Ảnh minh hoạ: Bigdata
Ông đã chia sẻ ba ví dụ ứng dụng phân tích dữ liệu người học được thực hiện tại ĐH Melbourne (Úc) gồm: nhận thức và tương tác; lớp học trực tuyến mở quy mô lớn; và mô phỏng kỹ năng phẫu thuật vỏ não. Trong cả ba ví dụ, từ phân tích cách thiết kế chương trình học cũng như cách học của sinh viên, GS Gregor đã chỉ ra được những kết quả hết sức tích cực.
Trong ví dụ thứ nhất, Giáo sư chia sẻ rằng những người làm công tác giáo dục có thể dùng việc phân tích để tìm ra mẫu hành vi khác nhau của sinh viên khi các em hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ trong quá trình học. Những mẫu hành vi khác nhau sẽ gợi ý về cách học và phương pháp tiếp cận khác nhau của sinh viên, cũng như nhận thức khác nhau khi làm bài tập, từ đó cho ra kết quả học tập và mức độ thành công khác nhau.
![]() |
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM Ông Phạm Ngọc Thanh (trái) và GS Gregor Kennedy |
Ở ví dụ thứ hai phân tích từ các lớp học trực tuyến mở quy mô lớn, GS Gregor nhấn mạnh “cách chúng ta (những người làm công tác giáo dục) thiết kế và sắp xếp chương trình học ở cấp vĩ mô thật sự có thể ảnh hưởng đến phương pháp học của sinh viên, đó là xem và ôn bài”.
Phương pháp học từ mô phỏng ở ví dụ cuối đã nhận được phản hồi tích cực của 24 sinh viên y khoa tham gia thực nghiệm trong cuộc phỏng vấn ngay sau buổi thử nghiệm.
Từ những ví dụ trên, GS Gregor kêu gọi những người làm trong lĩnh vực giáo dục hãy dùng phân tích dữ liệu người học vào mục đích cao hơn là hỗ trợ để sinh viên thành công trong việc học chứ không dừng lại ở việc giúp sinh viên đang có nguy cơ không theo kịp với chương trình học như hiện nay.
Đòn bẩy hé lộ năng lực tiềm ẩn của sinh viên
Phân tích dữ liệu người học là việc đánh giá, thu thập, phân tích, báo cáo dữ liệu về người học, bối cảnh học nhằm hiểu và tối ưu hóa việc học; môi trường nơi người học, người dạy tương tác với nhau. |
GS Kennedy chia sẻ rằng phân tích dữ liệu người học là phương pháp cực kỳ hữu dụng đối với giáo viên, những người soạn thảo chương trình học và các nhà nghiên cứu giáo dục, vì giúp hé lộ năng lực tiềm ẩn, khả năng và mặt mạnh của sinh viên thay vì tập trung vào xác định khiếm khuyết hay điểm yếu ở các em.
Phương pháp phân tích này có thể giúp các trường có được dữ liệu khổng lồ của từng sinh viên, có thể hiểu được cách mỗi sinh viên thực hiện nhiệm vụ học tập như thế nào, đồng thời mở rộng chương trình giảng dạy, và giúp “chúng ta (những người làm công tác giáo dục) thấu hiểu sự nhận thức và quá trình học của sinh viên, từ đó giúp các em có quá trình và phương thức học tập tốt hơn, để có được kết quả học tập tốt và từ đó thành công hơn”.
![]() |
Hơn 150 người tham dự Hội thảo về phân tích dữ liệu người học (learning analytics) |
Giáo sư còn chia sẻ với những người dự khán rằng việc đề xuất sử dụng công nghệ mới và phân tích dữ liệu người học để có thể hỗ trợ cho từng sinh viên là xu hướng hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi các trường đại học tiên tiến trên thế giới.
Tại Việt Nam, phương pháp phân tích dữ liệu người học có thể áp dụng ở các trường đại học đang theo đuổi mô hình giáo dục 4.0. Áp dụng phân tích dữ liệu người học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc đại học, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời thể hiện được sự sáng tạo và thích ứng của các trường đồng hành cùng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bài diễn thuyết trình bày chủ đề Xác định nguy cơ hay hỗ trợ thành công? Vai trò của phân tích hành vi người học của GS Gregor Kennedy do Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số (CODE) của RMIT tổ chức nhận được sự quan tâm hơn 150 chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế. Bài diễn thuyết là mở đầu cho chuỗi Hội thảo về Khoa học cung cấp thông tin InSITE lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số (CODE) của RMIT sau hơn một năm thành lập đã tổ chức thành công nhiều buổi diễn thuyết mở và hội thảo nhằm chia sẻ các sáng kiến ứng dụng công nghệ số trong dạy và học, góp phần phát triển năng lực giáo dục của đội ngũ giảng viên Việt Nam. |
Lệ Thanh
" alt=""/>Phân tích dữ liệu người học: ‘chìa khoá’ giáo dục ĐH mớiXu hướng dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam
Molex, doanh nghiệp hàng đầu thế giới về linh kiện điện tử và thiết bị kết nối, công bố kế hoạch mở rộng nhà máy sản xuất hiện tại ở Hà Nội với tổng diện tích khu vực sản xuất lên đến 16.000 m2.
Kế hoạch mở rộng nhà máy của Molex được kỳ vọng sẽ tạo thêm ít nhất 200 việc làm mới trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. Molex lần đầu tiên thành lập nhà máy tại Việt Nam vào năm 2007. Việc mở rộng lần này nhằm giúp Molex đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao cho các sản phẩm của công ty được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như smartphone, TV, đồ gia dụng, thiết bị y tế và thiết bị xét nghiệm.
Ông Joe Nelligan, Tổng Giám đốc điều hành của Molex cho biết: “Molex đã hoạt động tại Việt Nam hơn 15 năm. Việc mở rộng nhà máy sản xuất ở Hà Nội sẽ thúc đẩy kế hoạch phát triển của chúng tôi về quy mô và khả năng sản xuất tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương với định hướng phát triển cùng các khách hàng và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho lao động tay nghề cao”.
Nhà máy sản xuất thiết bị kết nối với quy trình tích hợp hoàn chỉnh của Molex sẽ được trang bị các loại máy móc hiện đại như robot tự động, máy đúc nhựa tốc độ cao, máy dập, máy mạ và máy lắp ráp tự động cùng phòng gia công cơ khí và phòng thí nghiệm đánh giá chất lượng .
Hiện Molex đã có mặt ở hơn 40 quốc gia và góp phần thúc đẩy chuyển đổi công nghệ trong đa lĩnh vực như khoa học dữ liệu, tự động hóa công nghiệp, y tế, nền tảng mạng di động 5G, điện toán đám mây, thiết bị điện tử tiêu dùng.
Chia sẻ với VietnamNet mới đây, ông Vanti Fan Giám đốc công ty Delta Electronic cho hay: Việt Nam đang là nơi thu hút đầu tư của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... Đây là một điểm sẽ tác động nhiều tới thị trường cho ngành tự động hóa. Việt Nam ngày càng có thêm lực lượng lao động được đào tạo tốt và kỹ năng chuyên sâu; đồng thời đang xây dựng chiến lược cho xu hướng phát triển ngành công nghiệp 4.0 và tham gia nhiều tổ chức thương mại tự do như Hiệp định tự do thương mại với khu vực Châu Âu, hay gần đây nhất là Hiệp định thương mại về RCEP. Ông Vanti Fan khẳng định Việt Nam là thị trường chiến lược của công ty.
Delta đặt mục tiêu đến năm 2027 sẽ trở thành một trong những đơn vị cung cấp giải pháp thành công, tin cậy và nằm trong top 5 hãng cung cấp giải pháp tự động hóa ở thị trường Việt Nam.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Shi-Chi Ho Tổng giám đốc công ty Techman Robot nhấn mạnh, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP rất cao, dự báo đạt tới 7,5%. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới có xu hướng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang các nước khác trong đó có Việt Nam.
“Xu hướng sử dụng robot trong nhà máy tăng nhanh, mức độ tăng trưởng bình quân hàng năm của robot công nghiệp là 6%. Đến nay, gần như các tập đoàn, nhà máy trên thế giới đều sử dụng robot công nghiệp. Trong đó, Châu Á là khu vực có tỷ lệ sử dụng robot đứng đầu toàn cầu là 54%, đứng thứ 2 là Châu Mỹ và Châu Âu. Theo biểu đồ của chúng tôi, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là những nước và vùng lãnh thổ sử dụng robot nhiều nhất. Đây cũng là 4 nhóm quốc gia và vùng lãnh thổ có tốc độ đầu tư, phát triển ở Việt Nam rất mạnh”, ông Shi-Chi Ho nói.
Thị trường Việt Nam hấp dẫn bởi yếu tố gì?
Mới đây, TMX - công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh ở châu Á Thái Bình Dương, đưa ra báo cáo cung cấp thông tin chuyên sâu về chi phí kinh doanh trung bình ở châu Á. Báo cáo tập trung đánh giá khả năng cạnh tranh trong cuộc đua để trở thành địa điểm sản xuất tiềm năng nhất của 9 quốc gia bao gồm: Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Việc này nhằm giúp các doanh nghiệp đưa ra được quyết định xây dựng một cơ sở sản xuất mới ở địa điểm nào tại thị trường châu Á là tối ưu nhất.
Báo cáo nhận định Việt Nam là một trong những thị trường có chi phí vận hành bình quân thấp nhất trong khu vực, chỉ cao hơn Campuchia và Myanmar. Tổng chi phí vận hành trung bình của Việt Nam dao động từ 79.280 USD đến 209.087 USD mỗi tháng.
Việt Nam đứng thứ 5 về số điểm cạnh tranh so với những quốc gia khác xét về các lĩnh vực môi trường kinh doanh, nhân tài, hậu cần và số hóa, xếp sau Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Thái Lan.
Nguyễn Thái
" alt=""/>Làn sóng doanh nghiệp công nghệ nước ngoài mở rộng đầu tư tại Việt Nam![]() |
Nếu cần rút lại email, người dùng có thể nhìn xuống cuối màn hình để tìm nút "Undo Send". |
Khi trở về giao diện thư nháp, người dùng bấm nút "Cancel" trên góc trái. Sau đó, người dùng có thể vào lại mục "Drafts" để chỉnh sửa hoặc xóa hoàn toàn email.
![]() |
Khi trở về giao diện thư nháp, người dùng bấm nút "Cancel" trên góc trái. Sau đó, người dùng có thể vào lại mục "Drafts" để chỉnh sửa hoặc xóa hoàn toàn email. |
Nếu muốn thay đổi khoảng thời hạn chờ thu hồi email, người dùng vào mục "Settings" => "Mail" => "Undo Send Delay".
Anh Hào
Hãy tham khảo hướng dẫn các tính năng mới nổi bật nhất của iOS 16, bao gồm sửa xóa tin nhắn, hiển thị số phần trăm pin, hay tạo thư viện chia sẻ ảnh...
" alt=""/>Cách thu hồi email đã gửi trên iOS 16