Nhìn vào những lý do ấy, việc U23 Việt Nam thua cả 3 trận tại Doha Cupcũng là bình thường. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách toàn diện, cả ba thất bại của U23 Việt Nam để lại không ít sự ngổn ngang về lối chơi, yếu cả phòng ngự và kém về hàng công.
Sự lo lắng càng tăng lên khi U23 Thái Lan, đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại SEA Games 32 sắp tới, có thành tích tốt hơn hẳn, khi giành 4 điểm và suýt cán đích ở vị trí thứ 3.
Một trong những vấn đề nhìn thấy rõ nhất ở U23 Việt Nam là thiếu các phương án tấn công, không có những chân sút xuất sắc. Hàng tiền vệ thiếu những pha bóng quyết định để tạo nên khác biệt, trong khi các tiền đạo cũng không có sự liên lạc hay khả năng chắt chiu cơ hội ghi bàn.
Lối chơi kiểm soát bóng của U23 Việt Nam áp dụng chưa phát huy được hết những ý tưởng của HLV Troussier trong bối cảnh các cầu thủ không phát huy được hết sức mạnh, nhanh chóng xuống sức.
Nếu như thất bại trước Iraq và UAE là vì đối thủ quá mạnh, thì trận thua trên chấm 11m trước Kyrgyzstan cho thấy rõ khả năng tấn công của U23 Việt Nam yếu như thế nào.
Trong suốt 90 phút thi đấu chính thức, các học trò của HLV Troussier cầm bóng đến 60%, tích cực tấn công và dứt điểm nhiều hơn nhưng hiệu quả là con số 0.
U23 Việt Nam thiếu chân sút đẳng cấp, buộc HLV PHilippe Troussier phải triệu tập cầu thủ trẻ Quốc Việt từ đội U20. Nhưng ở một sân chơi gặp các đối thủ mạnh như đã thấy, Quốc Việt, Thanh Nhàn hay Văn Trường, đều bộc lộ nhiều hạn chế.
Dưới thời người tiền nhiệm Park Hang Seo, Tiến Linh là tiền đạo chủ lực ở cả ĐTQG và U23 Việt Nam, góp công rất lớn vào 2 tấm HCV SEA Games. Còn dưới thời HLV Philippe Troussier, chúng ta chưa thấy một mẫu tiền đạo tương tự để gánh vác trọng trách.
Lo lắng ở chỗ, nhà cầm quân người Pháp sẽ phải tìm ra giải pháp trong thời gian 1 tháng nữa, bằng không U23 Việt Nam lại "đi săn không súng" thì khó có thể bảo vệ HCV SEA Games.
" alt=""/>U23 Việt Nam và nỗi lo đi săn không súng ở SEA Games 32Các bài tập ban đầu chỉ ở tốc độ trung bình, nhưng sau đó được đẩy lên cao, với những yêu cầu khó, khắt khe hơn. Buổi tập vì thế kéo dài tới hơn 2 tiếng đồng hồ dưới trời nắng, hoặc tối muộn.
Tiền vệ Hải Huy nói: "Chúng tôi tập tới lúc hiểu nhau thì thôi". Hiểu nhau ở đây chính là sự gắn kết giữa các tuyển thủ ĐTQG với nhau và giữa ĐTQGvới U23.
Dĩ nhiên các tuyển thủ Việt Nam có nhiều năm chinh chiến không gặp khó với những thử thách của HLV Philippe Troussier. Nhưng ông thầy 68 tuổi tận dụng tối đa thời gian tuyển Việt Nam tập trung để đưa ra những thông điệp ngầm đầy sức nặng.
Sau những buổi tập đầu tiên, các đàn anh trên ĐTQG có lẽ phần nào cảm nhận được áp lực đây không phải là đợt tập trung "vui là chính".
Cảm nhận rõ nhất ở những trận đấu nội bộ là sự quyết tâm thể hiện mình của các cầu thủ U23 Việt Nam. Nhiều người trong số họ nếu thể hiện tốt ở SEA Games hay Asiad tới, có thể giành một suất lên tuyển Việt Nam vào cuối năm.
Cơ hội cho các cầu thủ trẻ ghi điểm và thể hiện là rất nhiều, trong khi các đàn anh ở tuyển Việt Nam chủ yếu chỉ có V-League hay cúp Quốc gia để đảm bảo phong độ. Họ có thể mất suất bất cứ lúc nào vào tay các cầu thủ U23, thậm chí là U20.
Việc HLV Philippe Troussier cho U23 Việt Nam và ĐTQG liên tục đấu nội bộ với nhau chính là lời nhắc nhở tới những trụ cột không có tư tưởng 'chắc suất' ở trên đội tuyển.
Chiến lược gia người Pháp có thể tiến hành làm mới tuyển Việt Nam theo một lộ trình phù hợp, vừa vặn cho các tuyển thủ quốc gia biết phải làm gì để giữ chỗ, đồng thời mở cơ hội cho dàn cầu thủ trẻ có "điểm tựa" thay thế đàn anh.
" alt=""/>HLV Philippe Troussier và 'thông điệp nóng' với tuyển Việt NamUyên đã bắt đầu học tiếng Anh từ nhỏ khi gia đình lắp TV có đầu kĩ thuật số. Nữ sinh kể rằng em thường xem các kênh hoạt hình như Cartoon Network, Disney, tua đi tua lại xem rồi bắt chước nghe, nói. Nhận thấy khả năng của con, mẹ Tố Uyên đã quyết định cho em theo học bài bản ngay từ năm lớp 3.
Đến năm lớp 9, Uyên giành giải Nhất trong kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh Quảng Trị môn tiếng Anh, được tuyển thẳng vào Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Quảng Trị). Tuy nhiên, Uyên quyết định thi thử sức vào Trường Chuyên Quốc học Huế và bắt đầu cuộc sống xa nhà từ năm 15 tuổi.
Thời gian đầu, Uyên nói mình không theo kịp vì các bạn học rất giỏi. Điểm số của nữ sinh chỉ lẹt đẹt ở mức 4 - 5 - 6 điểm.
“Lúc mới đi học, hôm nào em cũng gọi điện về cho gia đình. Sau khi quen hơn thì em đã thay đổi cách học và bắt kịp được với nhịp học trên lớp. Điểm trung bình của em cũng đạt mức 9 phẩy” - Uyên nói.
Đầu tháng 2 năm nay, bố Uyên đã đăng ký cho con thi IELTS vì lo hết chỗ. Nhưng lúc đó, nữ sinh hoàn toàn chưa có nguyện vọng thi.
“Bố em đã lỡ đăng ký rồi nên em thi thôi. Em có khoảng 3 tháng để ôn thi nhưng thực sự nó khá gấp. Mới đầu thì em vẫn còn vô tư lắm, chưa lo nghĩ nhiều vì em còn phải học ở trên lớp. Nhưng tháng cuối cùng, em mới tập trung học ngày học đêm” - Uyên kể.
Về 2 kĩ năng Reading và Listening, Uyên cho biết nhờ vào việc ôn thi HSG và học lớp chuyên nên không quá áp lực. Nữ sinh cho biết mình chỉ học trong bộ sách Cambridge và làm đề.
“Reading thì khá giống với những gì em học ở trên lớp và làm bài tập hằng ngày. Còn Listening thì em đã xem phim hoạt hình từ nhỏ nên đã luyện tập kỹ năng này thường xuyên” - Uyên nói.
Đối với kĩ năng Reading,Uyên cho biết lúc ôn tập, Uyên thường xuyên sử dụng kĩ năng Skimming (đọc lướt) và Scanning (dò thông tin) nhưng không đem lại hiệu quả cao và vẫn sai ở những lỗi cơ bản. Vì vậy, Uyên đã thay đổi chiến thuật sang hướng đọc kỹ từng câu từng chữ của đoạn văn. Ngoài ra, 1 mẹo để có thể hiểu toàn cảnh bài văn chính là đọc câu hỏi trước, xác định keyword và tiến hành đọc kỹ bài văn.
“Làm như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian vì mình đã nắm được gần như toàn bộ bài văn và việc tìm thông tin sẽ rất nhanh chóng” - Uyên nói.
Thêm vào đó, Uyên cho biết việc đọc kỹ đoạn văn ngay từ đầu sẽ giúp đoán và giải nghĩa được từ khó trong ngữ cảnh bởi “Đây là yếu tố quan trọng để mình có thể hiểu được ý của tác giả muốn nói trong bài".
Để tăng vốn từ vựng, nữ sinh khuyên các bạn thí sinh nên học sách Destination C1,C2; học qua các kênh Youtube ưa thích và sử dụng Quizlet để học từ mới.
Đối với Listening,Uyên cho biết mình đã tập nghe từ nhỏ nên việc luyện thi cũng không quá vất vả.
“Em chỉ lưu ý khi đi thi là hãy chỉnh âm lượng vừa với tai nghe và cố gắng nhớ những gì băng nói để có thể đoán được từ” - Uyên chia sẻ.
Đối với kĩ năng Writing,Uyên thường xuyên luyện tập với thầy cô và áp dụng chiến thuật “Writing partner” - học viết cùng bạn để đạt hiệu suất tốt nhất. Nhờ những kiến thức học ở lớp chuyên, vốn từ vựng của nữ sinh đã khá phong phú và nhiệm vụ ưu tiên là sắp xếp các ý sao cho phù hợp. Ngoài ra, Uyên tham khảo nhiều mẫu câu hay viết sẵn dành cho kỹ năng này.
“Em thường tập viết với cô giáo và bạn của em sau đó sẽ sửa cho nhau. Em cũng đọc nhiều bài mẫu và các câu mẫu trên mạng để ghi chú lại, sử dụng vào bài của mình” - Uyên nói.
Một điều mà nữ sinh rút ra sau khi thi chính là cách viết cô đọng súc tích sẽ có điểm số tốt hơn việc sử dụng quá nhiều từ hoa mỹ. “Writing ở lớp chuyên yêu cầu những từ rất hoa mỹ. Tuy nhiên, IELTS thì không như vậy. Việc dùng nhiều từ hoa mỹ sẽ khiến giám khảo đánh giá thí sinh “máy móc” và điểm số dễ bị thụt” - Uyên chia sẻ.
Đối với Speaking, em cũng áp dụng chiến thuật tương tự như Writing. Tuy nhiên, 1 điều nữ sinh lưu ý chính là ôn thi theo các đề dự đoán và tham gia các group tiếng Anh trên mạng xã hội để nghe “review” đề thi thật.
“Em ôn thi theo forecast (đề dự đoán” và trúng phần 1, 2 của kỹ năng Speaking. Tuy vậy, em chỉ nhớ ý chính và em đã triển khai các câu luận cứ theo ý chính đó” - Uyên chia sẻ.
Mặc dù ôn thi cấp tốc nhưng Tố Uyên vẫn đạt được 8.5 IELTS. Trong tương lai, nữ sinh dự định xin học bổng để du học tại Nhật Bản hoặc Châu Âu khi hoàn thành chương trình THPT.
Doãn Hùng
" alt=""/>Nữ sinh Quảng Trị đạt 8.5 IELTS sau 3 tháng ôn cấp tốc