Không chỉ có ruộng bậc thang, rất nhiều điều thú vị để du khách khám phá khi đến Sa Pa như văn hóa đa dạng của các dân tộc tại những chợ phiên.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Việt Nam
Thuộc tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 300 km, Mù Cang Chải nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn. Để đến nơi này, du khách phải chinh phục đèo Khau Phạ, một trong những con đèo dựng đứng, quanh co và hiểm trở nhất Việt Nam.
Nhờ khí hậu dễ chịu, Mù Cang Chải đẹp vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Để có những bức ảnh đẹp nhất, du khách thường ghé thăm nơi đây vào 2 thời điểm. Giữa tháng 4 đến tháng 6, người dân địa phương đưa nước vào ruộng để bắt đầu một mùa lúa mới, ruộng bậc thang khi đó trông như tấm gương lớn phản chiếu tia nắng xuống mặt nước.
Trong khi đó, giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 là thời điểm Mù Cang Chải lung linh nhất. Lúc này, những cánh đồng khổng lồ chuyển từ màu xanh lá cây sang vàng rực rỡ.
![]() ![]() |
Đi bộ xuyên rừng và qua đêm trong những ngôi làng hẻo lánh là những hoạt động thú vị du khách có thể trải nghiệm ở đây. |
Ruộng bậc thang Tegalalang, Ubud, Bali, Indonesia
Ubud nổi tiếng trên toàn thế giới là địa điểm nghỉ mát tuyệt đẹp và bạn có thể lạc vào những ruộng bậc thang thơ mộng khi đến đây. Khung cảnh ruộng bậc thang có màu xanh đậm đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới của Bali và những cây cọ cao tôn lên vẻ đẹp thanh lịch.
Không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương, nơi đây còn là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất ở Indonesia. Vùng ruộng bậc thang Tegalalang thu hút lượng lớn du khách, nhiếp ảnh gia và họa sĩ đến đây sáng tác.
![]() ![]() |
Từ Tegalalang, du khách cũng có thể tham quan các ruộng bậc thang khác ở những làng lân cận Pejeng và Campuhan. |
Ruộng bậc thang Hamanoura, tỉnh Saga, Nhật Bản
Với nền nông nghiệp hàng nghìn năm, ruộng bậc thang trồng lúa rất phổ biến ở vùng nông thôn miền núi của Nhật Bản và thường được gọi là "Senmaida" (nghĩa là "nghìn thửa ruộng"). Hamanoura là một trong những nơi có ruộng bậc thang đẹp và nổi tiếng nhất.
Những ruộng bậc thang hướng ra biển Genkai đầy nước từ giữa tháng 4. Trong thời kỳ này, Mặt Trời lặn đã nhuộm sắc cam xuống mặt biển và các thửa ruộng tạo nên khung cảnh phản chiếu hoàng hôn tuyệt đẹp.
![]() |
Nằm dọc theo bờ biển của tỉnh Saga, cánh đồng lúa Hamanoura có tổng cộng 283 thửa ruộng từ nhỏ đến lớn, rộng hơn 11 ha tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng. |
Ruộng bậc thang Nguyên Dương, Vân Nam, Trung Quốc
Nằm ở phía nam dãy Ai Lao Sơn, Nguyên Dương là nơi sinh sống của các dân tộc Hà Nhì và Lô Lô. Tổ tiên của họ đã tạo ra những ruộng bậc thang tuyệt đẹp cách đây hơn 1.000 năm. Giờ đây, khung cảnh như tranh vẽ của những thửa ruộng này trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Từ tháng 1 đến tháng 3, ruộng bậc thang ở đây đầy ắp nước sau khi thu hoạch, nước phản chiếu bầu trời và mây. Từ cuối tháng 2 đến tháng 3, hoa đào hồng và hoa lê trắng phủ khắp vùng đất rộng lớn, là thời điểm lý tưởng để du khách ghé thăm.
![]() |
Các bậc thang Nguyên Dương là Di sản thế giới ở Trung Quốc, chỉ có một số cơ sở du lịch tại địa phương nên nơi đây được bảo tồn rất tốt. |
Ruộng bậc thang Annapurna, Nepal
Ở Nepal, 65% dân số làm nông nghiệp. Du khách có thể thấy ruộng bậc thang ở Nepal ít ngoạn mục hơn nhưng khung cảnh nơi đây nguyên sơ và độc đáo.
Không giống Bali, độ cao và mùa đông lạnh giá của Himalaya khiến các cánh đồng hoang hóa trong mùa đông. Vào cuối tháng 2, các thửa ruộng ở đây hồi sinh với tiếng hát của phụ nữ làm lụng cho vụ mùa tiếp theo. Những cánh đồng ngập tràn màu xanh nhạt của lúa mì, màu xanh đậm của khoai tây và đậu lăng. Thời gian sau, những nơi đó sẽ phủ đầy lúa.
![]() |
Ruộng bậc thang ở Nepal là một trong những ruộng bậc thang hoang sơ nhất trên thế giới. Những nơi này hầu như không phải là điểm du lịch ồ ạt, vẫn giữ được mộc mạc như cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương. |
Ruộng bậc thang Banaue, Ifugao, Philippines
Nằm ở độ cao hơn 1.500 m so với mặt nước biển, ruộng bậc thang Banaue là cánh đồng lúa dốc nhất thế giới, được chạm khắc thủ công vào núi Ifugao hơn 2.000 năm trước và vẫn được người Igorot sử dụng cho đến ngày nay.
Những ruộng bậc thang này là niềm tự hào của người dân Philippines, được in trên tờ tiền 20 peso và là Bảo vật Văn hóa Quốc gia.
Để ngắm nhìn khung cảnh những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất, du khách sẽ di chuyển đến nơi được gọi là Sunrise Viewpoint. Việc leo núi có thể mất vài giờ nhưng tầm nhìn toàn cảnh ngoạn mục của thung lũng bậc thang là phần thưởng xứng đáng với những ai yêu thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng.
![]() |
Thời gian tốt nhất để đến thăm là tháng 2-3 và giữa tháng 6-7, trước khi thu hoạch. |
Ngoài Angkor Wat hay Vịnh Hạ Long, Đông Nam Á còn rất nhiều điểm đến đẹp và hấp dẫn để bạn khám phá. Hãy cũng tìm hiểu những điểm đến tuyệt vời này nằm ở đâu nhé!
" alt=""/>Sa Pa và những nơi có ruộng bậc thang đẹp nổi tiếng'Lòng non nên lấy phần đầu lòng trở xuống một chút, tức là đoạn dày nhất' - Linh Sam chia sẻ - Ảnh: FB
"Lòng mẹ em mua của chị bán thịt quen gần nhà, hôm nào có lợn bắt trong dân mà nội tạng ngon thì chị ấy mới báo. Bữa nào xuống mà sờ vào định mua thì c ấy nhấm nháy í là lợn trại, hoặc không ngon.", chị Linh Sam nói về sự kĩ tính của mẹ mình.
Cách khử mùi hôi của mẹ chị Sam là lòng mua về được tẩy sạch bằng nước mắm, chanh và muối. Mớ lòng sau khi làm sạch đã hết mùi gây nhưng vẫn còn bột lòng (chỉ còn hương mắm phảng phất), luộc lên trắng nõn nà, giòn sần sật, nhai bùi ngậy.
Tiết hãm 1 ít cho đông để cắt miếng đem luộc, miếng nào miếng nấy núng nính như viên khúc bạch, cắn ngập răng ngon ngọt đậm đà.
![]() |
Đối với Linh sam, mỗi khi thèm và muốn ăn thì chỉ cần 'order' mẹ là có ngay món lòng dồi siêu ngon - Ảnh: FB
Còn lại lòng, khấu đuôi và tiết dư mẹ trộn cuống họng băm nhỏ cùng rau và mỡ + thịt xay, làm thành món dồi bùi thơm vạn người mê! Gắp miếng lòng nóng hổi, chấm nhẹ vào bát mắm ớt rắc thêm tí tiêu, ta nói nó đê mê từ đầu lưỡi tới cuống họng, ngon không gì sánh bằng.
Theo chia sẻ từ chị Linh Sam, để chế biến món lòng lợn ngon đúng "chuẩn ngoài hàng" như sau:
![]() |
Sử dụng chanh và muối để rửa sẽ đánh bay được mùi đặc trưng và giúp cho lòng được trắng và ăn giòn hơn - Ảnh: FB
Nguyên liệu:
Lòng non; Tiết canh; Mỡ; Cuống họng; Sụn; Thịt xay nhuyễn; Chanh, ớt, rau thơm (đặc biệt là tía tô, quế), hành lá, hành tím...; Bánh quẩy ăn kèm.
Cách làm:
![]() |
Ăn tiết canh có khá nhiều lợi ích cho sức khỏe - Ảnh: FB
Làm sạch lòng: Bí quyết để lòng được trắng là dùng nước mắm, chanh và muối để rửa. Trong khi rửa phải nhồi thật kỹ, dùng tay tuốt rửa ống ruột để các chất bẩn bên trong được đẩy ra bên ngoài.
Làm dồi: Tiết hãm một ít cho đông để cắt miếng đem luộc, sau đó cho thêm một ít hành lá vào. Cho nước vào nồi đun sôi sau đó cho lòng non vào luộc. Sau khi luộc xong phải ngâm ngay vào nước lạnh, khi nào ăn thì mới vớt lên thái sẽ không bị thâm.
Còn lại lòng, khấu đuôi và tiết dư đem trộn với cuống họng băm nhỏ cùng rau và mỡ + thịt xay thành một hỗn hợp đồng nhất, sau đó cho nhồi vào lòng làm thành món dồi.
![]() |
Đĩa lòng thập cẩm - dồi được nhồi bằng tiết, cuống họng, mỡ cắt nhỏ và ít thịt xay - Ảnh: FB
Khi ăn kèm với món lòng non thì không thể thiếu nồi cháo lòng và đĩa bánh quẩy dẻo thơm, chúng sẽ làm cho món ăn thêm ngon và hấp dẫn.
![]() |
'Lẩu cháo lòng: Sau khi nhúng các thứ xong thì nồi cháo trở nên ngọt lừ, ăn cùng quẩy giòn và nhiều hành tía tô, ấm hết lòng mề' - Linh Sam chia sẻ - Ảnh: FB
Theo Gia đình & Xã hội
Củ cải trắng được biết đến với vô vàn lợi ích nó mang lại, như một loài thuốc quý giúp cơ thể chúng ta thêm khỏe mạnh, dưới đây là cách làm món thịt kho củ cải trắng siêu bổ dưỡng bạn đừng nên bỏ qua
" alt=""/>Con gái khoe món lòng lợn mẹ làm, cư dân mạng đồng loạt khen nức nởBà Nguyễn Thị Thìn, Phó chủ tịch UBND Minh Tân cho biết, nghề nuôi yến “nhập khẩu” vào xã năm 2010. Năm đó, trên tầng ba của một hộ trong xã có 6 con chim yến bay vào làm tổ. Thấy tự nhiên nhà mình có lộc trời, hộ này quyết định "nhường" tầng 2 và tầng 3 của căn nhà cho "những vị khách không mời mà đến". Vợ chồng họ cũng đi tìm hiểu cách nuôi yến về áp dụng cho nhà mình.
Ban đầu, gia đình này chỉ nghĩ nuôi yến cho vui, nhưng chim bay vào nhà mỗi ngày một nhiều nên họ có thu nhập cao từ việc bán tổ yến.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân trong làng cũng học hỏi kinh nghiệm, gom tiền xây nhà dụ yến vào ở.
Bà Thìn cho biết, do chi phí xây nhà yến cao, ban đầu chỉ một vài hộ có điều kiện trong xã làm. Dần dần, nhà này thấy nhà kia có kinh tế tốt nhờ loại chim trời cũng làm theo.
Một tổ yến đang hình thành. |
Vợ chồng bà Ngơi, 64 tuổi, trước đây làm trong cơ quan nhà nước. 6 năm trước, thấy hàng xóm có thu nhập tốt từ nghề nuôi yến, vợ chồng bà cũng đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở địa phương nuôi yến khác rồi về kêu thợ đến xây nhà gọi chim về.
Đầu tiên, vợ chồng bà xây căn nhà yến có tổng chi phí hơn 1 tỷ đồng (gồm chi phí mua nguyên vật liệu, gỗ làm sàn, các loại máy móc…). Bà Ngơi cho biết, sau khi xây nhà xong, như được lộc trời cho, cứ 6 giờ tối từng đàn chim yến bay vào nhà làm tổ. 5 giờ sáng, chúng bay đi kiếm ăn, tối lại trở về nhà. Chiều chiều, ngồi quan sát, vợ chồng bà Ngơi vui không kể xiết. Tuy thế, phải mất gần hai năm vợ chồng bà mới bắt đầu thu hoạch tổ yến.
“Thời gian đầu yến vào nhà sinh đẻ, làm tổ nhiều nhưng thu hoạch lúc đó không hay, có khi làm chúng sợ sẽ bay đi. Nhà tôi chờ tổ già, yến quen chỗ mới bắt đầu thu hoạch”, bà Ngơi nói.
Mấy năm qua, mỗi tháng, bà Ngơi thu hoạch từ 2-20kg tổ yến. Cũng có tháng là mùa chim yến sinh sản, vợ chồng bà không thu hoạch được kg nào. "Yến đang sinh sản, mình vào lấy tổ sẽ làm chúng giật mình, ảnh hưởng đến chim con. Tổ yến mình chưa lấy thì để đó, không mất đi đâu được”, bà Ngơi giải thích.
Những tổ yến lấy xong, ba Ngơi thuê người làm sạch, chế biến sẵn rồi mang đến nơi khác bán. Có thu nhập tốt, hai năm trước, vợ chồng bà bỏ ra hơn 600 triệu đồng xây thêm một căn nhà yến nữa. Tuy nhiên, do nhà mới xây, một phần những hộ xung quanh cũng đua xây nhà cho yến ở nên căn thứ hai của nhà bà Ngơi yến đến rất ít.
![]() |
Để xây căn nhà yến này, vợ chồng bà Nhung phải bỏ ra hơn 1 tỷ đồng. |
Bán đất, vay ngân hàng xây nhà cho chim ở
Vợ chồng bà Nhung, 59 tuổi, quê Thanh Hoá vào xã Minh Tân xây dựng kinh tế được hơn 38 năm. Trước đây, nhờ có 2 mẫu đất rẫy trồng cây cao su, vợ chồng bà có cuộc sống đầy đủ, nuôi được 4 con trai ăn học.
Một năm trước, cả bốn con trai có công việc ổn định và có gia đình riêng, vợ chồng bà quyết định bán hai mẫu đất, gom tiền xây căn nhà cho dụ yến vào, giá hơn 1 tỷ đồng.
“Vợ chồng tôi lớn tuổi rồi, để đất rẫy mình phải mướn người làm, tiền công cao, giá cao su thấp nên không ăn thua. Bỏ tiền xây nhà cho yến ở, mỗi tháng thu chỉ cần 1kg tổ yến, vậy là mình ngồi không cũng có 18-20 triệu đồng”, bà Nhung lạc quan.
![]() |
Bà Nhung hi vọng, khoảng một năm nữa, vợ chồng bà có thể thu được tiền từ căn nhà yến. |
Đến nay, vợ chồng bà Nhung đã nuôi yến được gần một năm và đã có được 40-50 tổ yến hình thành. Tuy nhiên, do tổ còn non, bà chưa thu hoạch vội mà để chúng lớn, sinh sản thêm.
“Trung bình hai năm xây nhà mới có thu hoạch yến. Công việc này nó hay ở chỗ, mình chỉ cần bỏ vốn, lâu lâu vào dọn dẹp phân, mạng nhện một chút rồi thu tiền. Tổ yến chưa lấy, mình để đó lấy sau, không mất đi đâu cả. Quan trọng là kỹ thuật xây nhà làm sao để dụ yến vào được”, bà Nhung nói.
![]() |
Mỗi căn nhà yến sẽ để một lỗ thông để yến bay vào. |
Bà Mùi (67 tuổi) kể, con đường nhỏ nơi vợ chồng con gái bà sống có tổng cộng 8 căn nhà yến, của những hộ gia đình khác nhau. Thấy hàng xóm xây nhà lầu, đi xe đời mới, cuộc sống dư giả nhờ xây nhà nuôi yến, vợ chồng con gái bà Mùi cũng làm theo.
"Con gái, con rể tôi cùng làm nghề cạo mủ cao su nên kinh tế không dư dả. Để có gần 1 tỷ xây nhà yến, vợ chồng nó phải đi vay ngân hàng, phải chịu lãi hàng tháng. Căn nhà yến này, vợ chồng nó xây được gần 2 năm rồi, nhưng yến vào rất ít, có ngày tôi quan sát không thấy con nào. Không hiểu sao, nhà người ta chim vào rần rần, nhà tôi lại như vậy", giọng bà Mùi rầu rĩ.
Bà Thìn cho biết, nhờ chim yến mà kinh tế người dân trong xã dần khá lên. Trong đó có nhiều gia đình mua được ô tô, xây được nhà lầu, biệt thự.
Theo thống kê, hiện toàn xã Minh Tân có khoảng 150 hộ xây nhà "mời" chim yến vào ở. Hầu hết các nhà đều thành công, trong đó có khoảng 10% hộ gia đình gặp thất bại.
Vị phó chủ tịch xã Minh Tân giải thích, trước kia nhà yến ít nên nhà nào cũng có chim về nhiều. Khoảng 2-3 năm nay, ai ai cũng thi nhau làm kinh tế nhờ loại chim trời này nên lượng yến vào bị loãng. Một phần, chim đã quen chỗ ở nên những nhà xây sau khó dụ được chúng.
"Nghề nuôi yến phải bỏ công ít, diện tích đất xây nhà cũng không nhiều nên nhà nào cũng thi nhau làm. Trong năm 2019, có đến 40-50 căn nhà yến mọc lên. Vì xây nhiều nhà quá, lượng yến vào bị loãng, thu nhập không có nên người xây sau cũng không dám "liều"", bà Thìn nói.
Xem thêm video: Chuyện tình chồng Việt vợ Đài và 'bệnh viện sách cổ' đầu tiên tại Việt Nam
Ngược dòng nước, 38 hộ dân miền Tây từ bỏ quê hương mang theo giấc mộng đổi đời đến lòng hồ thủy điện mưu sinh. Sau 10 năm, giấc mơ ngày đầu mờ phai theo năm tháng. Bây giờ, họ chỉ mong được lên bờ lập nghiệp.
" alt=""/>Lộc trời từ 6 con yến, làng Bình Dương bỏ tiền tỷ xây nhà dụ chim về ở