“Ngã ngửa” vì Vsmart giành vị trí top 3 thị phần
Theo hãng nghiên cứu thị trường GfK, điện thoại Vsmart vừa xác lập kỳ tích chưa từng có, khi chính thức đạt cột mốc 16,7% thị phần smartphone Việt Nam, tương ứng mức tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020, chỉ sau 15 tháng ra mắt sản phẩm. Sự tăng trưởng thần kỳ của Vsmart đang gây sự ngạc nhiên lớn với cả những người trong nghề lâu năm.
“Cách làm quyết liệt của Vsmart ngay từ đầu khiến tôi tin họ sẽ sớm chiếm được vị trí thứ 5, thứ 6 tại thị trường. Nhưng đến khi biết Vsmart đứng thứ 3 với 16,7% thị phần thì tôi cũng ‘ngã ngửa’. Không ngờ con số cao thế”, ông Công Tiến Dũng, Giám đốc kinh doanh Hoàng Hà mobile bày tỏ. Ông Dũng cũng cho biết, trung bình 4 smartphone chuỗi bán lẻ này bán ra có 1 chiếc là Vsmart.
Cũng không giấu được sự ngạc nhiên, ông Phạm Quốc Bảo Duy, Giám đốc ngành hàng điện thoại chuỗi FPT Retail nhận định, đây đúng là “bất ngờ kép”.
“Ngay cả các hãng lớn như Huawei, Xiaomi, Vivo làm mưa làm gió ở thị trường thế giới, nhưng bao năm qua cũng trầy trật cao nhất chỉ 7-9% tại thị trường Việt. Trong khi Vsmart bứt tốc lên 16,7% thì đúng là không thể tin được”, đại diện FPT Retail nói.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, ông Duy nhận định vị trí thứ 3 trên thị trường điện thoại Việt nhiều năm qua thường có sự biến động liên tục giữa các hãng. Đến khi Vsmart “tách top” rõ ràng đã khẳng định vị thế hãng lớn, trở thành đối trọng, khiến hai hãng xếp trên Samsung, Oppo phải dè chừng.
Là đơn vị phân phối lớn nhất của Vsmart, Giám đốc ngành hàng viễn thông di động chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động, ông Phùng Ngọc Tuyên nhắc lại câu chuyện Vsmart Joy3 là chiếc điện thoại Việt đầu tiên không còn hàng để bán ở Thế Giới Di Động - điều này gây bất ngờ rất lớn với đội ngũ đã làm điện thoại trên chục năm.
“Hiện tại Vsmart là thương hiệu Việt đúng nghĩa nhất và cũng là hãng nội địa làm tốt nhất, có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường vốn nhiều ‘cây đa cây đề’ trong làng di động thế giới”, ông Tuyên cho hay.
" alt=""/>Các nhà bán lẻ điện thoại lớn nhất Việt Nam lý giải kỳ tích chưa từng có của VsmartCuộc tranh luận tương tự từng được Phó chủ tịch Apple Lisa Jackson khơi ra vào năm 2017 tại sự kiện TechCrunch Disrupt. Khi đó bà cũng nói rằng iPhone quá phức tạp, người bình thường không thể sửa chúng.
Trước đây, Apple đã vận động chống lại "quyền sửa chữa thiết bị điện tử". Những người kêu gọi thực hiện quyền này yêu cầu Apple và các công ty điện tử khác phải bán linh kiện, công cụ sửa chữa và cung cấp hướng dẫn công khai để khách hàng có thể tự sửa thiết bị thay vì phải mang đến trung tâm bảo hành ủy quyền.
Năm 2017, hồ sơ của bang New York cho thấy Apple đã thuê một chuyên gia vận động hành lang để chống lại yêu cầu này. Giới vận động hành lang cũng lập luận rằng quyền sửa chữa rộng rãi sẽ là mảnh đất màu mỡ cho bọn trộm cắp và tin tặc.
Sau khi truyền thông đưa tin về chiến dịch vận động hành lang, Apple thay đổi cách làm. Thay vì tự đi vận động, họ dựa vào CompTIA, một tổ chức được tài trợ bởi các công ty công nghệ như Apple, Microsoft và Samsung, để thực hiện cuộc điều trần trước các nhà lập pháp.
![]() |
Apple cho rằng người dùng nên mang thiết bị hỏng đến trung tâm bảo hành ủy quyền. Ảnh: Apple. |
Theo nội dung bức thư ComTIA và 18 tổ chức thương mại khác gửi đến chủ tịch Ủy ban bảo vệ quyền riêng tư và người tiêu dùng bang California, quyền sửa chữa iPhone sẽ giúp tin tặc dễ vượt qua các biện pháp bảo mật, gây tổn hại cho chủ sở hữu thiết bị và những người dùng chung mạng với họ.
Khi sản phẩm bị hỏng, người dùng có nhiều tùy chọn sửa chữa, bao gồm mang đến các trung tâm bảo hành ủy quyền.
Tuy nhiên, theo Motherboard, một số chuyên gia cho rằng Apple và ComTIA đã "quá lo xa". Người dùng không có kiến thức sẽ không tự thay pin hay màn hình. Sẽ có hàng nghìn đơn vị sửa chữa độc lập thực hiện công việc đó mà không gây ra sự cố gì.
Vấn đề là các công ty như vậy buộc phải mua linh kiện từ Thâm Quyến (Trung Quốc) vì Apple không bán cho họ, trừ khi họ trở thành nhà cung cấp dịch vụ bảo hành được chứng nhận.
"Lập luận rằng có vấn đề về an toàn và bảo mật đối với việc cung cấp linh kiện và hướng dẫn sửa chữa là vô lý", ông Nathan Proctor - giám đốc tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng US PirG - nhấn mạnh.
Nội dung tương tự cũng được ComTIA gửi đến các nhà lập pháp ở nhiều tiểu bang khác. Có khoảng 20 tiểu bang ở Mỹ ra quy định theo hướng yêu cầu các công ty tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tự sửa thiết bị bên ngoài đại lý ủy quyền.