"Có nhiều vở diễn nói về bà Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi nhưng hầu như chỉ thiên về Nguyễn Trãi. Bản thân tôi rất có cơ duyên với hai cụ. Với vở diễn này, tôi muốn chiêu tuyết (minh oan) đặc biệt cho cụ bà bằng ngôn ngữ nghệ thuật của sân khấu bởi, bà ít được đề cập, mờ mờ ảo ảo về công lao của mình. Tôi nghĩ, hai con người này, một người là danh nhân văn hóa thế giới, người bên cạnh cũng lấp lánh không kém", NSND Hoàng Mai chia sẻ.
Xuất thân từ cô gái bán chiếu, Nguyễn Thị Lộ được Nguyễn Trãi yêu và trọng về tài, sắc. Bà cũng được vua Lê Thái Tông coi trọng và phong cho làm Lễ nghi học sĩ. Trong một lần đi tuần, vua ghé Lệ Chi Viên (nơi Nguyễn Trãi về ở ẩn) rồi mất tại đó. Bị giáng tội giết vua, Nguyễn Thị Lộ bị dìm nước cho đến chết và Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc, trở thành một trong những thảm án lớn trong lịch sử thời Lê.
Dựa trên sự kiện lịch sử này, NSND Hoàng Quỳnh Mai cho biết, sân khấu của vở diễn sẽ không có bục bệ mà thay vào đó chỉ có những chiếc chiếu cói. “Bà Nguyễn Thị Lộ quê Hưng Hà, Thái Bình – nơi có nghề làm chiếu cói, bà mang chiếu lên kinh thành bán và gặp Nguyễn Trãi. Cả hai nên duyên bắt đầu từ câu đối đáp hỏi chuyện về cái chiếu. Thơ của Nguyễn Trãi:Ả ở đâu ta bán chiếu gon/ Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?/ Xuân thu phỏng độ chừng bao tuổi/ Đã có chồng chưa, được mấy con?Thơ đối đáp hoạ nguyên vận của Nguyễn Thị Lộ: Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon/ Can chi ông hỏi hết hay còn?/Xuân thu phỏng độ trăng tròn lẻ/ Chồng còn chưa có, có chi con!”
Vậy nên vở diễn của tôi chỉ sử dụng cói và chiếu làm bối cảnh sân khấu. Thêm vào đó, đời người tình yêu bắt đầu từ cái chiếu, chết đi cũng nằm trên chiếu, chính vì thế hình ảnh chiếc chiếu mang ước lệ rất cao, tinh tế”, NSND Hoàng Quỳnh Mai chia sẻ.
NSND Hoàng Quỳnh Mai tiết lộ, kịch bản này chị từng dựng ở sân khấu Chèo nhưng khi chuyển sang Cải lương, vở diễn trở nên trữ tình và đậm màu sắc tình ca hơn là thiên về “chính sử” như vở chèo Trọn nghĩa non sông trướcđó. Với bản dựng mới này, ngoài việc khắc hoạ rõ nét nhân vật Nguyễn Thị Lộ trong lịch sử Việt Nam thì còn xây dựng một giả thiết khác về vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử nước Việt gắn với danh nhân Nguyễn Trãi.
Nếu như nhiều vở diễn khác khai thác chuyện ngoài “chính sử” vua Lý Thái Tông “ép” Thị Lộ quan hệ tình ái tại Lệ Chi Viên trong đêm nghỉ ngơi trên đường từ Côn Sơn về Kinh đô, sau đó đột tử dẫn đến nỗi oan khiên cho gia độc Nguyễn Trãi, thì ở vở diễn Bên ánh sao khuê, câu chuyện Lệ Chi Viên được kể một cách khác, nhân văn và logic hơn.
“Khán giả có lẽ sẽ rất bất ngờ khi trong cái “đêm định mệnh” ấy, không phải là việc vua Lê Thái Tông dùng sức mạnh của tuổi trẻ để cưỡng đoạt Nguyễn Thị Lộ mà thay vào đó, là sự ăn năn, hối lỗi của một đứa học trò với người thày của mình. Sẽ có cảnh vua Lê Thái Tông quỳ xuống xin lỗi bà Nguyễn Thị Lộ rồi đột tử. Rất may cảnh này khi qua khâu kiểm duyệt đã được các lãnh đạo đồng ý”, NSND Hoàng Quỳnh Mai nói.
“Tôi chỉ mong muốn nhỏ nhoi là vở diễn được công diễn ở nhiều nơi, kể cả sân khấu đất. Bởi càng được diễn nhiều thì chúng tôi càng có cơ hội chiêu tuyết bằng nghệ thuật sân khấu với hậu thế để hiểu hơn, đồng vọng đến quá khứ đến các bậc vĩ nhân”, NSND Hoàng Mai chia sẻ.
Tình Lê
" alt=""/>Vở cải lương Bên ánh sao khuê tái hiện người vợ tài sắc của Nguyễn TrãiKhi chúng tôi kết hôn, bố anh đã qua đời gần 10 năm. Mẹ anh là giáo viên trường làng, mức lương khiêm tốn nên chỉ cho chúng tôi 2 chỉ vàng làm vốn liếng.
Ngược lại, bố mẹ tôi làm ăn khá giả, nhà chỉ có mình tôi nên đã hỗ trợ hai vợ chồng rất nhiều. Nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ, chúng tôi mua được căn nhà tập thể ở thành phố và có vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng.
Chồng tôi lúc đó rất cảm kích và biết ơn bố mẹ vợ.
Nhưng biến cố bất ngờ ập đến, bố mẹ tôi bị phá sản. Họ mất sạch tài sản, đến mức phải bán cả căn nhà đang ở để trả nợ. Sau đó, bố mẹ về quê, dựng nhà tạm trên mảnh đất của người chú đang sống ở nước ngoài.
Cú sốc tài chính khiến bố mẹ tôi suy sụp. Chỉ trong vòng 2 năm, cả 2 người đều lần lượt rời xa tôi.
Mất bố mẹ, tôi gần như gục ngã, nhưng nhìn vào 2 đứa con, tôi buộc phải vực dậy. Hai vợ chồng cùng nhau gắng sức làm ăn. May mắn thay, công việc kinh doanh sau đó thuận lợi và đem lại thành công cho chúng tôi.
Đầu năm nay, mẹ chồng tôi bị tai biến, chúng tôi quyết định bán căn nhà tập thể để mua đất, xây nhà rộng rãi hơn, đón bà về sống cùng.
Khi thiết kế ngôi nhà, tôi đã nhắc chồng bố trí không gian để thờ phụng bố mẹ vợ. Anh im lặng, tôi tưởng anh đã đồng ý.
Tuy nhiên, khi ngôi nhà sắp hoàn thiện, chồng tôi mới nói rõ quan điểm: Việc thờ bố mẹ vợ trong nhà là không thể, vì "từ xưa đến nay không ai làm thế".
Khi tôi phản ứng, anh lớn tiếng: "Cô có thấy thông gia ở với nhau bao giờ không? Trần sao thì âm vậy".
Anh đề xuất đưa bố mẹ tôi lên chùa để nương nhờ cửa Phật. Thấy tôi giận dữ, anh dùng cách trì hoãn, hứa sẽ hỏi thêm thầy cúng. Vài ngày sau, anh bảo tôi có thể lập một ban thờ nhỏ ở góc sân cho bố mẹ tôi.
Tôi không tin vào tai mình. Sau tất cả những gì bố mẹ đã làm cho hai vợ chồng, anh vẫn coi họ như người dưng, không để họ được bước chân vào nhà mình.
Lúc đó, tôi không thể chịu đựng thêm. Vừa khóc, tôi vừa buông những lời cay đắng và tuyên bố sẽ ly hôn. Chồng tôi rất ngạc nhiên và yêu cầu tôi bình tĩnh lại, nói tôi nên hỏi thêm ý kiến mọi người để biết ai đúng, ai sai.
Vậy tôi xin hỏi quý độc giả: Có phải tôi đã sai?
Độc giả giấu tên
Mời độc giả chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề này qua bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ email: [email protected]. |