Với người bình thường như chúng ta thì về cơ bản, "xuyên không" là một ý tưởng không tệ cho các loại hình giải trí, và đương nhiên nó không có thật.
Thế nhưng thật không thể tin được, các nhà khoa học tuyên bố rằng du hành thời gian - xét về mặt lý thuyết - là hoàn toàn CÓ THỂ. Đó là những gì các nhà toán học từ ĐH British Columbia và ĐH Maryland (Canada) kết luận trong một nghiên cứu mới đây, được công bố trên tạp chí Classical and Quantum Gravity.
Cụ thể, các chuyên gia cho rằng tồn tại một cỗ máy có đủ áp lực để làm biến đổi không-thời gian (spacetime), khiến nó mất đi sự liên tục và thậm chí là đảo chiều là hoàn toàn có thể.
Thậm chí, họ còn đề xuất một mô hình toán học để xây dựng cỗ máy thời gian. "Chúng tôi đưa ra một bản vẽ cỗ máy thời gian, được thiết kế dành cho một người."
"Nó là một cái hộp, cho phép người ngồi trong có thể dịch chuyển đến tương lai, hoặc ngược dòng chảy thời gian về quá khứ."
Theo Ben Tippett - một trong các chuyên gia tham gia nghiên cứu: "Mọi người vẫn nghĩ xuyên không là một thứ gì đó quá viễn tưởng, và con người có xu hướng nghĩ mọi chuyện là bất khả thi cho đến khi thực sự bắt tay vào việc. Thế nhưng, các tính toán cho thấy xuyên không hoàn toàn có thể xảy ra".
Các chuyên gia cho biết, bất kỳ cỗ máy thời gian nào cũng phải có khả năng bóp méo không-thời gian. Đây là thứ kết nối không gian vật lý với một thứ trừu tượng là thời gian của chúng ta. Trong các nghiên cứu trước kia, đã có nhiều bằng chứng cho thấy vật thể tạo ra lực hấp dẫn cực lớn - như hố đen chẳng hạn - có thể khiến thời gian chậm lại.
Vậy nên, nghiên cứu lần này cũng dựa trên một ý tưởng gần giống vậy: với một lực cực mạnh, không-thời gian sẽ bị bẻ cong, tạo thành "một vòng tròn bao quanh vật thể". Và theo lý thuyết, nếu một vật có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng, vật đó đang đi về quá khứ.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng con người có thể chế ra cỗ máy thời gian trong một sớm một chiều. "Về lý thuyết là có thể, nhưng chúng ta vẫn chưa thể thực sự chế tạo ra cỗ máy thời gian vì không có đủ nguyên liệu. Thứ chúng ta cần tạm được gọi là "vật chất lạ" - thứ có thể bẻ cong không-thời gian ở mức độ không tưởng, nhưng chúng ta chưa tìm ra nó" - Tippett chia sẻ.
Theo GenK
" alt=""/>'Xuyên không' là chuyện nhỏ? Khoa học tuyên bố chúng ta CÓ THỂ du hành thời gianGần 15.000 học sinh đăng ký dự chung kết ViOlympic toàn quốc
Trung tâm ViOlympic trực thuộc FPT vừa chính thức công bố sẽ tổ chức vòng chung kết cuộc thi giải Toán, Vật lí qua Internet - ViOlympic năm học 2017 - 2018 qua hình thức thi online vào ngày 15/4/2018, với nhiều thay đổi, cải tiến toàn diện về nội dung và công nghệ.
Cuộc thi ViOlympic năm nay thu hút sự tham gia của học sinh trên toàn quốc. Trong đó, gần 15.000 học sinh đến từ hơn 50 tỉnh, thành phố đăng ký tham gia Vòng chung kết toàn quốc. Đặc biệt, nhiều tỉnh thành sau một thời gian không có học sinh tham gia vòng thi cấp quốc gia, năm nay đã chính thức quay trở lại như: Nam Định, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
Vòng chung kết ViOlympic toàn quốc dành cho học sinh các khối lớp 5, 9 và 12 đối với môn Toán Tiếng Việt; lớp 4, lớp 8 đối với môn Toán Tiếng Anh và lớp 9, lớp 12 đối với môn Vật lí.
Một trong những điểm khác biệt của Vòng chung kết ViOlympic năm nay so với các năm trước là hình thức thi leo dốc. Cụ thể, với tổng thời gian làm bài 60 phút, mỗi thí sinh sẽ trải qua 4 bài thi. Trong đó, 3 bài thi đầu giống như các vòng tự luyện. Ở bài thi thứ tư - bài thi leo dốc, các câu hỏi sẽ xuất hiện với số lượng không giới hạn, học sinh trả lời đúng nhận thêm 10 điểm/câu. Nếu học sinh trả lời sai 5 câu hỏi trong phần thi này thì vòng thi sẽ tự động kết thúc. Do đó, kết quả thi sẽ đánh giá và phân loại học sinh một cách chính xác.
Về giải thưởng, vòng chung kết ViOlympic toàn quốc sẽ trao thưởng cho các thí sinh xuất sắc với ổng trị giá giải thưởng hơn 200 triệu đồng, bao gồm 7 giải Nhất, mỗi giải 1 laptop trị giá 10 triệu đồng; 14 giải Nhì mỗi giải 1 máy tính bảng trị giá 5 triệu đồng; 21 giải Ba mỗi giải 1 kim từ điển trị giá 2 triệu đồng; và 70 giải Khuyến khích mỗi giải trị giá 500.000 đồng.
" alt=""/>Hơn 50 tỉnh, thành phố có học sinh dự vòng chung kết ViOlympic năm học 2017