sẻ thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ; kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng phát triển CNTT-TT cùng các sản phẩm CNTT tại địa phương.
" alt=""/>Các tỉnh miền TrungBộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 942/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung danh mục bảng giá tính lệ phí trước bạ ô tô, xe máy ban hành kèm theo Thông tư số 304/2016/TT-BTC.
Trong quyết định mới được ký ngày 24/5, Bộ Tài chính đã bổ sung giá tính lệ phí trước bạ của 135 loại ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu; 19 loại ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống lắp ráp trong nước; 2 loại ô tô điện nhập khẩu; 3 loại xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ sản xuất, lắp ráp trong nước; 29 loại xe máy hai bánh nhập khẩu và 127 loại xe máy hai bánh sản xuất, lắp ráp trong nước.
Cụ thể, hàng loạt mẫu xe được bổ sung vào danh mục giá mới là các dòng xe Audi với mức giá từ 850 triệu đồng đến 3,4 tỷ đồng; BMW X4 và X6 có giá từ 2,3 đến 3,4 tỷ đồng; loạt xe sang thương hiệu Lexus, Mercedes-Benz,..hay các mẫu xe Jaguar như XJL Autobiography cũng được định giá 11,086 tỷ đồng. Trong đó, mức giá cao nhất trong danh sách bổ sung này thuộc về mẫu xe McLaren 650S Spider với mức giá lên tới 22 tỷ đồng.
Ngoài ra, Quyết định mới của Bộ Tài chính cũng sửa đổi giá tính lệ phí trước bạ của 27 loại ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu; 3 loại ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống lắp ráp trong nước; 3 loại xe máy 2 bánh nhập khẩu và 7 loại xe máy 2 bánh sản xuất, lắp ráp trong nước. Trong đó, nhiều mẫu xe có mức giá điều chỉnh tăng.
Trước đó, Tổng cục Thuế cũng cho biết có nhiều vướng mắc ở các địa phương trong việc tính phí trước bạ cho ô tô, xe máy theo Thông tư 304/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Do đó, kể từ 24/5, giá tính phí trước bạ sẽ được thực hiện theo đúng quy định tại bảng giá ban hành kèm theo Thông tư 304.
" alt=""/>Thay đổi giá tính phí trước bạ hàng trăm mẫu ô tô, xe máy