Sự phục hồi đầy ấn tượng của du lịch Việt Nam thời gian qua đã tạo đà cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng rục rịch khởi sắc. Giới chuyên gia cho rằng, đây vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhóm nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, nhờ tiềm năng lâu dài và giá trị sinh lời hấp dẫn. Đặc biệt, những dự án có mặt tiền sát vịnh biển di sản luôn lọt “tầm ngắm” bởi tính khan hiếm, vị trí “vàng” của nó.
Hiện giới đầu tư đang chuyển dần sự chú ý sang các nơi còn nhiều dư địa phát triển, điển hình như Vân Đồn - vịnh Bái Tử Long của Quảng Ninh. Khu vực kế cận di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có nhiều tiềm năng tăng trưởng, đang trỗi dậy rất mạnh mẽ và được các chủ đầu tư dồn lực phát triển dự án một cách quy mô, bài bản.
“Sao sáng” ở thương cảng Vân Đồn
Trong xu thế “săn tìm” BĐS vị trí hiếm, sự ra mắt của dự án tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - giao thương Crystal Holidays Harbour Vân Đồn (Vân Đồn, Quảng Ninh) giữa năm 2023 đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của thị trường BĐS phía Bắc, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư có nhu cầu tìm kiếm BĐS ven vịnh biển.
Dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn tọa lạc trên quỹ đất đẹp hàng đầu trong Khu đô thị du lịch và bến cảng Ao Tiên, với địa thế vuông góc, 2 mặt tiền trực diện vịnh Bái Tử Long và tuyến đường du lịch ven vịnh rộng 58m. Trên quỹ đất tiềm năng này, chủ đầu tư Everland Vân Đồn (thành viên Tập đoàn Everland) tiên phong kiến tạo bộ sưu tập căn hộ resort, view vịnh biển được “may đo trải nghiệm” cho những chủ nhân tinh hoa.
Dự án chú trọng phát triển hệ sinh thái 102 tiện ích thiên tạo và nhân tạo,, nhằm tạo nên một điểm đến “all-in-one” bên vịnh di sản: trung tâm hội nghị quốc tế quy mô lớn, chuỗi tiện ích giải trí mặt vịnh, chuỗi trung tâm mua sắm trên bến dưới thuyền, hệ tiện ích Wellness đến từ bộ sưu tập 20 concept vườn nhiệt đới “Tropical forest by the Bay”… Mọi nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm, giao thương kết nối công việc của du khách, cư dân tương lai sẽ được đáp ứng trong cùng một tọa độ.
Đánh giá về tiềm năng dự án, giới đầu tư nhận định vị trí tâm điểm thương cảng sẽ mang đến cho dự án lợi thế kết nối đặc biệt: Kết nối 3 tầng giao thông liên hoàn đồng bộ với cảng tàu quốc tế, sân bay quốc tế, cao tốc đồng bộ và xuyên suốt thông thương với thị trường du lịch Trung Quốc tỷ dân. Nơi đón đầu nguồn khách khổng lồ đến Vân Đồn trong tương lai, cũng là nơi hội tụ các thắng cảnh rừng - vịnh - đảo - hang động đặc trưng nhất. Đây là những lợi thế “hiếm có khó tìm” mà không phải dự án nào cũng có.
Ngoài ra, Vân Đồn còn là một điểm đến du lịch mới với vẻ đẹp nguyên sơ, là cảm hứng để các nhà đầu tư phát triển những sản phẩm BĐS và du lịch đẳng cấp, độc đáo. Đây chính là yếu tố định vị và làm tăng giá trị sản phẩm căn hộ resort của Crystal Holidays Harbour Vân Đồn tương lai.
Dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn Website: https://crystalholidaysharbourvandon.vn/ Hotline: 0938 090 666 |
Lệ Thanh
" alt=""/>Crystal Holidays Harbour Vân ĐồnCòn trong y học cổ truyền, theo bác sĩ Vũ, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Lá lốt được dùng chữa chứng phong, hàn, thấp, tê bại chân tay, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, bệnh thận, chữa đau nhức xương khớp, đau đầu, đau răng, chảy mồ hôi, chữa đau răng. Lá lốt cũng có thể dùng phối hợp trong thuốc xông để giải cảm.
Lá lốt có nhiều tác dụng trong điều trị khá nhiều bệnh và giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng cũng cần thận trọng để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra. Để đảm bảo an toàn cần tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe dinh dưỡng trước khi sử dụng.
Tại hội nghị tham vấn ý kiến đại biểu HĐND TPHCM diễn ra ngày 20/8, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở TN-MT cho biết, theo Luật Đất đai năm 2024, bảng giá đất hiện hành vẫn được tiếp tục áp dụng đến hết năm 2025 để các địa phương có thời gian chuẩn bị, ban hành bảng giá đất lần đầu.
Bảng giá đất lần đầu theo Luật Đất đai năm 2024 không còn phụ thuộc vào khung giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K), sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2026 đến hết năm. Sau đó, các địa phương sẽ điều chỉnh và ban hành định kỳ hàng năm.
Theo ông Thắng, luật mới cũng quy định, trong trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh có thể điều chỉnh bảng giá đất để phù hợp với tình hình thực tế và giá đất tại địa phương.
Ngoài những hạn chế như thời gian ban hành 5 năm/lần hay bị khống chế bởi khung giá đất, ông Thắng cho biết, bất cập lớn nhất của bảng giá đất hiện hành là thiếu giá đất tái định cư.
5 năm gần đây, UBND các quận, huyện tại TPHCM đã phê duyệt nhiều phương án giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường và tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Bảng giá đất hiện hành chưa cập nhật giá đất tái định cư và giá đất cụ thể đã được duyệt hiện nay.
“Nếu tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết năm 2025 sẽ dẫn đến tình trạng không có căn cứ để tính tiền sử dụng đất cho người được bố trí tái định cư. Luật Đất đai năm 2024 cũng quy định, trường hợp chưa có giá đất trong bảng giá thì phải bổ sung để làm căn cứ tính tiền sử dụng đất cho người được bố trí tái định cư”, ông Thắng nói.
Vì sao không tiếp tục áp dụng bảng giá đất hiện hành?
Trước khi đưa ra dự thảo quyết định điều chỉnh bảng giá đất để lấy ý kiến rộng rãi, Sở TN-MT TPHCM đã xây dựng 4 phương án.
Để giải quyết tình trạng giá đất tái định cư chưa được cập nhật như nói trên, có phương án sẽ điều chỉnh giá đất các tuyến đường dự kiến bố trí tái định cư theo giá thực tế. Còn giá đất tại các tuyến đường trong bảng giá đất hiện hành thì nhân với hệ số K theo Quyết định số 56/2023 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2024).
Theo Sở này, nếu tính giá đất bằng cách lấy giá tại bảng hiện hành nhân với hệ số K mới nhất, vẫn thấp hơn nhiều so với giá bồi thường thực tế.
Như tại TP Thủ Đức, giá đất theo bảng giá hiện hành trên đường Nguyễn Duy Trinh sau khi nhân với hệ số K là 9 triệu đồng/m2. Nhưng giá đất bồi thường đã được duyệt trên tuyến đường này lại lên đến 73 triệu đồng/m2.
Trường hợp điều chỉnh giá đất tại các tuyến đường dự kiến bố trí tái định theo giá thực tế, Sở TN-MT cho rằng có bất cập là trên cùng một tuyến đường hoặc khu dân cư giáp ranh khu tái định cư sẽ có hai mức giá chênh lệch lớn dù điều kiện về cơ sở hạ tầng như nhau.
Đơn cử như dự án tái định cư dự kiến bố trí tại đường số 1 thuộc Khu tái định cư Phước Thiện, phường Long Bình, TP Thủ Đức, giá nền đất tái định cư được duyệt là 51 triệu đồng/m2. Nhưng tại khu vực có hạ tầng tương đồng, giá đất trên đường số 8 chỉ ở mức 5 triệu đồng/m2, nếu tính theo cách lấy giá tại bảng giá đất hiện hành nhân với hệ số K.
Sở TN-MT cho rằng, nếu thực hiện phương án này sẽ dẫn đến sự không công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất. Bởi vì, Luật Đất đai năm 2013 quy định, người bị thu hồi đất được tái định cư thì giá đất tái định cư xác định theo giá thị trường. Trong khi đó, Luật Đất đai năm 2024 lại quy định giá đất tái định cư được xác định theo bảng giá đất.
Ngoài ra, sẽ không công bằng giữa người nộp tiền sử dụng đất tái định cư và người chuyển mục đích sử dụng đất tại cùng một khu vực.
Như giá đất tại khu tái định cư Phước Thiện đã được phê duyệt dao động từ 38-55,6 triệu đồng/m2. Cũng tại khu vực này, giá đất theo bảng giá hiện hành nhân với hệ số K chỉ 8,6 triệu đồng/m2.
“Nếu được bố trí tái định cư thì người dân phải nộp tiền sử dụng đất với giá thấp nhất là 38 triệu đồng/m2. Trong khi đó, nếu người dân chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp tiền sử dụng đất ở mức giá 8,5 triệu đồng/m2. Cùng nộp tiền sử dụng đất tại một khu vực nhưng mức giá chênh lệch rất lớn, điều này là không công bằng”, Sở TN-MT phân tích.
Hay giá nền đất tại khu tái định cư Vành đai 3, huyện Hóc Môn được duyệt từ 21,7-26 triệu đồng/m2. Nhưng cùng khu vực, giá đất trên đường Nguyễn Thị Sáu theo bảng giá đất hiện hành nhân với hệ số K chỉ 2 triệu đồng/m2.
Hai phương án khác cũng được Sở TN-MT tính đến, đó là giữ nguyên bảng giá đất hiện hành và điều chỉnh theo hướng sử dụng giá đất hiện hành nhân với hệ số K. Tuy nhiên, qua phân tích và đánh giá, cuối cùng Sở TN-MT trình phương án chọn là điều chỉnh bảng giá đất theo như dự thảo đang lấy ý kiến.