Số liệu thống kê đến tháng 8/2016 của GfK cho thấy, thị phần smartphone Việt Nam vẫn bị ngự trị bởi Samsung, với 35,4% thị phần trong tháng 8. Tiếp sau đó là Oppo 27,2% thị phần và Apple đạt 7,1% thị phần. Cộng cả 3 hãng lớn thì thị phần chiếm đến 70% tổng thị trường smartphone, đẩy hàng chục thương hiệu khác về mức 30%.
Như vậy, gần chục thương hiệu lớn và loạt thương hiệu nhỏ lẻ khác cộng lại không bằng thị phần của Samsung và chỉ hơn thị phần Oppo khoảng 3%.
![]() |
Trong các hãng có thể cạnh tranh với 3 thương hiệu lớn, chỉ có… Mobiistar - một thương hiệu Việt chứ không phải các tên tuổi quốc tế nào - luôn nằm ở mức khoảng 5% thị phần, đứng thứ 4 kể từ đầu năm nay. Các con số thống kê không chính thức cho biết Mobiistar có thể ngang với Apple về doanh số bán trong nhiều tháng gần đây.
Nhìn vào thị phần từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2016, đáng tiếc nhất vẫn là Microsoft, khi hãng này tụt từ mức 14,2% xuống chỉ còn 2,9%. Đã có lúc hãng này chiếm đến 20% thị phần smartphone Việt Nam trong năm 2015. Điều này minh chứng cho kế hoạch bán mảng phần cứng, chỉ tập trung vào thế mạnh phần mềm của Microsoft kể từ khi hãng này mua lại Nokia.
Một điều đáng chú ý nữa trong bảng xếp hạng chính là sự vươn lên rất nhanh của Oppo. Tháng 8/2015 hãng này chỉ chiếm 13% thị phần, nhưng một năm sau đã tăng hơn gấp đôi, đạt 27,1% - tốc độ tăng trưởng phi mã.
Ngoài ra, sự hụt hơi của Asus cũng là một điểm đáng buồn cho hãng này khi cách đây hơn một năm hãng đã có thị phần ngang ngửa Apple, được đánh giá là “ngựa ô” khi có mức tăng trưởng khá nhanh cùng với Oppo. Được đánh giá cao khi Zenfone 2 có thị phần cao trong phân khúc tầm trung, Asus dường như sai lầm khi ra mắt dòng Zenfone 3 với mức giá cao hơn, rời nhóm khách hàng trọng tâm của mình.
Ổn định nhất vẫn là Samsung khi hãng này liên tục dẫn đầu với trên 30% thị phần, có lúc đạt 39,2% vào tháng 5/2015.
Nếu quan sát có thể thấy tháng 8 là quãng thời gian Oppo “gần” với Samsung nhất, khi hai hãng cách nhau khoảng 8% thị phần. Trả lời ICTnews vào cuối tháng 10, ông Đặng Quốc Cường – Giám đốc tiếp thị Oppo Việt Nam – không trả lời thẳng vào câu hỏi liệu Oppo có muốn soán ngôi Samsung ở Việt Nam hay không, mà chỉ nói rằng hãng sẽ luôn tiến về phía trước, điều gì tới sẽ tới. Ông Cường không quên nhắc đến việc Oppo chiếm thị phần rất tốt ở nhiều quốc gia và đang lên vị trí cao trên toàn cầu.
Phân khúc tầm trung: Chìa khóa vàng
" alt=""/>Smartphone Việt Nam: Oppo 'phi mã', Asus 'sẩy chân', Mobiistar 'chậm mà chắc'Startup đang là vấn đề nóng đối với giới trẻ hiện nay, là “thỏi nam châm” hút các bạn trẻ. Nhận thức rõ vấn đề này, trong khuôn khổ Tuần lễ Hướng nghiệp năm 2016, Đại học RMIT Việt Nam vừa phối hợp cùng FBNC - kênh truyền hình tin tức – tài chính dành cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tổ chức hội thảo chủ đề “Làm chủ hay làm thuê?”.
Sự dẫn dắt của MC Bùi Văn, Tổng biên tập FBNC đã khiến cho buổi hội thảo chuyên đề này trở thành thành cuộc trò chuyện cởi mở và thú vị giữa các khách mời “khủng”, gồm có Giáo sư Augustine Hà Tôn Vinh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổ hợp giáo dục đào tạo Stellar Management; Tiến sĩ Phan Quốc Việt - Phó Chủ tịch Hiệp hội phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Ông Trần Quang Hưng - Đồng sáng lập Up Co-working Space; ông Phạm Minh Tuấn - Sáng lập, Tổng giám đốc tổ hợp công nghệ Topica và ông Phillip Dowler - Trưởng đại diện RMIT Việt Nam, cơ sở Hà Nội.
Tại buổi hội thảo, ông Phillip Dowler - Trưởng đại diện RMIT Việt Nam, cơ sở Hà Nội đã khuyên các bạn trẻ mới ra trường, nếu lựa chọn “làm thuê” thì dù đó là công việc gì thì cũng hãy làm thật tốt. “Nếu bạn được giao pha cà phê, hãy pha cốc ca phê ngon nhất. Còn nếu được giao photocopy, cũng cần là người photocopy giỏi nhất. Mọi việc được giao dù nhỏ nhưng đó có thể là cách để sếp kiểm tra thái độ và tinh thần làm việc của bạn”, ông Phillip Dowler nói.
![]() |
Còn theo ông Trần Quang Hưng - Đồng sáng lập không gian làm việc chung Up Co-working Space, lời khuyên của diễn giả này với các bạn trẻ muốn theo đuổi con đường khởi nghiệp là “Hãy startup nếu bạn có khát khao tạo ra một giá trị mới mẻ nào đó cho xã hội”.
Ông Minh Tuấn, người sáng lập cũng là Tổng giám đốc của Tổ hợp công nghệ Topica chia sẻ: “Là người đã từng thất bại nhiều lần khi khởi nghiệp, tôi rút ra một bài học, đó là rủi ro là cực kỳ cao và không phải cứ có ý tưởng tốt, có đam mê là sẽ thành công. Thế nhưng, kể cả có thất bại, khởi nghiệp luôn đem đến những bài học để đời với cái giá không quá cao cho các bạn trẻ”.
Cũng là một phần của Tuần lễ hướng nghiệp - hoạt động thường niên của RMIT Việt Nam, Ngày hội việc làm năm 2016 vừa được phòng Hướng nghiệp và Việc làm của trường lần lượt tổ chức vào ngày 10/11 tại cơ sở đào tạo Hà Nội và ngày 11/11/2016 tại cơ sở đào tạo Nam Sài Gòn của trường.
![]() |
![]() |
Nhóm 4 sinh viên đã tạo ra tiện ích FiB nhằm giải quyết vấn đề tin giả trên Facebook tại cuộc thi hack ở Princeton. Ảnh: Mashable |
Nhóm 4 sinh viên lập trình gồm Nabanita De, 22 tuổi, Anant Goel, 18 tuổi, Qinglin Chen, 20 tuổi và Mark Craft, 19 tuổi đã tìm ra cách tháo gỡ vấn đề hóc búa của Facebook trong một cuộc thi hack kéo dài 3 ngày tại Đại học Princeton (Mỹ) hồi tuần trước. Họ đã tạo ra một tiện ích mở rộng dành cho trình duyệt Chrome, có tên gọi là FiB.
Nabanita De tiết lộ, cô đã nảy ra ý tưởng về FiB trên đường từ Đại học UMass Amherst tới Princeton dự thi. Cô đã thảo luận với 3 thành viên còn lại trong đội thi của mình về cách đối phó với các thông tin giả mạo đang lan tràn trên Facebook.
Sau 36 tiếng đồng hồ "marathon", nhóm rốt cuộc đã đưa ra được giải pháp xử lý tin tức giả mạo. Tiện ích mở rộng sẽ quét qua Newfeed và xác thực các nguồn tin tức, hình ảnh và những đường link khác. Các bài viết sau đó sẽ được gắn kèm "điểm đáng tin cậy" là "đã được xác thực" hoặc "chưa được xác thực" để gợi ý cho người dùng về việc bản tin đó có đúng sự thật hay không.
Tờ Washington Post đã cho thấy cách vận hành của FiB thông qua sử dụng công cụ duyệt web tân tiến, tìm kiếm và truy xuất API của các đường link, bài viết và hình ảnh được gửi tới chương trình trí thông minh nhân tạo. Kể từ khi cho trình làng FiB, nhóm của De ghi nhận đã có tới gần 50.000 lượt tải công cụ này.
"Các máy chủ gặp vấn đề vì chúng không thể xử lý nhiều đến như vậy", De giải thích. Nhóm của cô đã để mở mọi mã nguồn của FiB và phát hành tiện ích này miễn phí. Họ cũng hy vọng những người đang đảm nhiệm việc giải quyết vấn đề của Facebook sẽ liên lạc với nhóm.
Theo De, nhóm của cô vẫn chưa liên lạc với Facebook, nhưng sẵn sàng hợp tác phát triển Fib tương thích tốt hơn với nền tảng mạng xã hội này.
Cũng trong tuần vừa qua, các tiện ích mở rộng khác dành cho Chrome, kể cả "B.S. Detector" và "Fake News Alert" đã được tung ra như những giải pháp nhằm chống lại các tin tức giả mạo trên Facebook. Có lẽ, Facebook nên bắt tay với các tác giả của những công cụ này do công ty dường như vẫn chưa tìm ra cách tự giải quyết vấn đề.
Tuấn Anh(Theo Mashable)
" alt=""/>4 sinh viên chỉ cần 36 giờ xử lý vấn đề tin giả trên Facebook