Đại diện FPT cho hay, 6 tháng đầu năm 2023, FPT ghi nhận doanh thu 24.166 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4.339 tỷ đồng, lần lượt tăng 21,9% và 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo sát kế hoạch đã đề ra tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2023. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 3.003 tỷ đồng, tăng trưởng 20,6%, EPS (Earning Per Share) đạt 2.732 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 19,8% so với năm trước.
Khối công nghệ của FPT tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 59% doanh thu và 46% lợi nhuận trước thuế của toàn tập đoàn này, tương đương 14.202 tỷ đồng và 2.005 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 25,1% và 26,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đại diện FPT, doanh thu dịch vụ CNTT tại nước ngoài là một điểm nhấn của tập đoàn này, khi đạt 11.227 tỷ đồng, tăng 30,2%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.834 tỷ đồng, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường trọng điểm đều giữ được đà tăng trưởng cao, đặc biệt tại thị trường Nhật Bản, bất chấp sự mất giá của đồng Yên, vẫn giữ được đà tăng trưởng cao, 39,1% so với cùng kỳ. Tăng trưởng này đến từ nhu cầu chi tiêu lớn cho công nghệ thông tin, đặc biệt là chi tiêu cho chuyển đổi số, lĩnh vực mà Nhật Bản đang bị tụt lại sau Mỹ và các quốc gia phương Tây, sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Bên cạnh yếu tố khách quan từ nhu cầu thị trường, FPT cũng đã tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa tỷ giá và điều chỉnh tăng giá bán bám sát sự biến động của đồng Yên Nhật, để đảm bảo tăng trưởng tốt của thị trường Nhật Bản. Đồng thời, Công ty cũng đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh doanh như mở thêm các văn phòng mới, tăng cường ký kết với các tập đoàn lớn. Đầu tháng 6, FPT đã mở văn phòng thứ 15 tại quốc gia này. Mới đây nhất, vào ngày 23/6, công ty cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Honda, nhằm phát triển các cơ hội công tác trong lĩnh vực quản trị dịch vụ công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu.
FPT cho biết, doanh thu chuyển đổi số từ thị trường nước ngoài trong nửa đầu năm 2023 đạt 4.886 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud, AI/Data Analytics... Công ty cũng ghi nhận nhiều đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài, với doanh thu ký mới đạt 15.017 tỷ đồng, tăng trưởng 28,6% do với cùng kỳ. Trong đó có 13 dự án với quy mô trên 5 triệu USD.
"Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang gánh vác sứ mệnh tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, trở thành đối tác chuyển đổi số cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Chúng ta cùng tăng tốc, tạo ra một cộng đồng công nghệ thông tin mạnh, sẵn sàng cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên thế giới", ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc của FPT nói.
Nếu như doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số ở thị trường nước ngoài tăng trưởng ở mức cao thì dịch vụ CNTT Trong nước vẫn còn nhiều thách thức, do nhu cầu sụt giảm từ khối khách hàng doanh nghiệp, FPT ghi nhận doanh thu 2.975 tỷ đồng, tăng trưởng 9% và lợi nhuận trước thuế đạt 171 tỷ đồng, giảm 24,3%.
FPT đã hợp tác với khối Chính phủ, Bộ ban ngành, khối doanh nghiệp nước ngoài và các ngành kinh tế ít bị ảnh hưởng nhằm đảm bảo tăng trưởng. Tính đến nay, FPT đã xúc tiến ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với gần 30 địa phương và đào tạo nhận thức chuyển đổi số cho gần hàng vạn cán bộ lãnh đạo các cấp của các địa phương trên toàn quốc
Đây là một sự kiện quan trọng đối với nhân loại, báo hiệu buổi bình minh của thời đại kháng sinh. Trước đó, không có cách chữa trị các bệnh nhiễm trùng như lậu, nhiễm độc máu, viêm màng não, viêm phổi hoặc sốt thấp khớp. Theo ước tính của Nesfircroft, cho đến nay, penicillin đã cứu được hơn 200 triệu sinh mạng.
Phát hiện của nhà khoa học bề bộn nhưng tinh ý
Tháng 9/1928, Fleming rời phòng thí nghiệm ở London để đi nghỉ hai tuần tới Scotland mà không thèm dọn dẹp, vứt cả chồng đĩa petri (thường dùng để nuôi cấy vi sinh vật) trong bồn rửa. Các đĩa này chứa Staphylococcus, loại vi khuẩn gây đau họng, áp xe và mụn nhọt.
Khi quay trở lại làm việc, Fleming thấy một chiếc đĩa bẩn đã nhiễm nấm mốc. Xung quanh đó không có sự tồn tại của vi khuẩn Staphylococcus.
Một nhà khoa học kém tinh ý hoặc ngăn nắp sẽ nhanh chóng loại bỏ chiếc đĩa bị tạp nhiễm. Nhưng Fleming nhận ra rằng nấm mốc dường như đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Chiếc đĩa bẩn đã thay đổi lịch sử y học.
Trên thực tế, Fleming rất thích thú với nấm mốc, vi khuẩn và còn sử dụng chúng bên ngoài phòng thí nghiệm để vẽ tranh. Theo tạp chí Smithsonian, Fleming dùng vi khuẩn để sáng tác nghệ thuật trong thời gian rảnh rỗi. Ông vẽ tranh phong cảnh và tĩnh vật bằng cách phát triển vi khuẩn với các sắc tố tự nhiên khác nhau để tạo ra màu sắc mong muốn.
Khi nghiên cứu sâu hơn, Fleming phát hiện nấm mốc trên chiếc đĩa bẩn tạo ra chất có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm. Ông đặt tên cho chất này là penicillin (vì thuộc nhóm nấm Penicillium). Ông cùng các trợ lý dự định tách penicillin nguyên chất.
Fleming đã công bố phát hiện của mình vào năm 1929 trên tạp chí Bệnh học Thực nghiệmcủa Anh. Tuy nhiên, ông không thể cô lập chất này nên đã ngừng nghiên cứu penicillin vào năm 1931.
Sự phát triển của penicillin
Mặc dù Alexandre Fleming phát hiện ra penicillin nhưng chính Howard Florey, Ernst Chain và các đồng nghiệp tại Đại học Oxford mới biến chất đó thành loại thuốc cứu sống mạng người.
Năm 1939, chiến tranh bắt đầu khiến việc nghiên cứu trở nên đặc biệt khó khăn. Dù vậy, Florey cùng một nhóm trong đó có Heatley - chuyên gia về nấm và Chain tinh chế thành công penicillin từ một mẫu nấm mốc Penicillium của Fleming.
Ngày 25/5/1939, nhóm tác giả đã tiêm vào 8 con chuột một chủng Streptococcus nguy hiểm. Sau đó, họ cho 4 con dùng penicillin. Sáng hôm sau, cả bốn con vẫn còn sống. Bốn con làm đối chứng không dùng thuốc đã chết.
Tháng 2/1941, viên cảnh sát người Anh Albert Alexander, 43 tuổi, là người đầu tiên sử dụng penicillin. Trong lúc tỉa hoa hồng, anh đã gãi lên khóe miệng và bị nhiễm trùng, áp xe ảnh hưởng toàn bộ cơ thể, đe dọa tính mạng.
Khi dùng penicillin, Albert đã hồi phục đáng kể trong vòng 24 giờ đầu tiên. Thật không may, nguồn cung cấp penicillin đã cạn kiệt trước khi anh có thể bình phục hoàn toàn. Viên cảnh sát qua đời.
Ngay sau đó, những bệnh nhân khác được sử dụng penicillin và đạt được hiệu quả đáng khích lệ. Nước Anh lên kế hoạch cung cấp loại thuốc này cho quân đội trên chiến trường. Tuy nhiên, điều kiện thời chiến khiến việc sản xuất hàng loạt loại thuốc này rất khó khăn nên nhà khoa học Florey đã nhờ Mỹ giúp đỡ.
Năm 1941, với sự hỗ trợ của Quỹ Rockefeller, Florey và Heatley tới Mỹ để kêu gọi các hãng dược sản xuất penicillin quy mô lớn. Một số doanh nghiệp hàng đầu, bao gồm Merck, Squibb và Pfizer, bắt đầu nghiên cứu và sản xuất penicillin.
Cuối năm 1942, lượng penicillin đủ để điều trị cho chưa đầy 100 bệnh nhân. Đến tháng 9/1943, thuốc được cung cấp cho toàn bộ Lực lượng Vũ trang Đồng minh. Đến cuối Thế chiến thứ 2, các công ty Mỹ sản xuất được 650 tỷ liều thuốc mỗi tháng.
Trước đó, gần tới Giao thừa Tết Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã có mặt tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương thăm hỏi và động viên các y bác sĩ và cán bộ bệnh viện. Cùng tham gia đoàn có bà Angela Pratt - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam và đại diện lãnh đạo các Vụ/Cục/ Văn phòng Bộ Y tế.
"Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, tôi gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể cán bộ ngành y tế trên cả nước nhiều nỗ lực mới, thành công mới, cùng với Bộ Y tế phục vụ tốt hơn sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.
"Mùa xuân là mùa nảy lộc. Đêm Giao thừa, chúng ta đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương chào đón những em bé chào đời, đó là tượng trưng cho sự phát triển. Đây sẽ là những công dân tiếp nối con số hơn 100 triệu dân ở nước ta. Chúc tất cả các cháu bé sinh ra trên mọi miền Tổ quốc 'hay ăn chóng lớn' và có nhiều phát triển trong tương lai", Bộ trưởng Y tế bày tỏ.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương Nguyễn Duy Ánh cho biết, trong đêm Giao thừa có 180 cán bộ y tế đang trực Tết chăm lo sức khỏe cho 250 bệnh nhân.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan đã đến nhiều phòng đẻ, chờ đẻ của Khoa Đẻ tặng quà, mừng tuổi các y bác sĩ trực Tết, tặng quà các sản phụ đã sinh con, đang chờ sinh. Tại phòng đẻ, Bộ trưởng Đào Hồng Lan chúc mừng sản phụ cùng gia đình đã đón em bé "mẹ tròn, con vuông".
Khoảnh khắc 00h01 ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn (10/2), các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đón bé gái Lê Dương Vy Anh, nặng 2,8kg, con của sản phụ Lê Thị Hoa ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cất tiếng khóc chào đời bằng phương pháp mổ đẻ.
Đón con gái trao tay, bố bé Vy Anh rất xúc động, run run ôm cô con gái đáng yêu sinh đúng thời khắc Giao thừa, cầu mong con luôn xinh tươi, an lành như mùa xuân…
Sau đó hơn 40 phút, các bác sĩ đón em bé thứ 2 là bé trai Dương Hải Đăng nặng 2,6kg, là con sản phụ Kiều Thị Liệp. Cậu bé vừa chào đời, cất tiếng khóc vang trong niềm hạnh phúc của gia đình và các y bác sĩ Khoa Đẻ thường A2.
Mỗi ngày, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận khám ngoại trú, điều trị nội trú cho khoảng 1.200 lượt bệnh nhân. Có khoảng 100 ca sinh mỗi ngày tại đây. Trong năm 2023, viện triển khai thành công nhiều kỹ thuật cao với 941 ca can thiệp bào thai, cứu sống hàng nghìn trẻ, thực hiện nhiều ca giữ thai, phối hợp cứu sống thai nhi kỳ tích...
Tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), anh V.Q (30 tuổi) cho biết vợ anh dự sinh vào cuối tháng 2 nhưng sáng 30 Tết, chị có dấu hiệu chuyển dạ. Chứng kiến vợ phải chịu những cơn đau chuyển dạ, anh Q. tâm sự mình chỉ biết đứng bên nắm tay vì bất lực không thể làm gì để san sẻ. Đến khi bé gái chào đời lúc 0h01, anh không kìm được nước mắt.
“Đây là con đầu lòng của chúng tôi, tôi thực sự rất xúc động. Vợ tôi đã rất cố gắng”, anh chia sẻ.
Trong khi đó, chị L.T.P 24 tuổi cũng đã hạ sinh một bé trai lúc 0h02 khi thai được hơn 38 tuần. Cậu bé chào đời trong niềm vui, hạnh phúc của gia đình và các y bác sĩ. “Đây là lần đầu tiên tôi được lên chức bà nội”, mẹ chồng chị P. tâm sự.
Bệnh viện Từ Dũ cho biết thời khắc giao thừa, nơi đây đã chào đón 5 bé “rồng nhỏ” gồm 3 bé gái và 2 bé trai. Tất cả các em đều được nhận món quà đặc biệt của bệnh viện như lời chúc may mắn đầu năm mới.
Theo bác sĩ Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, những năm tốt như năm Thìn, đặc biệt là Giáp Thìn, số lượng sinh con sẽ tăng cao. Ông dẫn chứng năm “heo vàng” (2019), Bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận hơn 65.000 ca sinh.
"Trong năm 2023, số lượng sản phụ sinh tại bệnh viện này tăng 30-40%. Sang năm 2024, dự kiến con số sẽ tăng hơn năm cũ khoảng 20% và nhiều khả năng sẽ vượt cả năm 2019", ông nói.
Bên cạnh truyền thống thăm và tặng quà cho những ca sinh đêm giao thừa, Bệnh viện Từ Dũ cũng có buổi họp mặt với những bác sĩ đã nghỉ hưu đến dự và truyền lửa cho thế hệ sau. Cơ sở y tế này hiện có khoảng 400 nhân viên y tế, là bệnh viện phụ sản uy tín của TP.HCM và các tỉnh phía Nam.