Máy in ảnh không dây “tất-cả-trong-một” Pixma MP560 là mẫu kế thừa Pixma MP620 có giá 150 USD. Đây là loại máy in bỏ túi và tiện lợi (máy in Pixma đầu tiên có khả năng in trực tiếp từ thiết bị USB flash).
MP560 có 5 hộp mực (sử dụng hệ thống mực ChromaLife100 của Canon) và có màn hình LCD 2 inch để xem ảnh và thư mục điều chỉnh. Canon cho hay mẫu máy in này có thể in ảnh 4x6-inch trong 39 giây.
Máy in ảnh Pixma MP490 AIO là một bước lùi từ MP560 xét về giá. Máy này có giá rẻ hơn, ở mức 100 USD. MP490 có màn hình LCD 1.8-inch và khay ra tự mở (có tác dụng để tránh tắc giấy). Theo Canon, máy in này có thể in ảnh 4x4 trong khoảng 46 giây. Điểm thú vị của máy là có một tính năng in mẫu được nâng cấp với 11 mẫu khác nhau, gồm kế hoạch và giấy viết tay. Cả hai máy in Pixma đều là láy in “tất-cả-trong-một” – chúng có khả năng scan và copy tài liệu cũng như in và sẽ tương thích với Windows 7.
Máy in ảnh bỏ túi Selphy CP790 có giá 180. Đây là máy kế thừa mẫu Selphy CP770 đã được cập nhật – thân thiện với môi trường và có một giỏ đựng phụ kiện, gồm giấy, mực và dây sạc. CP790 cũng có tính năng “lựa chọn sáng tạo” mới, cho phép người dùng chinhr ảnh trước khi in. Một số “sự lựa chọn sáng tạo” gồm có đóng dấu, màu nền, layout.
" alt=""/>Canon ra loạt máy in Injket và Laser mớiCho học sinh dùng điện thoại: Không dễ dàng
Bà Thơ cho hay, kinh nghiệm của bản thân từ mấy năm tổ chức thực nghiệm việc sử dụng điện thoại thông minh trong học toán ở trường THCS và THPT cho thấy, việc giáo viên quyết định cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không hề dễ dàng.
“Trong các giờ thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế hoạt động phải sử dụng điện thoại, điện thoại có cài ứng dụng để hỗ trợ việc học,... thế nhưng cả giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nội quy chặt chẽ. Quan trọng nhất, là trong các giờ học đó, học sinh có tâm thế tự học khá cao, các em được hướng dẫn và làm quen với điện thoại, để nó trở thành phương tiện học tập. Còn giáo viên thì thật sự, họ được huấn luyện rất kĩ càng”.
![]() |
Học sinh được sử dụng điện thoại thông minh trong 1 tiết học ở Lào Cai. |
Thứ nhất, có nội dung bài học phải dùng điện thoại.Theo bà Thơ, có nhiều yêu cầu được đặt ra, và bắt buộc phải đạt được, lấy đó làm cơ sở để giáo viên "cho phép" học sinh dùng điện thoại trong giờ học. Tuy nhiên, có một số điều kiện để điện thoại được dùng trong giờ học:
“Nghĩa là nếu "không cần dùng điện thoại thì nhất quyết đừng cho dùng". Trong giờ học toán, chúng tôi thiết kế nội dung dùng điện thoại khi học sinh tham gia trắc nghiệm (Kahoot, Quiz), Sử dụng công cụ tính, hình vẽ, ... (Geogebra, Excel, ...), .... Đồng thời, các nội dung này có tính hệ thống. Khi tôi viết chương trình cho nhà trường, tôi đã chỉ ra và điều chỉnh các bài dạy, để cho học sinh có điều kiện rèn luyện một kĩ năng công nghệ và thành thạo phần mềm”.
Thứ hai, có khả năng kiểm soát an toàn thông tin.
Điều này theo bà Thơ là cực kì quan trọng.
“Ở các lớp tôi thực nghiệm, trường học đã là trường công nghệ rồi, nghĩa là các học sinh và giáo viên đều thành thạo an ninh mạng, tuân thủ và được giám sát khi nhà trường đầu tư hạ tầng tốt. Năng lực kiểm soát nằm ở người giáo viên, nhà quản lí và hệ thống quản lí của nhà trường - gia đình. Việc này không hề đơn giản và dễ tiến hành. Nó là một quá trình rèn giũa hành vi, thói quen, đồng thời là sự tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy, trách nhiệm. Người giáo viên không những có thể tạo ra bài học "phải dùng công nghệ" mà còn đảm bảo được những tình huống phát sinh.
Thứ ba, có điện thoại an toàn, đồng bộ.
Nghĩa là, trong một lớp học, nếu em có, em không có điện thoại mà tổ chức dùng thì không ổn. Đồng thời, các ứng dụng được cài đặt cũng phải đồng bộ. “Vì chỉ cần sự khác biệt giữa các nền tảng cũng sẽ cho ra những kết quả khác nhau, gây tranh cãi thì việc đi giải quyết nó còn mệt mỏi hơn việc không dùng nó”, bà Thơ nói.
Bà Thơ cũng cho rằng, nếu chỉ để tra cứu thông tin thì không nên dùng điện thoại. “Trong học tập, thử thách Nhớ, Kết nối thông tin đáng để trải nghiệm. Còn những thông tin phạm vi rộng, thì có thể tự do đọc, tìm kiếm ngoài giờ học, nó không cần thiết phải làm trong giờ”.
Đối mặt với "sự thông minh trống rỗng"?
Bà Thơ cho rằng, điều quan trọng nhất cần lưu tâm chính là "sự đầu tư nội dung để điện thoại có thể khai thác".
Bởi công nghệ phát triển khiến "lớp học phải thông minh" là đúng, nhưng việc bà lo lắng là phải đối mặt với "sự thông minh trống rỗng", khi kho dữ liệu dùng cho giảng dạy không hề được đầu tư.
“Từ nội dung bài học, hoạt động đến các sản phẩm để giáo viên, học sinh khai thác có bao nhiêu thí nghiệm ảo đã được thiết kế, nghiệm thu? Có bao trích đoạn tư liệu để có thể làm tình huống trong các giờ Văn, giờ Lịch sử? Có bao nhiêu tình huống Toán học được minh họa, được thiết kế lại với sự hỗ trợ của công nghệ,..? Hay bao nhiêu chương trình dạy học được xây dựng?...”, bà Thơ trăn trở.
“Điện thoại thông minh có thể có ích với mọi người, nhưng sẽ không có ích với những người không biết dùng nó hoặc ngay cả khi nó chẳng chứa, chẳng kết nối với những tiện ích thông minh. Và khi đó, việc dùng nó sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, mà rất có thể, nó sẽ là "cục gạch" để sát thương đến cả tâm hồn”.
Thanh Hùng(ghi)
"Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp vừa có thể tra cứu thông tin.... Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực".
" alt=""/>Học sinh dùng điện thoại và 'sự thông minh trống rỗng'Thiên Long rủ người em khóa dưới là Nguyễn Thị Hương Giang, lúc này đang là học sinh lớp 10, bắt tay vào triển khai dự án "Hệ thống nhận dạng hành vi vứt rác bừa bãi trong trường học”.
Nghiên cứu đánh vào ý thức người xả rác
Bắt tay vào nghiên cứu, cả Thiên Long và Hương Giang đều gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên là phải học ngôn ngữ lập trình Python, trong khi quen thuộc với học sinh là ngôn ngữ lập trình Pascal và C++. Hương Giang bảo điều này giống như bắt đầu học một ngôn ngữ mới, vừa phải vật lộn nhưng cũng rất say mê.
![]() |
Đào Thiên Long và Nguyễn Thị Hương Giang tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh trung học (Ảnh:NVCC) |
Hương Giang được giao đi thu thập dữ liệu về hành vi vứt rác. Cô học sinh lớp 10 thuyết phục các bạn trong trường đóng vai người xả rác để quay clip, về xem lại và cắt ảnh.
Sau hơn một tháng, Hương Giang cắt được khoảng 4.000 hình ảnh về hành vi xả rác từ nhiều góc khác nhau. Còn Thiên Long mang những hình ảnh này đi gắn nhãn, sau đó dạy cho máy tính học để nhận diện và phân loại.
Thời gian đầu dạy cho máy học, hệ thống chưa nhận diện được những thứ rác nhỏ hoặc có khi rác rơi quá nhanh. Để khắc phục, cả hai đã mày mò viết 3 thuật toán phân cho từng loại.
Đó là thuật toán lọc rác tĩnh nhằm phân biệt giữa việc rác có sẵn trong môi trường, người đang cầm rác nhưng chưa vứt, hoặc cầm đang di chuyển. Thuật toán lọc rác thừalà những loại rác có diện tích lớn, xa, cao hay thấp chứ không phải do con người xả rác. Thuật toán tìm chuỗi hành vi xả rácđược xâu chuỗi từ hai thuật toán trên và nhận dạng đối tượng xả rác và vật thể rác, tạo các điểm khung xương của người xả rác.
Hệ thống nhận dạng hành vi xả rác tự động sẽ lọc video từ camera, nhận dạng và trả về hình ảnh của người vứt rác, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Cả hai tin tưởng với hệ thống này, các cơ quan sẽ chẳng mất thời gian xem đi xem lại video tìm kiếm người xả rác. Nếu được ứng dụng trong khuôn viên trường học, các cơ quan nhà nước hay nơi công cộng có lắp camera giám sát, hệ thống sẽ “đánh” được vào ý thức của mọi người.
![]() |
Quy trình nhận diện người xả rác từ nghiên cứu của hai học sinh |
Nghiên cứu của Thiên Long và Hương Giang đoạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh Tây Ninh dành cho học sinh trung học và giải 4 cuộc thi ở cấp quốc gia năm 2019.
“Từ lâu, chúng em đã hạn chế dùng túi nilon, bỏ rác đúng quy định”
Theo Thiên Long, nghiên cứu này là công cụ để hỗ trợ, còn lâu dài phải là thay đổi hành vi của con người. Hành vi xuất phát từ nhận thức được tác hại ghê gớm của rác. Người lớn sẽ làm gương cho trẻ em noi theo, hay mỗi cá nhân có trách nhiệm về việc làm của mình, bỏ thói quen tiện đâu xả đấy.
Còn với Hương Giang, công nghệ không chỉ hỗ trợ mà phần nào sẽ giúp xã hội phát triển hiện đại và văn minh hơn.
Trước khi thực hiện hệ thống này, cả hai đều đã có ý thức rất rõ ràng về trách nhiệm với môi trường. Hương Giang chia sẻ từ lâu em đã cố gắng hạn chế sử dụng túi nilon, thay vào đó là dùng túi giấy hoặc túi vải. Em cũng không dùng chai nhựa để dựng nước mà chuyển qua dùng bình thủy tinh và ống hút giấy.
Còn Thiên Long mong muốn cải thiện môi trường học và giáo dục ý thức của học sinh hiện nay. “Hằng ngày, em bỏ rác đúng nơi quy định, tham gia các hoạt động xanh để vệ sinh trường học, tích cực sử dụng các vật liệu dễ phân hủy".
Năm nay, Hương Giang vào lớp 11. Còn Thiên Long vừa giành được 26,75 điểm khối A trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Thiên Long dự định xét tuyển vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM với mong muốn sẽ trở thành một lập trình viên giỏi.
Cả 2 hiện vẫn đang tiếp tục hoàn thiện ứng dụng của mình.
Lê Huyền
Việc những học sinh xuất sắc, từng đoạt giải quốc gia và có điểm thi cao đăng ký vào ngành sư phạm được xem là một tín hiệu tích cực cho ngành giáo dục.
" alt=""/>Hai học sinh trường chuyên nghiên cứu nhận diện người xả rác bừa bãiEVNSPC và các đơn vị thành viên quyên góp gần 4 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ
Hướng tới chào mừng 66 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam 21/12, EVNSPC cùng các công ty điện lực thành viên triển khai nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng nhằm tri ân khách hàng trong tháng 12/2020.
Theo đó, các công ty điện lực thành viên phải đảm bảo thực hiện các hoạt động trong công tác kinh doanh - dịch vụ khách hàng theo đúng quy định. Đồng thời, đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ chính là cung cấp điện ổn định, đầy đủ, liên tục; tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, biết lắng nghe và luôn cầu thị; có trách nhiệm với các hoạt động an sinh xã hội.
Từ đó, EVNSPC hướng đến mục tiêu là doanh nghiệp tận tâm, trách nhiệm trong các hoạt động hỗ trợ bà con vùng lũ, tận dụng tối đa mọi nguồn lực để khôi phục cấp điện cho khách hàng khu vực lũ lụt.
Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc EVNSPC cho biết, Trong các hoạt động an sinh xã hội, hướng về đồng bào miền Trung, EVNSPC phối hợp cùng Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) để hỗ trợ về kinh phí, vật tư hoặc nhân lực sớm khắc phục các công trình điện hư hỏng, sửa chữa hoặc hỗ trợ kinh phí thay thế hệ thống điện cho trường học, bệnh viện, một số hộ dân nghèo hoặc hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách chịu ảnh hưởng thiên tai năm 2020.
Nhiều hoạt động xã hội cũng được triển khai trong tháng tri ân khách hàng như: Sửa chữa điện, lắp đèn cho các hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn; Tài trợ học bổng, trao sách vở, quà cho một số trường học; Thực hiện chương trình “Uống nước nhớ nguồn”: tặng quà, sửa chữa điện cho các gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình liệt sĩ có thân nhân (bố, mẹ và con ruột) là cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành điện thuộc EVNSPC.
![]() |
Các Công ty Điện lực Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng cử nhóm công tác gần 100 thành viên đến các tỉnh miền Trung hỗ trợ khắc phục sự cố lưới điện sau bão số 9 |
Bên cạnh đó, EVNSPC cũng triển khai các chương trình tri ân khách hàng như: Vệ sinh công nghiệp trạm biến áp cho một số khách hàng trạm chuyên dùng; Quay số trúng thưởng khi khách hàng cài đặt App CSKH hoặc quan tâm OA EVNSPC trên Zalo; Giải quyết các yêu cầu dịch vụ của khách hàng trong “Tháng tri ân khách hàng” đúng thời gian quy định, không để xảy ra khiếu nại về dịch vụ khách hàng do trách nhiệm của ngành điện.
Ngoài ra, EVNSPC cũng yêu cầu các công ty điện lực chủ động thực hiện các chương trình tri ân khách hàng phù hợp với địa bàn, đối tượng khách hàng của từng đơn vị, đảm bảo tiêu chí tiết kiệm, thiết thực và có sức lan tỏa trong cộng đồng.
Theo ông Nguyễn Phước Đức - Tổng Giám đốc EVNSPC, trong cơn bão số 9 vừa qua, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã cử 3 nhóm công tác gồm 92 thành viên từ các công ty điện lực tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng, đến Quảng Nam, Quảng Ngãi hỗ trợ khắc phục các sự cố lưới điện sau bão số 9. Các nhóm công tác đã hỗ trợ ngành điện miền Trung vận chuyển, trồng mới 130 trụ điện trung-hạ thế; chỉnh lại 79 trụ điện trung-hạ thế bị nghiên; căng lại hơn 40km đường dây trung-hạ thế; thay 135 bộ xà-sứ trung-hạ thế; phát quang cây xây 55,15km lưới trung-hạ thế và phối hợp các đơn vị bạn xử lý sự cố lưới điện tại nhiều vị trí nhánh rẻ vào nhà dân. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên EVNSPC còn quyên góp được gần 4 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào miền trung khắc phục của hậu quả thiên tai, bão lũ vừa qua. |
H. Khôi
" alt=""/>EVNSPC triển khai nhiều hoạt động hướng về miền Trung