PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh là hiệu trưởng đầu tiên (từ tháng 10/2022) của Trường ĐH Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội kể từ khi trường này được thành lập (trước đây là Khoa Luật thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội).
PGS.TS Trịnh Việt Tiến (45 tuổi) có quá trình đào tạo từ ĐH đến tiến sĩ đều tại Khoa Luật trước đây của ĐH Quốc gia Hà Nội với chuyên môn luật học, luật hình sự và tố tụng hình sự.
Như vậy, hiện nay, ban giám hiệu của Trường ĐH Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội gồm: PGS.TS Trịnh Việt Tiến, Phó hiệu trưởng phụ trách và PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, Phó hiệu trưởng.
Lưu ý thế giới còn nhiều khó khăn, bất định, lạm phát cao, lãi suất tăng cao, tăng trưởng dự kiến tiếp tục suy giảm, bà Georgieva cho rằng, Việt Nam cũng đang chịu tác động tiêu cực từ tình hình này.
Để vượt qua những khó khăn, thách thức hiện nay, Thủ tướng và Giám đốc điều hành IMF nhất trí cần có những giải pháp toàn diện cả về chính trị, kinh tế, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định.
Trong đó, cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương và tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế; chia sẻ quan điểm các nước cần chung tay tìm kiếm những động lực mới cho tăng trưởng, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.
Đồng thời, huy động các nguồn lực để mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm cho người dân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, không chính trị hóa các vấn đề kinh tế và khoa học công nghệ.
Cùng với đó, là tăng cường ký kết, đàm phán các hiệp định thương mại tự do, gỡ bỏ các rào cản thương mại nhằm tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa toàn cầu; xử lý các vấn đề khác biệt một cách hòa bình, hợp tác; đẩy mạnh huy động các nguồn lực cho phát triển thông qua hợp tác công – tư.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp nêu trên nhằm đạt các mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giữ đà tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát nợ công.
Cạnh đó, Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; chính sách tài khóa có trọng tâm trọng điểm; thúc đẩy đầu tư cả trong nước và ngoài nước, nhất là đầu tư của khu vực nhà nước.
Việt Nam cũng sẽ phối hợp, kêu gọi các trung tâm kinh tế lớn, trong đó có ASEAN, chung tay thực hiện các giải pháp nêu trên.
Bà Kristalina Georgieva chia sẻ, thời gian tới IMF sẽ tiếp tục có những giải pháp nhằm giúp các nền kinh tế thành viên tăng cường khả năng chống chịu trước các cú sốc trong tương lai.
Giám đốc điều hành IMF mong ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ phát huy vai trò kết nối các nền kinh tế và có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc thúc đẩy hợp tác toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẵn sàng chung tay cùng IMF triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế. Đồng thời, mong IMF tiếp tục giúp đỡ Việt Nam về tư vấn, hoạch định chính sách và hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra trong thời gian tới.
Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe
Tối cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Indonesia gồm Ciputra, Traveloka, Modena.
Trước đề nghị của các doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính, Thủ tướng lưu ý doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cơ quan liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể và thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi theo quy định của pháp luật, trên tinh thần bình đẳng và đơn giản hóa thủ tục, tránh rườm rà cho nhà đầu tư.
Thủ tướng mong các tập đoàn phát huy hơn nữa trách nhiệm xã hội, nhất là trong bối cảnh khó khăn; góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động; tích cực góp ý xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật.
Riêng trong lĩnh vực bất động sản, Thủ tướng cho biết Việt Nam đang khuyến khích phát triển phân khúc nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, xử lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, bền vững, bảo toàn vốn và có lãi, trên cơ sở hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa các bên, thành công của nhà đầu tư là thành công của Việt Nam.
Việt Nam mong muốn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Mỹ triển khai nội hàm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trên tất cả lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và đào tạo.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam luôn xác định ngoại lực có vai trò quan trọng, đột phá, trong đó gồm tư vấn về chính sách, kinh nghiệm quản trị và đào tạo nguồn nhân lực.
Ông tin tưởng Chương trình VELP 2024 sẽ giúp gợi mở nhiều vấn đề mang tính chiến lược, định hình tầm nhìn cùng những khuyến nghị cụ thể, thực chất cho Việt Nam.
Tại các phiên thảo luận về triển vọng kinh tế toàn cầu, trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn, các giáo sư, chuyên gia đã đưa ra bức tranh tổng thể, toàn diện về chiều hướng phát triển của các nền kinh tế lớn và các công nghệ mới.
Các giáo sư đều bày tỏ ấn tượng trước sự thành công của nền kinh tế Việt Nam; cho rằng Việt Nam là một trong những nền kinh tế có sự chuyển đổi thành công nhất thế giới trong 2 thập kỷ qua.
Các chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến nghị cụ thể và thiết thực cho Việt Nam để nắm bắt thời cơ xu hướng mới, nhất là tranh thủ thu hút nguồn đầu tư mới đang dịch chuyển, xây dựng hệ sinh thái phát triển công nghệ mới nổi, phát huy lợi thế về nguồn nhân lực trong phát triển AI, chú trọng đầu tư hạ tầng số và năng lượng tái tạo…
Chiều 1/4, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp Giáo sư Douglas Elmendorf, Hiệu trưởng Trường Harvard Kennedy, Giáo sư David Golan, Hiệu trường Trường Đại học Y Harvard và các giáo sư của Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard.
Phó Thủ tướng trao đổi với các chuyên gia hàng đầu của trường đại học lâu đời nhất của Mỹ, nơi đào tạo nhiều chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng thế giới, cũng là một trong những trường đại học tích cực thúc đẩy hợp tác giáo dục với Việt Nam.
Hợp tác giáo dục, đào tạo là một trong những hướng triển khai quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ.
Giáo sư Douglas Elmendorf khẳng định tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, tập trung vào chia sẻ nghiên cứu, đánh giá về tình hình quốc tế, khu vực, kinh tế Việt Nam. Trường Harvard sẽ tiếp tục thúc đẩy để Đại học Fulbright trở thành một cơ sở cung cấp nguồn nhân lực cao cho sự phát triển của Việt Nam.
Về chương trình VELP, ông đánh giá cao sự hợp tác lâu dài giữa hai bên, mong muốn thông qua đối thoại chính sách để cùng nhau chia sẻ góc nhìn mới, qua đó bổ sung và mở rộng tầm nhìn phát triển của mỗi bên trong giai đoạn tới.
Còn Giáo sư David Golan đánh giá cao các chương trình hợp tác với 10 trường đại học y, dược của Việt Nam, khẳng định sẽ dành nguồn lực để tiếp tục thúc đẩy triển khai Biên bản hợp tác giữa Đại học Y Harvard và Bộ Y tế Việt Nam.
" alt=""/>Các Giáo sư Đại học Harvard ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam