Sứ mệnh mà giải thưởng này đặt ra là xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua giáo dục. Yidan Prize gồm 2 hạng mục: giải dành cho Nghiên cứu giáo dục và giải dành cho phát triển giáo dục. Đây phải là những dự án có khả năng thay đổi giáo dục toàn cầu.
Người đoạt giải sẽ nhận được một huy chương vàng và tổng số tiền lên tới 3,9 triệu đô la Mỹ, trong đó có 1,9 triệu đô là tiền mặt. Số còn lại sẽ được đầu tư cho dự án, công trình nghiên cứu của người thắng giải.
Để đảm bảo tính minh bạch và bền vững, giải thưởng được quản lý bởi Qũy giải thưởng Yidan và được điều hành bởi một tổ chức ủy thác độc lập với khoản tài trợ lên đến 320 triệu đô la Mỹ.
Tỷ phú Charles Chen Yidan – người rót ngân sách cho giải thưởng này – là đồng sáng lập công ty Internet Tencent của Trung Quốc. Ông muốn sử dụng giải thưởng để mở rộng các dự án nghiên cứu giáo dục tiên tiến và nhân rộng chúng trên khắp thế giới.
Các trường đại học, chính phủ và các tổ chức tư vấn đã có những phản ứng rất tích cực với giải thưởng. Các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, MIT cũng đã gửi một số đề cử.
Tuy vậy, chủ nhân giải thưởng không hẳn phải là những tên tuổi lớn trong giáo dục. Ngay cả một dự án mang tầm địa phương cũng có thể thắng giải nếu nó đáp ứng tiêu chí hiệu quả. “Khi mà ý tưởng đó có thể được nhân rộng ở các khu vực khác, chúng tôi có thể trao giải thưởng này cho họ” – ông Chen nói.
Ông Chen – năm nay 45 tuổi – đã trở thành một trong những người giàu nhất Trung Quốc sau khi đồng sáng lập Tencent vào năm 1998. Năm 2013, ông bắt đầu tập trung vào hoạt động từ thiện giáo dục. Mối quan tâm của ông tới giáo dục xuất phát từ hoàn cảnh gia đình. Bà ông là một người mù chữ, nhưng quyết tâm dành cho cha ông một nền tảng giáo dục tốt.
Bản thân ông từng học về Hóa học ứng dụng ở ĐH Thâm Quyến, lấy bằng Thạc sĩ về Luật kinh tế ở ĐH Nam Kinh. Triết lý giáo dục của ông được hình thành bởi “áp lực khổng lồ” mà ông cảm nhận được khi ôn luyện để bước vào kỳ thi đại học của Trung Quốc.
Vì thế, ông đã xây dựng trường ĐH Vũ Hán – một trường đại học tư nhân ở Trung Quốc tập trung vào phát triển toàn diện thay vì chỉ học để thi.
Trường này tập trung vào đào tạo các sinh viên tài năng để tham gia vào ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc. Các nhà quản lý từ công ty Tencent chính là người giúp xây dựng giáo trình, tuyển sinh và đứng lớp. Vì thế, sinh viên của trường được đào tạo chính các kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
Tuy vậy, ông Chen khá thất vọng khi trường chỉ có một số lượng sinh viên hạn chế. Vì thế, ông quyết định xây dựng một giải thưởng giáo dục toàn cầu. Ông cho rằng đây là cách tốt nhất để cải thiện giáo dục cho hàng triệu người trẻ.
Thời hạn đề cử cho giải thưởng Yidan sẽ kết thúc vào ngày 31/3/2017. Hai người thắng giải sẽ được công bố vào tháng 9/ 2017. Lễ trao giải và Hội nghị Giải thưởng Yidan sẽ được tổ chức sau đó vào tháng 12/2017. Các sự kiện này đều diễn ra tại Hồng Kông.
Để gửi đề cử cho giải thưởng, hãy truy cập: www.Nomination.yidanprize.org/
Ứng viên cũng có thể tự đề cử trong các trường hợp đặc biệt.
Thông báo của Viện Kiểm sát cho biết, 74 giáo sư bị khởi tố không bắt giam, 105 người bị khởi tố “kiểu giản lược” và phạt 10 triệu won mỗi người (hơn 190 triệu VND); ngoài ra 4 nhân viên nhà xuất bản cũng bị khởi tố vì đồng mưu với các giáo sư trong việc đạo văn xuất bản công trình của người khác.
Viện kiểm sát nói, phần lớn các giáo sư đã “thay bìa in sách”, tức lấy cắp trắng trợn hoặc sửa chữa công trình của người khác làm của mình rồi xuất bản thành sách, lấy đó làm “thành tựu” để tạo cơ sở cho việc tiếp tục thăng tiến.
Các trường đại học Hàn Quốc có luật bất thành văn quy định: giáo sư nào bị xử phạt từ 3 triệu won trở lên sẽ không được giảng day. Vì vậy, nếu tòa án phán quyết theo mức án do viện kiểm sát đề xuất thì 179 vị giáo sư đạo văn này sẽ phải rời khỏi bục giảng.
Không điều chỉnh quy hoạch trường học
Như VietNamNetđã đưa tin, ngày 22/5 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao. Theo đó, nhiều ô đất được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng làm thay đổi cảnh quan khu đô thị như thiết kế dự kiến ban đầu. Trong đó có ô đất tăng gấp đôi mật độ xây dựng, tăng 3-4 lần tầng cao công trình. Việc điều chỉnh này khiến cư dân tại đây lo lắng khi điều chỉnh quy hoạch có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô.
![]() |
Bảng điều chỉnh chức năng sử dụng đất và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc Khu Đoàn Ngoại giao. |
Sáng 14/10, đã diễn ra cuộc đối thoại giữa cư dân Khu Đoàn Ngoại giao với chủ đầu tư – Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp), đại diện UBND phường Xuân Tảo, UBND quận Bắc Từ Liêm, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội…
Tại cuộc đối thoại, cư dân đã nêu nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề kết nối hạ tầng và điều chỉnh quy hoạch tại dự án. Phát biểu tại cuộc đối thoại, ông Nguyễn Đỗ Quý – Phó Tổng Giám đốc Hancorp thừa nhận, vấn đề hạ tầng, hệ thống chiếu sáng tại khu đô thị hiện còn chưa thực hiện tốt. Chủ đầu tư khẳng định sẽ sớm khắc phục các vấn đề trên đồng thời phối hợp với các chủ đầu tư cấp 2 rà soát chấn chỉnh công tác giao thông, thi công… tránh ảnh hưởng đến cư dân sinh sống tại dự án.
![]() |
Ô đất ĐMKT1 – một trong các ô đất điều chỉnh quy hoạch, có chức năng đất đầu mối kỹ thuật (xây dựng trạm biến thế điện) không xác định tầng cao mật độ. Nay điều chỉnh thành đất công cộng với mật độ 40%, tầng cao trung bình 12 tầng+ 2 tầng hầm (Bệnh viện U bướu Việt Nam – Nhật Bản đã được khởi công tháng 3/2017). |
Về việc đấu nối hạ tầng giao thông, vị Phó Giám đốc Hancorp cho biết, dự án Khu Đoàn Ngoại giao có 3 hướng tiếp cận ra khu vực xung quanh trong đó đường ra tuyến Phạm Văn Đồng hiện là tuyến đường chủ yếu của dự án. Đường nối với dự án Tây Hồ Tây ra đường Nguyễn Chí Công hiện chưa hoàn thành, chủ đầu tư sẽ kiến nghị với chính quyền địa phương và làm việc với chủ đầu tư dự án Tây Hồ Tây để thúc đẩy việc mở đường cho cư dân. Đường nối ra Xuân La, chủ đầu tư cho biết đã kiến nghị UBND TP giao Tổng Công ty đầu tư đoạn đường này hiện đang được hướng dẫn thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục.
Liên quan đến vấn đề điều chỉnh quy hoạch tại dự án, đại diện chủ đầu tư khẳng định không điều chỉnh quy hoạch trường học. Các ô đất xây dựng trường học vẫn thực hiện theo đúng quy hoạch và tiến độ. Hiện đã thiết kế chuẩn bị phương án, đầu tư xây dựng nhà trẻ, trình thành phố có ý kiến, dự kiến quý I/2018 sẽ khởi công xây dựng cùng khu thể thao trong khu đô thị.
Trả lời cầu hỏi của cư dân về việc điều chỉnh tăng mật độ xây dựng, nâng tầng cao nhưng không điều chỉnh quy hoạch trường học như vậy có đảm bảo nhu cầu, ông Nguyễn Đức Nghĩa – Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội) cho biết việc điều chỉnh quy hoạch đã tính toán đến trường học.
“Các ô đất được điều chỉnh quy hoạch đều tuân thủ theo quy hoạch phân khu H2-1. Ở đây đã tính toán các điều kiện hạ tầng kỹ thuật xã hội sao cho quy mô dân số, chỉ tiêu tính toán phù hợp với quy hoạch phân khu đáp ứng hạ tầng xã hội. Đó là những điều kiện cơ quan tham mưu có trách nhiệm báo cáo thành phố” – ông Nghĩa nói.
Việc lấy ý kiến cộng đồng như thế nào?
Nêu ý kiến tại cuộc đối thoại, nhiều cư dân bức xúc cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ có thể sẽ phá vỡ quy hoạch tổng thể Khu Đoàn ngoại giao.
Ông Lê Việt Đức (NO3 –T8) bày tỏ: “Có thể nhìn thấy rõ nguy cơ hiện hữu về sự gia tăng mật độ xây dựng, kéo theo mật độ dân cư, tạo áp lực lên hạ tầng giao thông đô thị, các công trình tiện ích xã hội như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi giải trí, có nguy cơ phát sinh nhiều hệ lụy rất khó có khả năng khắc phục như ở Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm”.
![]() |
Ông Bùi Xuân Dũng, Chủ tịch HĐQT Hancorp cho rằng, khi đề xuất điều chỉnh quy hoạch công ty đã làm đúng quy trình. |
Giải đáp về vấn đề điều chỉnh quy hoạch, ông Bùi Xuân Dũng – Chủ tịch HĐQT Hancorp khẳng định đã thực hiện theo đúng quy định. “Khi điều chỉnh quy hoạch chủ đầu tư đã căn cứ theo quy định của pháp luật. Bản thân chủ đầu tư không có quyền điều chỉnh quy hoạch theo quy định. Chúng tôi dựa trên văn bản pháp luật, quy hoạch phân khu tổng thể chứ không phải riêng dự án để có lập luận kiến nghị thành phố”.
Một trong những vấn đề được cư dân đặt ra là việc lấy ý kiến cộng đồng trước khi điều chỉnh quy hoạch. Ông Cao Xuân Tùng (N03-T2) đặt vấn đề: Việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ Khu Đoàn ngoại giao phải có tham vấn ý kiến cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, nhiều cư dân tại dự án không biết về việc này. Thời điểm ngày 4/11/2016, khi họp lấy ý kiến người dân về việc điều chỉnh quy hoạch, theo biên bản cuộc họp có ý kiến của 10 hộ dân nhưng không phải là cư dân đó là ai? Có phải là cư dân Khu Đoàn ngoại giao không?
Theo Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội), việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư là thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương. Khi chủ đầu tư gửi hồ sơ lên sở đã thỏa mãn các điều kiện chăng treo 30 ngày, tổ chức cuộc họp lấy ý kiến cộng đồng. Tất cả được cơ quan tham mưu triển khai đúng quy trình trước khi trình UBND TP quyết định.
Về phía chủ đầu tư, ông Bùi Xuân Dũng – Chủ tịch HĐQT Hancorp khẳng định: “Đối với Tổng công ty Xây dựng Hà Nội khi đề xuất tôi khẳng định đã làm đúng quy trình của pháp luật, không thiếu quy trình nào, đã được UBND TP phê duyệt và hiện nay đang thực hiện”.
Về 10 hộ dân được mời lấy ý kiến về việc điều chỉnh quy hoạch Khu Đoàn Ngoại giao (ngày 4/11/2016), bà Đỗ Thị Hương Chà – Chủ tịch UBND phường Xuân Tảo cho hay, 10 hộ dân được mời lấy ý kiến về việc điều chỉnh quy hoạch là cư dân thuộc Tổ dân phố số 1, theo chia cắt địa giới hành chính Khu Đoàn Ngoại giao thuộc tổ dân phố I. Tại thời điểm số người mời không cư trú trong Khu Đoàn Ngoại giao.
Tại biên bản cuộc đối thoại với cư dân (14/10) ghi: “Bà Đỗ Thị Hương Chà xác nhận: Toàn bộ các đối tượng cư dân được lấy ý kiến điều chỉnh quy hoạch cục bộ dự án Đoàn Ngoại giao là thuộc Tổ dân phố I, không sinh sống tại các tòa nhà của dự án (các hộ dân này gần sát với dự án Đoàn Ngoại giao, dự án Đoàn Ngoại giao thuộc tổ dân phố số I, phường Xuân Tảo) vì tại thời điểm đó chưa có tòa nhà nào thành lập Ban quản trị theo quy định”.
Theo quy định về trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng của Luật Xây dựng 2014, việc quyết định điều chỉnh bao gồm: Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng lập báo cáo nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và khu vực chung quanh có ảnh hưởng trực tiếp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xem xét, quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng; Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định việc điều chỉnh cục bộ bằng văn bản trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng; Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch xây dựng những nội dung điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai. |
Hồng Khanh
Buổi đối thoại về các vấn đề xung quanh dự án Khu Đoàn Ngoại giao từ kết nối hạ tầng giao thông đến điều chỉnh quy hoạch…sẽ không diễn ra vào chiều mai (12/10) như giấy mời thông báo trước đó.
" alt=""/>Điều chỉnh quy hoạch Khu Đoàn Ngoại giao: Cư dân không biết vẫn đúng quy trình?