Ông Hoàng Minh Hải - Giám đốc Kỹ thuật của Vietnamobile cho biết: “Hệ thống mới không những hoạt động ổn định, tin cậy, với dung lượng tăng gấp 10 lần so với trước đây mà còn sẵn sàng cho việc hỗ trợ công nghệ 5G. Điều này sẽ mang lại trải nghiệm vượt trội cho khách hàng của Vietnamobile”.
Trung tâm dữ liệu Vietnamobile hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm dữ liệu hiện đại mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, góp phần vào xây dựng hạ tầng số tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trung tâm dữ liệu này cũng hướng tới tiêu chuẩn xanh về quản lý năng lượng, tiêu chuẩn về quản lý tác động môi trường, tiêu chuẩn về quản lý vệ sinh lao động…
“Vietnamobile sẽ tiếp tục đầu tư cho các trung tâm dữ liệu, mở rộng dịch vụ mới, phối hợp cùng các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đẩy mạnh phát triển hạ tầng số cũng như chuyển đổi số của Việt Nam trong giai đoạn tới”, ông Raymond Ho - Tổng Giám đốc Vietnamobile chia sẻ.
Phương Dung
" alt=""/>Vietnamobile khai trương trung tâm dữ liệu mới tại TP.HCMBà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, là đối tác chiến lược toàn diện với Takeda, VNVC đã triển khai đặt hàng từ sớm và nỗ lực cùng nhà sản xuất để đưa về Việt Nam số lượng lớn vắc xin sốt xuất huyết, kịp thời phòng bệnh cho trẻ em và người lớn. Đặc biệt trong bối cảnh bệnh ngày càng diễn biến dịch tễ phức tạp, không còn tính chu kỳ, việc kiểm soát muỗi truyền bệnh gặp nhiều khó khăn và điều trị sốt xuất huyết phức tạp, tốn kém nhưng tỷ lệ tử vong vẫn ở mức cao nếu không phát hiện chính xác và điều trị kịp thời.
Thời điểm triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết càng ý nghĩa hơn khi nhiều dịch bệnh, đặc biệt là sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, gia tăng số ca mắc khi mưa bão, lũ lụt xảy ra liên tiếp.
Đưa vợ con đến tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại VNVC Hoàng Văn Thụ (TP.HCM), chị Kim Yến (37 tuổi, quận Gò Vấp) cho biết anh và con gái từng mắc bệnh sốt xuất huyết, phải nhập viện điều trị, tốn kém chi phí.
“Tôi rất ám ảnh với bệnh sốt xuất huyết, nghe tin có vắc xin, tôi phải sắp xếp đưa cả nhà đi tiêm ngay bởi bác sĩ cho biết có thể mắc 4 lần trong đời, lần sau còn nặng hơn lần trước”, chị Yến chia sẻ.
PGS. Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, Việt Nam hiện đang lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, trong đó tuýp DEN-2 thường liên quan đến các trường hợp mắc sốt xuất huyết nghiêm trọng và gây dịch, cũng như là nguyên nhân lớn dẫn đến các ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết.
ThS.BS Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, những năm gần đây dịch tễ sốt xuất huyết đã thay đổi, không còn phát triển theo chu kỳ mà tăng đều hàng năm, đặc biệt vào thời điểm cuối năm. Nguyên nhân của tình hình này chính là do hậu quả của sự đô thị hóa và sự nóng dần lên của toàn cầu đã tạo điều kiện cho muỗi gây bệnh sinh sôi phát triển mạnh.
“Việc triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam giúp ngành Y tế dự phòng và người dân có thêm vũ khí phòng bệnh và đối phó với dịch sốt xuất huyết hiệu quả”, bà Nga đánh giá và lưu ý người dân vẫn cần duy trì các biện pháp phòng chống dịch khác như dọn dẹp vệ sinh môi trường sống, ngủ mùng… bên cạnh tiêm vắc xin để kiểm soát dịch hiệu quả và bền vững”, ThS.BS Lê Hồng Nga nhấn mạnh.
TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết bệnh có thể gặp ở trẻ em và người lớn nhưng ở trẻ em, bệnh có nhiều nguy cơ diễn tiến nặng và tỷ lệ tử vong cao do thường dễ nhầm lẫn các dấu hiệu ban đầu với nhiều bệnh lý khác. Trẻ em thường không biết miêu tả triệu chứng bệnh, do đó bệnh thường phát hiện muộn gây khó khăn cho điều trị. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng như lọc máu, thay huyết tương, chống sốc... Chi phí điều trị một ca mắc sốt xuất huyết nặng có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
Chia sẻ thêm về gánh nặng bệnh sốt xuất huyết, BS. Bạch Thị Chính cho hay, nếu sống sót sau nhiễm sốt xuất huyết nặng có biến chứng, gần 70% bệnh nhân giảm khả năng lao động, hơn 50% người sống chung với triệu chứng bệnh như đau khớp, đau cơ, suy nhược, yếu tay chân, rụng tóc… đến 2 năm. Với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết có thể gây suy thai, sinh non, thai chết lưu. Người mẹ có thể bị chảy máu khó cầm, tiền sản giật, tổn thương chức năng gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ gây nguy hiểm tính mạng.
Trong gần 8 năm qua, VNVC đã cùng các hãng vắc xin hàng đầu thế giới đưa về Việt Nam 13 loại vắc xin mới giúp người dân có thêm cơ hội tiêm nhiều loại vắc xin quan trọng phòng nhiều bệnh nguy hiểm. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, VNVC đã mang về 3 loại vắc xin mới phòng bệnh viêm màng não mô cầu B thế hệ mới, vắc xin phế cầu 23 và vắc xin sốt xuất huyết. Dự kiến trong thời gian sớm nhất, VNVC tiếp tục đưa về Việt Nam vắc xin zona thần kinh phục vụ tiêm chủng phòng ngừa mắc mới và tái mắc bệnh cho người từ 18 tuổi.
Hạ Lam
" alt=""/>VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ em và người lớnNăm 2024 là năm thứ 17 cuộc thi kỹ năng an toàn thông tin được tổ chức và là lần thứ 6 mở rộng cho sinh viên các nước ASEAN khác tham gia. Đáng chú ý, đây là năm thứ 2 tất cả 10 nước ASEAN đều có đội thi tham gia ‘Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN’.
Là một hoạt động trong khuôn khổ sự kiện thường niên “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” năm 2024, cuộc thi năm nay tiếp tục được Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT bảo trợ và có sự đồng hành của Viettel, NAPAS, VNPT Cyber Immunity, CMC Telecom, công ty cổ phần tin học Mimi.
Việc VNISA tổ chức thường niên cuộc thi kỹ năng an toàn thông tin dành cho sinh viên đã và đang góp phần thực hiện có hiệu quả các đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn đến năm 2025.
Vòng sơ khảo cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2024’ ghi nhận số lượng đội thi và thí sinh dự thi lớn nhất từ trước đến nay, với 248 đội và gần 1.000 sinh viên đến từ 63 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng của 10 nước ASEAN. Trong đó, có 187 đội thi đến từ 37 cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam; và 61 đội thuộc 26 trường đại học của 9 nước ASEAN khác.
Tham dự vòng thi sơ khảo diễn ra trong 8 giờ liên tục ngày 5/10, các đội đã thi online theo dạng bài thi vượt qua thử thách - Jeopardy, với nội dung gồm: Pwnable - Khai thác lỗ hổng phần mềm; Reverse engineering - Tập trung vào kỹ năng dịch ngược mã nguồn phần mềm; Web - Các kỹ thuật tấn công vào ứng dụng web; Crypto/ACM - Đánh đố giải mã, tấn công các thuật toán mã hóa, dùng kỹ năng lập trình/giải thuật để giải các trò chơi, mê cung...
Theo kết quả vừa được Ban tổ chức công bố chiều ngày 6/10, kết thúc vòng sơ khảo, trong gần 250 đội dự thi, đã có 235 đội ghi được điểm, những đội không ghi điểm phần lớn là đội thi của các trường lần đầu tham dự cuộc thi.
Đội Hanni Fanclub đến từ Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TPHCM là đội đạt điểm số cao nhất vòng thi sơ khảo. Trong danh sách 20 đội dẫn đầu vòng thi này, có duy nhất 1 đội sinh viên nước ngoài là ‘meowcats’ đến từ Đại học Quốc gia Singapore, còn 19 đội còn lại đến từ các trường hàng đầu về đào tạo CNTT, an toàn thông tin của Việt Nam như Đại học CNTT - Đại học Quốc gia TPHCM, Học viện Kỹ thuật Mật mã, Trường CNTT-TT thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học FPT, Đại học Duy Tân...
56 đội Việt Nam và 27 đội của 9 nước ASEAN giành quyền thi chung khảo
Chia sẻ với phóng viên VietNamNet, đại diện Ban tổ chức cho hay, điểm mới của cuộc thi ‘Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN’ năm nay là sau vòng thi sơ khảo, tất cả trường tham dự đều có ít nhất 1 đội góp mặt tại vòng chung khảo.
Với kết quả tại vòng thi sơ khảo, Ban tổ chức hiện đã xác định được 83 đội thi giành quyền vào đua tài ở vòng chung khảo, theo 2 bảng A và B có nội dung thi khác nhau được tổ chức cùng thời gian.
Cụ thể, bảng A là cuộc đua tài của 20 đội thuộc nhóm các đội đạt kết quả cao nhất vòng sơ khảo của 20 trường, mỗi trường chọn 1 đội điểm cao nhất. Các đội sinh viên tham gia bảng này sẽ thi tấn công - phòng thủ trực tiếp.
Trong khi đó, 63 đội sinh viên góp mặt tại bảng B, gồm 37 đội sinh viên Việt Nam và 26 đội sinh viên 9 nước ASEAN khác sẽ thi Jeopardy - Vượt qua thử thách theo chủ đề. Đây là những đội thi cũng đạt điểm số cao ở vòng sơ khảo, nhưng thấp hơn top 20 đội giành quyền dự thi bảng A.
Vòng chung khảo cuộc thi sẽ diễn ra vào ngày 19/10, với 56 đội Việt Nam thi tập trung tại Hà Nội và TPHCM, 27 đội sinh viên 9 nước ASEAN khác dự thi online hoàn toàn dưới sự giám sát của Ban tổ chức và Ban giám khảo.
Cuộc thi năm nay sẽ có 2 hệ thống giải thưởng cho 2 hình thức thi khác nhau. Trong đó, dự kiến bảng A có 11 giải và bảng B có 16 giải. Đặc biệt, các đội sinh viên Việt Nam đạt kết quả cao tại bảng A sẽ được VNISA đề cử tham dự các cuộc thi an toàn thông tin khu vực và quốc tế như ‘ASEAN Cyber Shield’, ‘Cyber Sea Game’, ‘FIRST CTF for ASEAN’ trong năm tới.
Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi được tổ chức cùng ngày thi vòng chung khảo. Lễ trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các đội đạt giải cao ở bảng A sẽ diễn ra trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm quốc tế ‘Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024” vào trung tuần tháng 11 tại Hà Nội.
‘Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2024’ hướng tới tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin ở các cơ sở giáo dục và đào tạo bậc đại học; đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức công nghệ hiện đại trong lĩnh vực an toàn thông tin, đồng thời tăng cường cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức của sinh viên CNTT, an toàn thông tin các trường đại học ở các nước ASEAN. Cuộc thi cũng nhằm phát hiện những sinh viên tài năng trong lĩnh vực an toàn thông tin của Việt Nam để giới thiệu tham gia các cuộc thi về an toàn thông tin khu vực ASEAN và thế giới, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về an toàn thông tin của đất nước. |